Câu hỏi phỏng vấn Java Core - phần 1
Câu 1: Các tạo ra 1 immutable object trong Java? Lợi ích của việc này là gì?
Immutable nghĩa là không thay đổi. Vậy immutable object tức là object có giá trị không thay đổi khi đã được tạo ra.
- Các cách để tạo ra 1 immutable object
- Khai báo field là private, final và không viết setter.
- Không cho phép các subclass override. Cách đơn giản nhất là khai báo final cho class vì class final thì sẽ không bị ghi đè.
- Lợi ích của immutable class:
- Sử dụng đơn giản, dễ test.
- Thread safe, tránh được các lỗi do bất đồng bộ gây nên (có thay đổi giá trị éo đâu chả an toàn :rofl: )
- Không cần hàm tạo sao chép, không cần sao chép object (dùng luôn)
- cho phép hashCode sử dụng lazy initialization và cache để trả về giá trị.
- là một key "hịn" của Map và Set (do ko bao giờ thay đổi => key xịn)
Thật ra mà nói, concept immutable object khá ít dùng trong thực tế. Tớ đưa câu hỏi này vào vì... tớ sưu tầm được. Nên chỉ mang tính chất tham khảo thêm bạn nhé ;)
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Câu 2: Java là tham chiếu (pass-by-reference) hay tham trị (pass-by-value)?
Hỏi đến là tham chiếu hay tham trị thì ý nói ở đây là khi bạn truyền biến vào 1 hàm; trong hàm đó bạn thay đổi giá trị của biến; sau khi ra khỏi hàm thì giá trị của biến có thay đổi hay không.
Nhiều người lầm tưởng rằng java có kiểu tham chiếu. Bởi vì nếu đối trong hàm của bạn là kiểu object (hay kiểu Wrapper) thì khi thay đổi giá trị của biến này trong hàm, ra khỏi hàm thì giá trị của biến cũng thay đổi theo.
Cùng xét ví dụ nhỏ sau:
Tạo 1 object có tên là FreetutsObject
package review; public class FreetutsObject { private String data; public void printMe(){ System.out.println(data); } public String getData() { return data; } public void setData(String name) { this.data = name; } }
Class chứa hàm main
package review; public class PassByWhat { public static void freetuts1(FreetutsObject param) { param.setData("Tôi bị thay đổi trong hàm freetuts1"); } public static void freetuts2(FreetutsObject param) { param = new FreetutsObject(); param.setData("Tôi đã bị thay đổi trong method freetuts2"); } public static void main(String[] args) { FreetutsObject origin = new FreetutsObject(); origin.setData("Tôi là chuỗi gốc"); origin.printMe(); freetuts1(origin); origin.printMe(); freetuts2(origin); origin.printMe(); } }
Khi chạy chương trình, ta được kết quả xuất ra ngoài màn hình như sau:
Tôi là chuỗi gốc Tôi bị thay đổi trong hàm freetuts1 Tôi bị thay đổi trong hàm freetuts1
Rõ ràng, object origin
qua hàm freetuts1
đã bị thay đổi giá trị, nhưng qua hàm freetuts2
thì lại không. Vì sao vậy? Bạn hãy nhìn hình dưới đây
Như bạn thấy ở trên, các instance param
là 1 đối tượng khác cùng trỏ đến vùng nhớ của instance origin
.
Vậy tại sao method freetuts1 thay đổi giá trị của origin còn freetuts2 thì không?
Nếu bạn để ý 1 chút, bạn sẽ thấy ở method freetuts2
có thêm đoạn code khởi tạo lại object
param = new FreetutsObject();
Điều này đã làm biến param
được khởi tạo mới, khởi tạo ra 1 vùng nhớ khác, không còn tham chiếu đến vùng nhớ của origin
nữa. Do vậy mà param
không còn liên quan gì tới origin
, suy ra param
thay đổi giá trị cũng chẳng liên quan gì tới origin
nữa :D
Vậy, bạn nhớ nhé: Java không có kiểu tham chiếu, chỉ có kiểu tham trị mà thôi.
Câu 3: Trình bày về finally? Khi nào finally được gọi, khi nào không?
finally
xuất hiện khi có khối try...catch
. Mục đích của finally
là làm cho 1 khối code luôn được thực hiện, dù có lỗi hay không. Finally
luôn được thực hiện, chỉ trừ trường hợp chương trình bị crash giữa chừng.
Câu 4: Sự khác nhau giữa java.sql.Date và java.util.Date ?
- java.sql.Date
kế thừa java.util.Date
- java.sql.Date
chỉ có ngày/tháng/năm, java.util.Date
có ngày/tháng/năm và thời gian giờ/phút/giây
Câu 5: Bạn biết gì về Marker Interface?
Marker interface pattern
là 1 design pattern của khoa học máy tính, dùng để cung cấp thông tin của các object tại run-time. Marker interface
giống như một phương tiện để liên kết metadata
với 1 class. Trong java thì Marker interface
được thể hiện qua việc sử dụng interface
trống (không có khai báo bất kì phương thức nào)
Một ví dụ điển hình đó là interface Serializable. Serializable không có bất kì phương thức nào. Khi 1 object nào đó implements lớp Serializable này thì JVM sẽ hiểu là object này có thể chuyển thành byte chuyển vào đâu đó (ghi ra file, gửi lên server), và tại đó (1 chương trình java khác, server ) sẽ chuyển lại từ byte ra chính object mà ta đã gửi.
Một yếu điểm của Marker Interface là không thể "un-implements". Ví dụ bạn có class Tomcat extends Cat
. Lớp Cat của bạn implements Serializable nên Tomcat cũng sẽ là Serializable. Không có cách nào huỷ tính chất Serizlizable của lớp con Tomcat cả.
Câu 6: Tại sao phương thức main lại là public static void?
public: để có thể truy cập từ mọi nơi để khởi động ứng dụng (thực ra kể cả private thì java vẫn gọi được vì java sử dụng Java Native Interface để invoke các phương thức, có lẽ Java muốn để public để người dùng dễ hiểu hơn)
static: để có thể gọi trực tiếp mà không cần tạo instance.
void: vì hàm main không cần return giá trị nào về cho JVM. Nếu hàm main trả về giá trị khác 0 thì chứng tỏ có lỗi xảy ra hoặc người dùng chủ động shutdown ứng dụng sử dụng phương thức System.exit(int)
Câu 7: Trình bày về 2 phương thức hashCode() và equals()
hashCode()
và equals()
là hai phương thức được định nghĩa trong class Object. Mà Object lại là class cha của tất cả các class trong Java nên tất cả các object đều mặc định có hai phương thức này.
Phương thức hashCode()
trả về 1 số nguyên, chính là địa chỉ vùng nhớ mà Object đó đang được lưu
Phương thức equals()
được sử dụng để kiểm tra xem 2 object có bằng nhau hay không. Mặc định thì phương thức equals()
sẽ kiểm tra xem 2 Object này có cùng tham chiếu đến một vùng nhớ hay không. Nếu có thì 2 Object này bằng nhau. Nếu không thì 2 Object này không bằng nhau.
Phương thức equals()
sử dụng hashCode()
để so sánh 2 Object này có cùng tham chiếu đến một vùng nhớ hay không.
Tham khảo
https://howtodoinjava.com/interview-questions/core-java-interview-questions-series-part-1/