Cách quản lý package bằng lệnh APT trong Ubuntu / Debian

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng lệnh APT trong Ubuntu/Debian, đây là công cụ dùng để quản lý các package được cài đặt trên Linux server.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Một điều quan trọng trong quản trị hệ thống máy chủ Linux đó là phải sử dụng thành thạo các công cụ quản lý package (package management tools). Thường mỗi phiên bản Linux sẽ có những công cụ riêng biệt, vì vậy bạn cần phải học cách sử dụng chúng.

Điển hình trên Ubuntu/Debian thì thông dụng nhất là công cụ APT (Advanced Package Tool), vì vậy không phải quá khó hiểu khi thấy nhiều người sử dụng lệnh apt trong quá trình quản trị Linux.

I. APT là gì?

APT là công cụ quản lý các gói cấp cao (Advanced Package Tool) trong server sử dụng Ubuntu và Debian, là một trong những công cụ quản lý package cấp cao phổ biến nhất hiện nay.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Công dụng của công cụ này chủ yếu là:

  • Download và cài đặt phần mềm
  • Biên dịch phần mềm từ nguồn
  • Theo dõi tất cả phần mềm đã cài đặt, các bản cập nhật và nâng cấp của chúng
  • Lưu trữ thông tin khác về phần mềm đã cài đặt và nhiều hơn nữa ...

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu 15 ví dụ về cách sử dụng APT trên hệ thống Ubuntu Linux của bạn.

II. Các ví dụ về lệnh ATP trong Ubuntu Linux

APT là một công cụ hoạt động dựa trên dòng lệnh (command) nên mọi chức năng của nó đều phải gõ thông qua trình gõ lệnh của Linux.

1. Cài đặt package

Bạn có thể cài đặt package bằng cách sử dụng kết hợp lệnh install của atp, phía sau nó là tên package cần cài đặt, có thể nhập nhiều package cách nhau bởi khoảng trắng.

$ sudo apt install glances

Install Package in Ubuntu png

2. Xem vị trí của package đã cài đặt

Ta sử dụng kết hợp lệnh content để xem vị trí của package đã cài đặt.

$ sudo apt content glances

Find Installed Package Files Location png

3. Xem các Dependencies của Package

Lệnh depends sẽ giúp bạn hiển thị thông tin về các phụ thuộc của một package.

$ sudo apt depends glances

Check Dependencies of Package png

4. Tìm kiếm một package

Tùy chọn search giúp tìm kiếm và hiển thị các gói phù hợp.

$ sudo apt search apache2

Search For a Package png

5. Xem thông tin của package

Để xem thông tin của một package nào đó thì ta sử dụng tùy chọn show.

$ sudo apt show firefox

Show Package Information png

6. Fix các lỗi về Dependencies của package

Đôi khi trong quá trình cài đặt các package bạn có thể gặp lỗi liên quan đến các package dependencies bị hỏng, để kiểm tra xem package của bạn có gặp sự cố này không thì hãy chạy lệnh check dưới đây.

$ sudo apt check firefox

Check Package for Broken Dependencies png

7. Liệt kê các package còn thiếu được đề xuất

Nếu bạn cài một package, xong bạn muốn kiểm tra xem package đó cần cài thêm các gói nào thì sử dụng lệnh recommends.

$ sudo apt recommends apache2

8. Kiểm tra version của package đã cài đặt

Ta sử dụng tùy chọn version để xem phiên bản hiện tại của gói mà bạn đã cài đặt.

$ sudo apt version firefox

Check Installed Package Version png

9. Update tất cả package đã cài lên version mới

Chắc chắn bạn sẽ không nhớ hết là đã cài những package nào, và để update tất cả chúng thì chỉ cần sử dụng tùy chọn update.

$ sudo apt update

Update System Packages png

10. Cài đặt version mới

Tùy chọn upgrade giúp bạn cài đặt các phiên bản mới của tất cả các gói trên hệ thống của bạn

$ sudo apt upgrade

Upgrade System png

11. Xóa các package không sử dụng

Khi bạn cài đặt một gói trên hệ thống thì các gói phụ thuộc của gói đó cũng được cài đặt. Tuy nhiên, khi bạn xóa gói đã cài đó thì các gói phụ kia vẫn còn trên hệ thống, do đó bạn cần xóa chúng bằng tùy chọn autoremove để làm giảm lượng tài nguyên cho hệ thống.

$ sudo apt autoremove

Remove Unwanted Packages png

12. Làm sạch Repository cũ các gói đã tải xuống

Tùy chọn clean hoặc autoclean sẽ xóa tất cả repository cũ của các gói đã tải xuống.

$ sudo apt autoclean 
or
$ sudo apt clean

Clean Package Repository png

13. Xóa các package đã gỡ trong file config

Khi bạn chạy apt remove, nó chỉ xóa các file của package nhưng trong file config vẫn còn. Do đó, để làm sạch file config thì ta sử dụng lệnh sau.

$ sudo apt purge glances

Remove Package Configuration Files png

14. Install .Deb Package

Để cài đặt .deb package thì bạn hãy chạy lệnh dưới đây:

$ sudo apt deb atom-amd64.deb

Install Deb Package png

15. Xem phần Help của lệnh APT

Sử dụng tùy chọn help để xem phần thông tin hỗ trợ cho lệnh ATP.

$ apt help

APT Command Help png

Trên là những ví dụ về cách sử dụng công cụ APT để quản lý các package trên server Linux sử dụng Ubuntu/Debian.

Lời kết: Việc quản lý các package tốt sẽ giúp bạn tối ưu tài nguyên trên server, và có rất nhiều công cụ giúp bạn quản lý các package của mình, APT là một ví dụ.

Cùng chuyên mục:

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Nếu bạn đang là quản trị viên thì việc quản lý thông tin / xem…

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Wall là một công cụ dòng lệnh giúp hiển thị thông báo đến tất cả…

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Whereis là một tiện ích dòng lệnh command line, nó cho phép bạn tìm ..

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Linux dùng lệnh which để xác định vị trí file thực thi của lệnh mà…

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Giống như tên gọi của nó, lệnh whoami in tên người dùng đang chạy ...

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Mặc dù tính năng nén file rất hữu ích vì nó giúp ta tiết kiệm…

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Bạn đang xây dựng một website và sử dụng tính năng upload ...

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Mặc định thì lệnh tail sẽ hiển thị 10 dòng cuối cùng của file, thông…

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Trong quá trình quản trị dữ liệu trên Linux đôi khi bạn muốn xem nhanh…

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu lệnh whatis trong ...

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Linux là một hệ điều hành rất nhanh nhưng không phải lúc nào nó không…

Cách dùng lệnh who trong Linux

Cách dùng lệnh who trong Linux

Who là một công cụ dòng lệnh command-line, được ...

Cách dùng lệnh basename trong Linux

Cách dùng lệnh basename trong Linux

basename là một tiện ích dòng lệnh (command line) dùng để lấy ...

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Gzip là một trong những thuật toán nén file phổ biến nhất, nó cho phép…

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Wait là lệnh dùng để đợi một thời gian cho tới khi công việc nào…

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Lệnh ping là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất để khắc…

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

sleep là một tiện ích command line cho phép lập trình viên ..

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Bash Script đuọc xem là mã code lập trình trên Linux ...

Vòng lặp until trong Shell Script

Vòng lặp until trong Shell Script

Top