Cách cài đặt PuTTY trên Linux (Ubuntu / Debian/ CentOS ...)

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt phần mềm PuTTY trên Linux các phiên bản như: Ubuntu / Debian/ CentOS / Red Hat & Fedora.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

PuTTY là một phần mềm mã nguồn mở dành cho các client SSH và telnet chạy đa nền tảng và hoàn toàn miễn phí, thậm chí đến bây giờ đã hơn 20 năm nhưng nó vẫn là một trong những client SSH được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là trên nền tảng Windows.

Có thể bạn cần đọc:

I. Tại sao nên dùng PuTTY trên Linux

Thực tế thì các phiên bản của Linux đều có tích hợp những công cụ có khả năng truy cập SSH, tuy nhiên mình vẫn thích PuTTY bởi giao diện nó rất trực quan, cách sử dụng rất dễ dàng và nhanh gọn.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Dưới đây là tổng kết một số nhận xét về phần mềm này.

  • Sự quen thuộc: Như mình đã nói, PuTTY được sử dụng rất nhiều trên Windows nên khi chuyển qua Linux họ vẫn có thói quen dùng phần mềm này.
  • Debug mode: PuTTY Kết nối đến một cổng được chỉ định rõ và raw sockets nên rất thân thiện, dễ debug các lỗi về kết nối.
  • Thuận tiện: PuTTY sử dụng giao diện GUI nên không thể phủ nhận đến sự thuận tiện của nó. Mọi thứ đều thao tác trên một phần mềm rất trực quan.

Cũng tùy vào mỗi người mà lựa chọn những phần mềm khác nhau, và đương nhiên không có sự ép buộc trong này.

II. Cách cài đặt PuTTY trên Linux

PuTTY là miễn phí nên nó được đóng gói sẵn như một package trên kho của Linux. Nhiệm vụ của bạn là sử dụng các công cụ quản lý package để chạy lệnh cài đặt mà thôi.

1. Cài trên Ubuntu

Đầu tiên bạn phải bật kho lưu trữ để có thể truy cập vào các package trong đó, tiếp đến là cập nhật hệ thống để lưu lại quyền truy cập, và cuối cùng là chạy lệnh cài đặt.

$ sudo add-apt-repository universe
$ sudo apt update
$ sudo apt install putty

Cài đặt xong thì hãy chạy PuTTY lên, bạn sẽ thấy phần giao diện gần giống như phiên bản của Windows.

Putty on Ubuntu png

2. Cài trên Debian

Cũng giống như trên Ubuntu, PuTTY có sẵn trên Debian nên bạn chỉ việc cài đặt nó thôi.

$ sudo apt-get install putty

3. Cài trên Arch Linux

Trên Arch Linux cũng có thể cài đặt PuTTY từ kho lưu trữ mặc định.

$ sudo pacman -S putty

4. Cài trên CentOS, Red Hat & Fedora

PuTTY có sẵn nên ta có thể cài đặt thông qua trình quản lý package mặc định.

$ sudo yum install putty
OR
$ sudo dnf install putty

5. Cài từ Source Code trong Linux

Nếu bạn muốn cài đặt thủ công phần mềm này thì cũng không khó lắm, bạn có thể tải mã nguồn về hoàn toàn miễn phí tại đây.

$ tar -xvf putty-0.73.tar.gz
$ cd putty-0.73/
$ ./configure
$ sudo make && sudo make install

Vậy là xong, qua phần này thì bạn đã biết cách cài đặt PuTTY trên Linux rồi phải không nào? Bây giờ mình sẽ hướng dẫn cách sử dụng nhé.

III. Cách sử dụng PuTTY trên Linux

Khi bạn chạy phần mềm lên thì sẽ nhận được giao diện như sau.

Putty SSH Client png

Nhiệm vụ bây giờ của chúng ta là tìm hiểu các thông số bên trong hộp thoại này.

Để kết nối với bất kỳ server nào qua SSH thì chúng ta sẽ sử dụng địa chỉ IP. Theo mặc định thì SSH được liên kết với cổng 22 trừ khi cổng SSH đã được thay đổi.

Có 4 loại kết nối gồm: RAW, Telnet, Rlogin, SSH, Serial. Hầu hết thời gian sử dụng server thì chúng ta kết nối bằng SSH và Telnet.

Chúng ta cũng có thể cấu hình tạo ra một phiên kết nối và lưu lại, để những lần sau không cần phải nhập lại thông tin.

Putty Remote SSH Connection png

Bạn hãy nhập các thông tin gồm:

  • Host Name
  • Port
  • Connection type là SSH

Sau đó nhập tên Session để lưu lại nếu muốn, còn kông thì click vào button Open để kết nối.

Luc này một hộp thoại xuất hiện, bạn hãy nhấn OK.

Putty SSH Key Alert png

Vây là xong, server sẽ yêu cầu bạn nhập thông tin tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào vps/server. Mọi thứ lúc này là sử dụng bằng dòng lệnh.

Trên là bài hướng dẫn cách cài đặt phần mềm PuTTY trên Linux, nếu có vướng mắc gì thì hãy comment hoặc inbox qua fanpage nhé.

Cùng chuyên mục:

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Nếu bạn đang là quản trị viên thì việc quản lý thông tin / xem…

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Wall là một công cụ dòng lệnh giúp hiển thị thông báo đến tất cả…

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Whereis là một tiện ích dòng lệnh command line, nó cho phép bạn tìm ..

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Linux dùng lệnh which để xác định vị trí file thực thi của lệnh mà…

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Giống như tên gọi của nó, lệnh whoami in tên người dùng đang chạy ...

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Mặc dù tính năng nén file rất hữu ích vì nó giúp ta tiết kiệm…

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Bạn đang xây dựng một website và sử dụng tính năng upload ...

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Mặc định thì lệnh tail sẽ hiển thị 10 dòng cuối cùng của file, thông…

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Trong quá trình quản trị dữ liệu trên Linux đôi khi bạn muốn xem nhanh…

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu lệnh whatis trong ...

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Linux là một hệ điều hành rất nhanh nhưng không phải lúc nào nó không…

Cách dùng lệnh who trong Linux

Cách dùng lệnh who trong Linux

Who là một công cụ dòng lệnh command-line, được ...

Cách dùng lệnh basename trong Linux

Cách dùng lệnh basename trong Linux

basename là một tiện ích dòng lệnh (command line) dùng để lấy ...

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Gzip là một trong những thuật toán nén file phổ biến nhất, nó cho phép…

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Wait là lệnh dùng để đợi một thời gian cho tới khi công việc nào…

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Lệnh ping là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất để khắc…

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

sleep là một tiện ích command line cho phép lập trình viên ..

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Bash Script đuọc xem là mã code lập trình trên Linux ...

Vòng lặp until trong Shell Script

Vòng lặp until trong Shell Script

Top