Cách dùng lệnh Whereis trong Linux
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu công dụng của lệnh whereis trong Linux, đây là lệnh giúp bạn kiểm tra được nguồn gốc lưu trữ của một lệnh nào đó trên Linux.
Whereis là một tiện ích dòng lệnh command line, nó cho phép bạn tìm kiếm vị trí lưu trữ của các file nhị phân, nguồn gốc và công dụng của một lệnh khác bất kì trên Linux. Và sau đây chúng ta hãy xem một chút về cú pháp của nó đã nhé.
1. Cú pháp lệnh whereis trong Linux
Nếu bạn muốn sử dụng lệnh này thì phải tuân theo cú pháp như sau:
whereis [OPTIONS] COMMAND...
Trong đó OPTION là những tùy chọn mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần 2, còn COMMAND chính là lệnh cần kiểm tra.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Ví dụ dưới đây mình xem thông tin của lệnh bash.
whereis bash
Kết quả trả về như sau:
bash: /bin/bash /etc/bash.bashrc /usr/share/man/man1/bash.1.gz
Trong kết quả này thì:
bash
là tên lệnh./bin/bash
là đường dẫn đến file thực thi./etc/bash.bashrc
là file nguồn./usr/share/man/man1/bash.1.gz
là file man.
Nếu lệnh mà bạn muốn tìm không có trên hệ thống Linux thì nó chỉ trả về tên lệnh mà thôi.
2. Tìm nhiều lệnh với lệnh whereis trong linux
Bạn cũng có thể chạy lệnh whereis nhiều lần để kiểm tra cho nhiều lệnh khác nhau. Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất là hãy đặt tất cả các lệnh đó bên trong một lệnh whereis duy nhất, sau đó ngăn cách chúng bằng khoảng trắng.
Ví dụ dưới đây mình kiểm tra cho hai lệnh netcat và uptime.
whereis netcat uptime
Kết quả:
netcat: /bin/netcat /usr/share/man/man1/netcat.1.gz uptime: /usr/bin/uptime /usr/share/man/man1/uptime.1.gz
3. Các tùy chọn khác của lệnh whereis trong Linux
Để hiển thị mỗi đường dẫn đến file thực thi thì ta sử dụng tùy chọn -p.
whereis -p ping
Kết quả:
ping: /bin/ping
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn xem vị trí lưu trữ của file thực thi thì nên sử dụng lệnh which sẽ tốt hơn.
Nếu chỉ muốn xem đường dẫn đến file nguồn thì sử dụng tùy chọn -s.
whereis -s command
Nếu chỉ muốn lấy file man thì sử dụng tùy chọn -m.
whereis -m command
Trên là cách sử dụng cơ bản của lệnh whereis trong linux. Đây là lệnh khá hữu ích, được các nhà quản trị server sử dụng để tham khảo các dòng lệnh trong Linux.