Tạo Node mới trong danh sách liên kết đôi
Trong bài này mình sẽ giới thiệu đến các bạn cách tạo một Node trong danh sách liên kết đôi. Đây là một bước rất quan trọng để có thể thực hiện các thao tác khác.
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều kiện cần để có thể tạo được một Node và cách tạo nó như thế nào. Sau đó chúng ta sẽ viết một vài ví dụ tạo Node cụ thể.
1. Điều kiện cần để tạo một Node trong DLSK đôi
Danh sách liên kết đôi là một cấu trúc dữ liệu, vì vậy để thao tác được với nó ta cần tạo cấu trúc dữ liệu cho nó đồng thời khởi tạo rỗng cho danh sách.
Khi các bạn đã tạo cấu trúc dữ liệu cho danh sách thì mọi thao tác thêm, sửa, xóa đều có thể thực hiện. Ở bài trước mình có giới thiệu về cấu trúc dữ liệu của nó, các bạn có thể xem lại để hiểu hơn.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
/* tạo cấu trúc một Node bao gồm giá trị data và con trỏ pNext, pTail */ struct Node { int data; // giá trị của node struct Node* next;// con trỏ next trỏ đến phần tử sau struct Node* prev;// con trỏ prev trỏ đến phần tử trước }; /* Khai báo Node đầu pHead và Node cuối pTail*/ struct SingleList { Node *pHead; //Node đầu pHead Node *pTail; // Node cuối pTail }; void Initialize(SingleList &list) { list.pHead=list.pTail=NULL;// khởi tạo giá trị cho Node đầu và Node cuối là Null }
Cụ thể chúng ta cần tạo một cấu trúc Node với hai thông số là giá trị data và mối liên kết (next và prev). Khai báo Node đầu và Node cuối cho danh sách liên kết đôi và cuối cùng là khởi tạo giá trị cho Node.
2. Tạo Node mới trong danh sách liên kết đôi
Khi các bạn đã tạo cấu trúc dữ liệu cho danh sách liên kết đôi thì lúc này các bạn đã có thể tạo Node mới được rồi. Việc tạo Node mới về cơ bản nó tương tự như tạo Node ở danh sách liên kết đơn.
Đầu tiên cần tạo một Node p bằng cách sử dụng cấu trúc tạo Node mà chúng ta đã tạo Node *p = new Node
Sau khi đã có Node thì ta xét điều kiện, nếu p == null
, tức là Node không có giá trị thì thoát khỏi hàm. Ngược lại nếu p != null
thì thực hiện các bước sau đây:
- Cho con trỏ next trỏ về giá trị null.
- Cho con trỏ prev trỏ về giá trị null.
- Gán giá trị data của node bằng x.
- Return p.
//Tạo mới một Node Node *creatNode(int x ){ //tao thong tin cho node Node *p = new Node; // tạo mới một node p if(p == NULL) exit(1);// nếu p rỗng thì thoát khỏi hàm p->next = NULL; // khi tạo mới một node thì p->next == p->prev == null p->prev = NULL; p->data = x;//gán giá trị data = x return p; }
3. Ví dụ tạo Node trong C++
Ví dụ chúng ta có đề bài quản lý thông tin của một khách hàng bao gồm: tên (char), tuổi (int), quê quán (char).
Đầu tiên chúng ta sẽ tạo cấu trúc của khách hàng với các thông tin trên:
/* tạo cấu trúc khách hàng */ struct khachhang{ char ten[50]; // khai báo tên int tuoi; // khai báo tuổi char quequan[120]; // khai báo quê quán };
Tiếp đến ta tạo cấu trúc dữ liệu của danh sách liên kết đôi, trong cấu trúc Node ta lấy giá trị từ struct khachhang
.
/* tạo cấu trúc một Node bao gồm giá trị data và con trỏ pNext, pTail */ struct Node { khachhang *data; // giá trị của node được lấy tù struct khachhang struct Node* next;// con trỏ next trỏ đến phần tử sau struct Node* prev;// con trỏ prev trỏ đến phần tử trước }; /* Khai báo Node đầu pHead và Node cuối pTail*/ struct SingleList { Node *pHead; //Node đầu pHead Node *pTail; // Node cuối pTail }; //khởi tạo giá trị cho Node void Initialize(SingleList *&list) { list=new SingleList; list->pHead=NULL; list->pTail = NULL; }
Sau khi đã tạo các cấu trúc của khách hàng cũng như của danh sách liên kết đôi, ta bắt đầu thực hiện tạo một hàm nhập các thông tin của khách hàng.
khachhang *NhapKhachHang() { khachhang *kh=new khachhang; cout<<"Nhap ten khach hang:"; gets(kh->ten); cout<<"Nhap tuoi khach hang:"; cin>>kh->tuoi; cin.ignore(); cout<<"Nhap ten khach hang:"; gets(kh->quequan); return kh; }
Cuối cùng ta tạo một Node khách hàng với tham số truyền vào là struct khachhang
.
//tạo node khách hàng Node *CreateNode(khachhang *kh) { Node *pNode=new Node; if(pNode!=NULL) { pNode->data=kh; pNode->next=NULL; } else { cout<<"cap phat bo nho that bai!!!"; } return pNode; }
Kết luận
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong điều kiện cần để tạo Node và cách tạo Node trong danh sách liên kết đôi. Khi các bạn đã nắm rõ danh sách liên kết đơn thì việc học DSLK đôi rất dễ dàng. Ở bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cách duyệt danh sách liên kết đơn để có thể duyệt và kiểm tra danh sách khi chúng ta thao tác với nó. Hãy chú ý theo dõi nhé !!!