Hướng dẫn cài đặt Apache trên Ubuntu 20.04 (cấu hình web server)
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt Apache trên Ubuntu. Apache là một trong những phần mềm web server phổ biến nhất thế giới.
Apache là một máy chủ HTTP đa nền tảng và mã nguồn mở "miễn phí", nó cung cấp năng lượng lớn cho một tỉ lệ lớn các trang web trên Internet. Apache cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ có thể được mở rộng thông qua các mô-đun bổ sung.
1. Các bước cài đặt Apache trên Ubuntu 20.04
Nó được tích hợp sẵn trong kho lưu trữ của Ubuntu nên việc cài đặt khá đơn giản. Trên hệ thống Linux, gói dịch vụ Apache được gọi là apache2.
Như thường lệ, trước khi cài đặt một cái gì đó trên Linux, chúng ta sẽ phải update nó đầu tiên, chạy lệnh sau :
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
sudo apt update
Sau đó, cài đặt Apache bằng cách chạy lệnh :
sudo apt install apache2 -y (tự động yes)
Ngay sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, nó sẽ mặc định là được khởi động. Nhưng để cho chắc chắn, chúng ta sẽ kiểm tra trạng thái của nó xem có đang được chạy không bằng lệnh sau :
sudo service apache2 status or sudo systemctl status apache2
Đầu ra sẽ cho chúng ta biết dịch vụ có đang chạy và được khởi động hay chưa. Ảnh sau là khởi động :
Vậy là xong, chúng ta đã cài đặt thành công Apache trên hệ điều hành Ubuntu của chúng ta và có thể sử dụng được nó.
2. Kiểm tra xem cài đặt Apache trên Ubuntu 20.04 thành công không
Để xác minh rằng mọi thứ hoạt động chính xác, hãy mở trình duyệt của bạn, nhập địa chỉa IP máy chủ của bạn như sau: http://YOUR-IP/ hoặc http://localhost và nếu nó hoạt động bạn sẽ thấy trang chào mừng của Apache mặc định như hình ảnh bên dưới:
3. Thiết lập server ảo trên Apache
Server ảo là một chỉ thị cấu hình Apache cho phép bạn chạy nhiều hơn một trang web trên một server duy nhất. Thông thường, một server ảo mô tả một trang web.
Apache vận chuyển với một server ảo được bật theo mặc định. Tất cả các miền trỏ đến địa chỉ IP của server sẽ khớp với các server ảo mặc định. Nếu bạn đang lưu trữ một trang web, bạn có thể tải nội dung của nó lên browser trong file /var/www/html
và chỉnh sửa cấu hình server ảo có trong file /etc/apache2/sites-enabled/000-default.conf
.
Nếu bạn định lưu trữ nhiều trang web, bạn sẽ cần tạo cấu hình server ảo cho từng trang web. Trong phần này, mình sẽ thiết lập một trang web có tên miền là 'freetuts.com'. Bạn có thể thay thế nó bằng tên miền của mình.
Bước đầu tiên chúng ta cần làm là tạo thư mục gốc của tài liệu nơi các tệp trang web cho tên miền sẽ được lưu trữ và phục vụ theo yêu cầu. Chúng ta chạy lệnh sau :
sudo mkdir -p /var/www/freetuts.com
Tạo thêm file index.html ở bên trong thư mục gốc của tài liệu miền :
cd /var/www/freetuts.com sudo nano index.html
Lưu nó và thoát ra.
Để tránh các vấn đề về quyền, hãy thay đổi quyền sở hữu thư mục gốc của tài liệu miền thành người dùng apache (www-data):
sudo chown -R www-data: /var/www/freetuts.com
Tạo cấu hình máy chủ ảo cho miền "freetuts.com", cách tốt nhất là lưu trữ từng cấu hình vhost trong một tệp riêng biệt.
Các tệp vhosts của Apache được lưu trữ trong thư mục /etc/apache2/sites-available
. Quy ước đặt tên tiêu chuẩn là đặt tên tệp theo miền.
Mở text của bạn là tạo đoạn text sau :
Sau đó thoát ra :
Apache không đọc các tệp cấu hình được tìm thấy trong thư mục /etc/apache2/sites-available trừ khi chúng được liên kết với thư mục /etc/apache2/sites-enable.
Để kích hoạt cấu hình máy chủ ảo, hãy tọa một liên kết tượng trưng bằng tiện ích a2ensite:
sudo a2ensite freetuts.com
Kiểm tra cấu hình xem có bất kì lỗi cú pháp nào với lệnh sau:
sudo apachectl configtest
Nếu không có lỗi bạn sẽ thấy "Syntax OK".
Khởi động lại dịch vụ Apache bằng lệnh :
sudo systemctl restart apache2 or sudo service apache2 restart
Cuối cùng để kiềm tra kết quả, hãy lên browser của bạn và /var/www/freetuts.com/index.html hoặc vào mục file tìm mục /var/www/fretuts.com/index.html và chọn View in browser.
Như vậy là mình đã hướng dẫn xong cách cài đặt Apache trên Linux và cấu hình web server, cụ thể là Ubuntu phiên bảo 20.04. Bạn đã có thể triển khai các ứng dụng của mình và sử dụng Apache làm web server hoặc proxy. Chúc bạn thành công!