Hướng dẫn cài đặt Docker trên Ubuntu 20.04

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cách cài đặt Docker trên Ubuntu 20.04, qua đó sẽ giúp bạn hiểu được Docker là gì cũng như các bước để cài đặt trên Linux.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Docker là một nền tảng open-source, cho phép bạn triển khai dự án một cách nhanh chóng, nó giúp dự án chạy được mọi nơi như một bản portable. Một container sẽ chứa đựng một ứng dụng duy nhất, và kèm theo đó là những thứ mà ứng dụng cần để có thể hoạt động.

Trong quy trình phát triển phần mềm hiện nay thì không thể thiếu Docker, và trong bài này mình sẽ hướng dẫn cài đặt trên Linux một cách chi tiết nhất.

1. Cài đặt Docker trên Ubuntu 20.04

Docker có sẵn trên kho ứng dụng repo của Ubuntu, nhưng ở đó chỉ chứa bản tiêu chuẩn, hầu như không phải là phiên bản mới nhất. Vì vậy chúng ta sẽ cài đặt bản mới nhất từ repo của Docker.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Việc cài đặt Docker trên Ubuntu khá đơn giản. Chúng ta sẽ kích hoạt kho lưu trữ của Docker, nhập khóa GPG và tiến hành cài đặt.

Đầu tiên chúng ta cần chạy lệnh update và cài đặt các gói cần thiết để có thể thêm được repo HTTPS.

sudo apt install 
apt-transport-https ca-certificates curl gnupg-agent software-properties-common

Thêm GPG key bằng lệnh curl sau:

curl -fsSL https://download.docker.com/linux/ubuntu/gpg | sudo apt-key add -

Thêm Docker APT vào kho hệ thống của bạn:

sudo add-apt-repository "deb [arch=amd64] https://download.docker.com/linux/ubuntu $(lsb_release -cs) stable"

Bây giờ kho lưu trữ Docker đã được kích hoạt, bạn có thể cài đặt bất kỳ phiên bản Docker nào có sẵn trong repo.

Bước 1: Để cài đặt phiên bản Docker mới nhất thì hãy chạy các lệnh dưới đây. Nếu bạn muốn cài đặt một phiên bản Docker cụ thể thì hãy bỏ qua bước này và chuyển sang bước tiếp theo.

sudo apt update
sudo apt install docker-ce docker-ce-cli containerd.io

Bước 2: Để cài đặt một phiên bản cụ thể, trước tiên hãy xem tất cả các phiên bản đang có sẵn trong kho lưu trữ Docker.

sudo apt update
apt list -a docker-ce

Các phiên bản Docker có sẵn được in trong cột thứ hai. Tại thời điểm viết bài này thì chỉ có một phiên bản Docker (5: 19.03.9 ~ 3-0 ~ ubuntu-focus) có sẵn trong kho lưu trữ chính thức của Docker.

ouput
docker-ce/focal 5:19.03.9~3-0~ubuntu-focal amd64

Để cài đặt một phiên bản cụ thể ta sẽ thêm =<VERSION> đằng sau tên package.

sudo apt install docker-ce=<VERSION> docker-ce-cli=<VERSION> containerd.io

Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất thì Docker sẽ tự động khởi động. Bạn có thể kiểm tra lại bằng cách gõ lệnh sau:

sudo systemctl status docker

Kết quả sẽ giống như thế này:

Output
 docker.service - Docker Application Container Engine
     Loaded: loaded (/lib/systemd/system/docker.service; enabled; vendor preset: enabled)
     Active: active (running) since Thu 2020-05-21 14:47:34 UTC; 42s ago
...

Khi có một phiên bản mới của Docker ra đời, bạn có thể update package bằng cách sử dụng lệnh chuẩn:

sudo apt update && sudo apt upgrade

Trường hợp bạn không muốn docker cập nhật thì hãy chạy lệnh sau để khóa:

sudo apt-mark hold docker-ce

2. Thực thi lệnh Docker với tư cách là người dùng không phải root

Theo mặc định thì chỉ có tài khoản root và những người có đặc quyền sudo mới có thể thực thi các lệnh Docker.

Để thực thi các lệnh Docker với tư cách là người dùng không phải root, bạn sẽ cần thêm người dùng đó vào nhóm docker được tạo trong quá trình cài đặt gói Docker CE. Để làm điều đó, hãy nhập lệnh sau:

sudo usermod -aG docker $USER

$USER chính là một biến môi trường, nó sẽ chứa tên của tài khoản đang đăng nhập hiện tại.

Hãy đăng xuất và đăng nhập lại để cập nhật thay đổi này.

3. Kiểm tra đã cài đặt Docker trên Ubuntu thành công chưa

Để kiểm tra xem Docker đã được cài đặt thành công chưa, và bạn cũng có thể thực thi lệnh docker mà không cần thêm từ sudo ở trước, chúng ta sẽ chạy một container thử nghiệm:

docker container run hello-world

Lệnh này sẽ download hình ảnh test, nếu không tìm thấy thì sẽ chạy trong một container, in ra dòng "Hello from Docker" và cuối cùng là thoát. Kết quả có dạng như sau:

load docker JPG

Container sẽ dừng sau khi in ra thông báo vì nó không được thiết kế để chạy lâu dài.

Theo mặc định thì Docker kéo hình ảnh từ Docker Hu, nó là một dịch vụ đăng ký dựa trên nền tảng cloud.

4. Gỡ cài đặt Docker trên Ubuntu 20.04

Trước khi gỡ cài đặt docker thì bạn nên xóa tất cả các container, images, volumes và networks.

Chạy các lệnh sau để dừng tất cả các container đang chạy và loại bỏ tất cả các docker objects.

docker container stop $(docker container ls -aq)
docker system prune -a --volumes

Bây giờ bạn đã có thể uninstall docker bằng lệnh apt:

sudo apt purge docker-ce
sudo apt autoremove

Như vậy là mình đã hướng dẫn xong cách cài đặt docker trên Ubuntu 20.04, qua đó bạn cũng biết cách chạy lệnh docker từ tài khoản không phải root, cũng như cách gỡ cài đặt docker trên Ubuntu.

Cùng chuyên mục:

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Nếu bạn đang là quản trị viên thì việc quản lý thông tin / xem…

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Wall là một công cụ dòng lệnh giúp hiển thị thông báo đến tất cả…

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Whereis là một tiện ích dòng lệnh command line, nó cho phép bạn tìm ..

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Linux dùng lệnh which để xác định vị trí file thực thi của lệnh mà…

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Giống như tên gọi của nó, lệnh whoami in tên người dùng đang chạy ...

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Mặc dù tính năng nén file rất hữu ích vì nó giúp ta tiết kiệm…

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Bạn đang xây dựng một website và sử dụng tính năng upload ...

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Mặc định thì lệnh tail sẽ hiển thị 10 dòng cuối cùng của file, thông…

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Trong quá trình quản trị dữ liệu trên Linux đôi khi bạn muốn xem nhanh…

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu lệnh whatis trong ...

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Linux là một hệ điều hành rất nhanh nhưng không phải lúc nào nó không…

Cách dùng lệnh who trong Linux

Cách dùng lệnh who trong Linux

Who là một công cụ dòng lệnh command-line, được ...

Cách dùng lệnh basename trong Linux

Cách dùng lệnh basename trong Linux

basename là một tiện ích dòng lệnh (command line) dùng để lấy ...

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Gzip là một trong những thuật toán nén file phổ biến nhất, nó cho phép…

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Wait là lệnh dùng để đợi một thời gian cho tới khi công việc nào…

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Lệnh ping là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất để khắc…

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

sleep là một tiện ích command line cho phép lập trình viên ..

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Bash Script đuọc xem là mã code lập trình trên Linux ...

Vòng lặp until trong Shell Script

Vòng lặp until trong Shell Script

Top