File hệ thống Ext2, Ext3 & Ext4 trong Linux và cách chuyển đổi

Trong bài này mình sẽ giải thích khái niệm về các file Ext2, Ext3 & Ext4 trong Linux, đây là hệ thống file hệ thống (file system) của Linux nên bạn phải hiểu để sử dụng cho đúng.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Qua bài này bạn cũng sẽ biết cách chuyển đổi định dang các file này. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng bạn nên tạo một bản backup cho an toàn nhé, bởi những file hệ thống này rất quan trọng, nếu có sai sót gì thì ta có thể phục hồi nó được qua bản backup.

Hệ thống file Linux được chia thành hai phân đoạn được gọi là User DataMetadata. Trong bài viết này, ta sẽ khám phá cách tạo và chuyển đổi các file hệ thống trên Linux, cũng như tìm hiểu sự khác biệt các file hệ thống Ext2, Ext3 và Ext4.

Ext2 - File hệ thống mở rộng thứ hai

File ext2 được giới thiệu vào năm 1993 và Ext2 được phát triển bởi Remy Card. Đây là file hệ thống mặc định đầu tiên trong một số bản phân phối Linux như RedHat Debian.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

  • Kích thước tệp tối đa là 16GB - 2TB.
  • Tính năng ghi nhật ký không có.
  • Hiện nó đang được sử dụng cho thiết bị lưu trữ dựa trên Flash như ổ USB Flash, Thẻ SD, v.v.

Ext3 - File hệ thống mở rộng thứ ba

File Ext3 được giới thiệu vào năm 2001, được tích hợp và Kernel 2.4.15 với tính năng ghi nhật ký, nhằm cải thiện độ tin cậy và loại bỏ nhu cầu kiểm tra hệ thống file sau khi tắt máy đột ngột.

  • Kích thước file tối đa 16GB - 2TB.
  • Cung cấp cơ sở để nâng cấp từ hệ thống file Ext2 lên Ext3 mà không cần phải sao lưu và khôi phục dữ liệu.

Ext3 - File hệ thống mở rộng thứ tư

Ext4 là file mở rông nâng cấp từ Ext3 được mong đợi rất cao.

  • Vào tháng 10 năm 2008, Ext4 đã được hợp nhất trong Kernel 2.6.28, nhân có chứa hệ thống file Ext4.
  • Khả năng tương thích ngược.
  • Kích thước file tối đa 16GB đến 16TB.
  • File hệ thống ext4 có tùy chọn "tắt tính năng ghi nhật ký".
  • Các tính năng khác như: Sub Directory, Multiblock Allocation, Delayed Allocation, Fast FSCK ...

Cách kiểm tra thể loại file hệ thống trên Linux

Để kiểm tra loại file hệ thống của bạn đang ở định dạng nào thì sử dụng đoạn code dưới đây, chạy trên terminal với quyền root.

# df -hT | awk '{print $1,$2,$NF}' | grep "^/dev"
/dev/sda3 ext3 /
/dev/sda1 ext3 /boot

Cách tạo file Ext2, or Ext3, or Ext4 trên Linux

Ta có thể sử dụng hai lệnh fdisk hoặc parted để tạo file hệ thống, nhưng tốt nhất bạn nên sử dụng lệnh mke2fs để chỉ định rõ thể loại cần tạo.

Các ví dụ dưới đây là mình tạo file có tên là hdXX, bạn có thể thay thế nó bằng cái tên khác theo ý riêng của mình.

Tạo file Ext2
# mke2fs /dev/hdXX
Tạo file Ext3
# mke2fs –j  /dev/hdXX
OR
# mkfs.ext3  /dev/hdXX

Tùy chọn -j sử dụng để ghi nhật ký.

Tạo file Ext4
# mke2fs -t ext4 /dev/hdXX
OR 
# mkfs.ext4 /dev/hdXX

Tùy chọn -t chỉ định loại file.

Chuyển đổi giữa các file Ext2, Ext3, Ext4 trên Linux

Như mình đã nói ở đầu, bạn nên copy ra một bản backup trước khi chuyển đổi, tránh trường hợp bị lỗi thì ta có file backup để phục hồi.

Để chuyển đổi giữa các định dạng file thì bạn sử dụng các đoạn code dưới đây (đổi tên file hdXX thành tên file trong máy tính của bạn).

Chuyển đổi từ Ext2 sang Ext3

Để thay đổi file Ext2 thành Ext3 và bật tính năng nhật ký, hãy sử dụng lệnh.

# tune2fs -j /dev/hdXX

Chuyển đổi từ Ext2 sang Ext4

Để chuyển đổi từ file Ext2 cũ sang file Ext4 với tính năng ghi nhật ký mới nhất. Chạy lệnh sau.

# tune2fs -O dir_index,has_journal,uninit_bg /dev/hdXX

Tiếp theo, thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống tệp bằng lệnh e2fsck để khắc phục và sửa chữa file sau khi chuyển.

# e2fsck -pf /dev/hdXX

Tùy chọn -p tự động sửa chữa file hệ thống.
Tùy chọn -f buộc phải kiểm tra file hệ thống ngay cả khi nó có vẻ sạch sẽ.

Chuyển đổi từ Ext3 sang Ext4

Để bật các tính năng của Ext4 trên file Ext3 thì hãy sử dụng lệnh.

# tune2fs -O extents,uninit_bg,dir_index /dev/hdX

Tương tự, bạn phải chạy lệnh sau để fix lỗi file sau khi chuyển.

# e2fsck -pf /dev/hdXX

Cảnh báo: Bạn nên chạy những lệnh trên ở một server test nhé, đừng chạy trên server chính, trừ khi bạn là một quản trị viên chuyên nghiệp.

Cùng chuyên mục:

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Nếu bạn đang là quản trị viên thì việc quản lý thông tin / xem…

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Wall là một công cụ dòng lệnh giúp hiển thị thông báo đến tất cả…

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Whereis là một tiện ích dòng lệnh command line, nó cho phép bạn tìm ..

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Linux dùng lệnh which để xác định vị trí file thực thi của lệnh mà…

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Giống như tên gọi của nó, lệnh whoami in tên người dùng đang chạy ...

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Mặc dù tính năng nén file rất hữu ích vì nó giúp ta tiết kiệm…

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Bạn đang xây dựng một website và sử dụng tính năng upload ...

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Mặc định thì lệnh tail sẽ hiển thị 10 dòng cuối cùng của file, thông…

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Trong quá trình quản trị dữ liệu trên Linux đôi khi bạn muốn xem nhanh…

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu lệnh whatis trong ...

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Linux là một hệ điều hành rất nhanh nhưng không phải lúc nào nó không…

Cách dùng lệnh who trong Linux

Cách dùng lệnh who trong Linux

Who là một công cụ dòng lệnh command-line, được ...

Cách dùng lệnh basename trong Linux

Cách dùng lệnh basename trong Linux

basename là một tiện ích dòng lệnh (command line) dùng để lấy ...

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Gzip là một trong những thuật toán nén file phổ biến nhất, nó cho phép…

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Wait là lệnh dùng để đợi một thời gian cho tới khi công việc nào…

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Lệnh ping là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất để khắc…

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

sleep là một tiện ích command line cho phép lập trình viên ..

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Bash Script đuọc xem là mã code lập trình trên Linux ...

Vòng lặp until trong Shell Script

Vòng lặp until trong Shell Script

Top