DIRECT ADMIN
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Upload website lên Host sử dụng Direct Admin

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách upload mã nguồn website của bạn lên hosting sử dụng contro panel Direct Admin, đây là công việc đầu tiên cần phải làm khi các bạn xây dựng hoàn thành webiste và muốn chạy trực tiếp trên một domain.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

1. Sử dụng Hosting hay VPS?

Trước tiên cần phải xác định là bạn đang sử dụng VPS hay là Hosting? Nếu là VPS thì bạn phải thực hiện một số bước trước khi có thể upload website như sau:

Bước 1: Đọc để hiểu các nhóm người dùng trên Direct Admin

Bước 2: Tạo Reseller, sau bước này bạn sẽ có thông tin của tài khoản Reseller

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Bước 3: Tạo Hosting (user), sau bước này bạn sẽ có thông tin của Hosting

Sau ba bước trên là bạn đã có thông tin đăng nhập vào Hosting gồm:

  • Địa chỉ IP, ví dụ: 103.232.120.111:2222
  • Tên tài khoản, ví dụ: freetuts
  • Mật khẩu đăng nhập, ví dụ: 123456

2. Tạo database và cấu hình vào mã nguồn website

Bước này khá quan trọng bởi database là dữ liệu của website. Bạn hãy đọc bài hướng dẫn cách quản lý database trong Direct Admin để làm theo nhé. 

Sau khi tạo xong Database bạn sẽ có thông tin như sau:

  • Tên database
  • User database
  • Pasword user database

Sau đó bạn lấy ba thông tin đó để cập nhật vào mã nguồn website của bạn nhé.

Tạo database xong rồi thì làm gì nữa? Database đó đang là rỗng nên ta cần phải import database của bạn vào nữa nhé, bạn hãy export database ở local của bạn rồi import vào database mà bạn vừa tạo ở trên host.

3. Upload mã nguồn website lên host

Sau khi tùy chỉnh mọi thứ xong thì bạn hãy nén mã nguồn website lại dưới dạng .zip, sau đó bạn đăng nhập vào Direct Admin và thực hiện các bước như sau.

Tại trang Home  bạn click vào menu Files.

upload website len host su dung direct admin png

Tiếp theo bạn chọn public_html để đi tắt vào thư mục chứa mã nguồn website.

upload website len host1 png

Tiếp theo bạn click vào button upload files to current directory.

upload website len host2 png

Công việc bây giờ là chọn file zip mà bạn đã nén và nhấn upload.

upload website len host4 png

Sau khi upload thành công bạn hãy nhấn back để trở lại trang quản lý file.

upload website len host5 png

Bây giờ bạn hãy click vào link Extract để giải nén mã nguồn.

upload website len host6 png

4. Trỏ doain về Hosting

Nhiệm vụ tiếp theo là bạn cần trỏ domain về địa chỉ IP hosting của bạn. Mỗi nhà cung cấp sẽ có giao diện quản lý domain khác nhau nên mình không thể chụp hình hướng dẫn một cách chi tiết được. Tuy nhiên theo nguyên tắc thì bạn cần cấu hình ở phần A(Host / IPv4) hoặc AAAA(Host / IPv6) với nội dung như sau:

upload website len host8 png

Bạn hãy thay đổi địa chỉ IP thành địa chỉ IP của bạn là được.

5. Lời kết

Trong bài này mình chỉ hướng dẫn cách upload mã nguồn website lên hosting mà thôi, mình không đề cập đến cách sử dụng các phần mềm truy cập trực tiếp như Total Commander, FileZilla, mình sẽ trình bày cách sử dụng các phần mềm này ở một bài khác.

Cùng chuyên mục:

Hướng dẫn cài đặt Catch-all Email trong cPanel

Hướng dẫn cài đặt Catch-all Email trong cPanel

Nếu bạn bè, gia đình hoặc khách hàng doanh nghiệp của bạn viết sai chính…

Hướng dẫn cài đặt thư chuyển tiếp Email Forwarder trong cPanel

Hướng dẫn cài đặt thư chuyển tiếp Email Forwarder trong cPanel

Tính năng chuyển tiếp email Forwarder cho phép một địa chỉ Email có thể chuyển…

Hướng dẫn cài đặt trả lời email tự động trên cPanel

Hướng dẫn cài đặt trả lời email tự động trên cPanel

Tại sao tính năng trả lời email tự động (Autoresponder) của cPanel lại rất cần…

Hướng dẫn tăng giới hạn dung lượng mailbox trên cPanel

Hướng dẫn tăng giới hạn dung lượng mailbox trên cPanel

Bạn đã bao giờ gặp trường hợp: khi truy cập webmail bị xuất hiện lỗi…

Hướng dẫn tạo bộ lọc Email trên cPanel

Hướng dẫn tạo bộ lọc Email trên cPanel

Nếu bạn đang bị quấy rầy bởi hàng loạt các email spam, thì hãy đọc…

Cách đăng nhập vào cPanel

Cách đăng nhập vào cPanel

cPanel là một trong những web hosting control panel phổ biến nhất được sử dụng

Quản lý tên miền trong Direct Admin

Quản lý tên miền trong Direct Admin

Khi bạn mua hosting thì mặc định nhà cung cấp hosting đã tạo sẵn cho…

Quản lý Database Hosting trong Direct Admin

Quản lý Database Hosting trong Direct Admin

Thông thường mỗi website sẽ có một database để lưu trữ dữ liệu của website,…

Tạo Subdomain trong Direct Admin

Tạo Subdomain trong Direct Admin

Một website sẽ có một domain chính, một domain có thể có nhiều sub domain…

Thay đổi mật khẩu Hosting trên Direct Admin

Thay đổi mật khẩu Hosting trên Direct Admin

Mật khẩu đóng vai trò rất quan trọng bởi nếu bạn bị lộ mật khẩu…

Tạo mới Hosting (User) trên Direct Admin

Tạo mới Hosting (User) trên Direct Admin

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo mới một User (tức…

Tạo mới Reseller trong Direct Admin

Tạo mới Reseller trong Direct Admin

Khi các bạn mua VPS thì nhà cung cấp sẽ gửi cho bạn một số…

Các cấp độ User trong Direct Admin

Các cấp độ User trong Direct Admin

Khi các bạn mua VPS có sử dụng phần mềm quản trị hosting Direct Admin…

Top