Hướng dẫn cài đặt Linux trên máy ảo VirtualBox Windows

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cách cài đặt Linux trên Windows bằng Virtual Box, đây là cách mà những bạn đang sử dụng Windows muốn tìm hiểu về Linux.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Có rất nhiều cách để cài đặt Linux. Bạn có thể xóa toàn bộ dữ liệu để cài mới Linux trên chính máy tính của mình. Bạn cũng có thể cài đặt Linux song song với Windows. Nhưng hai cách trên chỉ dành cho những bạn muốn chuyển hẳn sang Linux, còn những bạn muốn vọc vạch nó thì tốt nhất là hãy cài đặt Linux trên máy ảo.

1. Yêu cầu máy tính để chạy được máy ảo Linux trên Windows

Để chạy được máy ảo thì bạn phải thì máy tính của bạn phải đáp ứng một số tiêu chí như sau:

  • Cài đặt phần mềm tạo máy ảo Virtual Box hoặc VMWare. Trong bài viêt này mình sẽ sử dụng Virtual Box.
  • Máy tính phải có kết nối internet để tải file cài đặt Linux ISO, hoặc bạn có thể tải xuống USB rồi cắm vào để sử dụng.
  • Ổ cứng phải có ít nhất 12GB dung lượng trống.
  • Máy tính có ít nhất 4GB RAM. Nếu bạn đang sử dụng Win10 thì ít nhất phải 8GB RAM thì mới chạy trơn tru, bởi bản thân Windows đã chiếm rất nhiều RAM.

Trong bài viết này mình sẽ sử dụng phiên bản Ubuntu 20.04, đây là bản mới nhất ở thời điểm hiện tại. Các phiên bản khác thì cũng có cách cài đặt tương tự nhé.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

2. Các bước cài đặt Linux trên Windows sử dụng Virtual Box

Bước 1: Download Virtual Box

Truy cập vào trang chủ của website Oracle VirtualBox và tải bản cài đặt Linux Ubuntu 20.04 mới nhất về nhé.

Download VirtualBox

Việc cài đặt Virtual Box khá đơn giản, bạn chỉ cần chạy file cài đặt .exe và làm theo hướng dẫn trên màn hình là được. Mình sẽ không hướng dẫn chi tiết việc này.

Sau khi cài đặt xong bạn sẽ thấy một icon Virtual Box trên Desktop, nếu không có thì bạn vào Start -> nhập Virtual Box là sẽ ra phần mềm này.

open virtualbox jpg

Bước 2: Download file cài đặt Linux ISO

Tiếp theo bạn cần tải file cài đặt Ubuntu ISO, đây là một bản phân phối của Linux. Ubuntu được sử dụng rất nhiều so với những phiên ban khác, thậm chí nó chiếm lên đến 60 - 70% trên tổng số người dùng Linux.

Download Ubuntu

Bước 3: Cấu hình Virtual Box

Sau khi tải Ubuntu ISO và cài đặt VirtualBox xong thì bạn hãy mở phần mềm Virtual Box lên, giao diện của nó sẽ như sau:

virtualbox 1 JPG

Tại đây, bạn hãy chọn Machine -> New, một hộp thoại xuất hiện, bạn hãy nhập tên cho máy tính, chọn Linux Ubuntu 64 bit. Như hình dưới đây là mình đã đặt tên là freetuts, sau đó click Next nhé.

virtualbox 2 JPG

Tiếp theo, Virtual Box sẽ hỏi bạn chọn dung lượng RAM cho máy ảo. Bạn nên chọn tối thiểu là 2GB nhé. Riêng mình vì máy mình RAM nhiều nên mình chọn 3GB luôn.

virtualbox 3 JPG

Tiếp theo bạn cần chọn nơi lưu trữ máy ảo. Bạn nên chọn ổ đĩa không phải hệ thống nhé, để sau này khi cài lại Windows thì sẽ không mất dữ liệu trong máy ảo.

Bạn hãy tích chọn vào mục Create a virtual hard disk now, sau đó click Create.

virtualbox 4 JPG

Giao diện tiếp theo xuất hiện, bạn nên chọn kiểu VID (Virtual Box Disk Image), tức là cài từ file ISO mà chúng ta đã tải về ở bước 2.

Sau đó click Next.

virtualbox 5 JPG

Hai thông số tiếp theo đó là “Dynamically allocated” và “Fixed size”. Bạn nên chọn Dynamically allocated bởi vì dung lượng lưu trữ cho máy ảo sẽ linh động, còn Fixed size sẽ bị cố định nên không có tính mở rộng. Chọn xong Click Next.

virtualbox 6 JPG

Bước tiếp theo bạn hãy chọn dung lượng ổ cứng, mặc định là 10GB, nhưng theo mình bạn nên chọn từ 15 - 20GB. Và như mình đã nói, bạn nên lưu trữ máy ảo ở ổ đĩa bình thường nhé. Như trong hình là mình chọn ổ D.

virtualbox 7 JPG

Nhấn vào Create là xong phần cấu hình cơ bản nhé các bạn.

Ngay lúc này, tại giao diện chính bạn sẽ thấy xuất hiện một máy ảo Ubuntu tên là freetuts. Bạn hãy chọn nó và nhấn Start.

virtualbox 8 JPG

Nếu VirtualBox không phát hiện ra file ISO Ubuntu mà bạn đã tải về thì hãy duyệt đến vị trí của nó bằng cách nhấp vào biểu tượng folder như trong hình bên dưới, sau đó chọn đến file ISO mà bạn đã tải về nhé.

virtualbox 9 JPG

Chọn xong hãy nhất Start để bắt đầu quá trình cài đặt.

Tùy bản phân phối của linux mà sẽ có giao diện khác nhau, nhưng cơ bản nếu bạn có chút kiến thức tiếng Anh và máy tính thì cài đặt rất dễ dàng.

Bước 4: Cài đặt Linux Ubuntu

Giao diện đầu tiên xuất hiện sẽ yêu cầu bạn chọn ngôn ngữ. Tốt nhất bạn nên chọn tiếng Anh (English) nhé, sau đó click vào biểu tượng Install Ubuntu.

cai dat ubuntu 1 JPG

Tiếp theo là Keyboard Layout, bạn nên để mặc định là tiếng Anh nhé. Click Continue.

cai dat ubuntu 2 JPG

Tiếp theo hãy giữ nguyên các tùy chọn, click Continue.

cai dat ubuntu 3 JPG

Tiếp theo hãy chọn mục "Erase disk and install Ubuntu" để xác nhận rằng nó sẽ làm sạch toàn bộ dữ liệu trong máy ảo. Bạn đừng lo lắng nhé, nó chỉ xóa trong phạm vi máy ảo đó thôi, còn dữ liệu trong máy thật không bị gì cả.

Xong click Install Now.

cai dat ubuntu 4 JPG

Ubuntu rất nghiêm túc, nó sẽ yêu cầu bạn xác nhận thêm một lần nữa. Nó sẽ list ra những thứ sẽ bị làm sạch, bạn cứ nhấn Continue để cài đặt nhé.

cai dat ubuntu 5 JPG

Where are you? Bạn đang ở đâu thế? Hãy chọn Vietnam time nhé, sau đó click Continue.

cai dat ubuntu 6 JPG

Who are you? Hãy nhập thông tin cá nhân của bạn nhé:

  • Nhập Your Name là nó sẽ tự động nhập các thông tin phía dưới,
  • Nhập mật khẩu vào và ghi nhớ nó nha.
  • Chọn Log in automatically nếu muốn mở máy tính không cần mật khẩu. Mình sẽ chọn cái này.

Sau đó click vào Continue.

cai dat ubuntu 7 JPG

Quá trình cài đặt sẽ mất thêm một khoảng thời gian khá lâu, bạn hãy pha một ly cafe để chờ nhé.

Sau khi cài đặt xong bạn hãy khởi động lại máy ảo nhé.

cai dat ubuntu 8 JPG

Nếu bạn nhận được giao diện như dưới đây thì hãy đóng phần quản lý VirtualBox đi, sau đó nhấn Enter.

install linux inside windows 18 jpg

Vậy là quá trình cài đặt đã hoàn thành rồi đấy, bây giờ bạn có thể sử dụng máy ảo bình thường, thậm chí là có thể xóa file Ubuntu ISO mà đã tải về ở bước 2.

3. Khắc phục lỗi AMD-V is disabled in the BIOS

Nếu trong quá trình sử dụng máy ảo mà bạn gặp phải lỗi dưới đây:

Not in a hypervisor partition (HVP=0) (VERR_NEM_NOT_AVAILABLE).
AMD-V is disabled in the BIOS (or by the host OS) (VERR_SVM_DISABLED).
Result Code:
E_FAIL (0x80004005)
Component:
ConsoleWrap
Interface:
IConsole {872da645-4a9b-1727-bee2-5585105b9eed}

Điều này có nghĩa là tính năng ảo hóa (virtualization) bị chặn trên máy tính của bạn, bạn sẽ phải kích hoạt nó trong phần cài đặt BIOS của mình.

Khởi động lại máy tính của bạn, sau đó nhấn F2 / F10 / F12 để truy cập cài đặt BIOS. Bạn phải tìm tùy chọn virtualization trong BIOS và kích hoạt (enabled) nó.

hardware acceleration bios jpg

Vậy là xong.

Như vậy là mình đã hướng dẫn cài đặt máy ảo Linux trên Windows bằng VirtualBox, đây là bài học cở bản thứ hai trong series tự học Linux cơ bản. Hẹn gặp lại bạn ở các bài tiếp theo nhé.

Cùng chuyên mục:

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Nếu bạn đang là quản trị viên thì việc quản lý thông tin / xem…

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Wall là một công cụ dòng lệnh giúp hiển thị thông báo đến tất cả…

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Whereis là một tiện ích dòng lệnh command line, nó cho phép bạn tìm ..

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Linux dùng lệnh which để xác định vị trí file thực thi của lệnh mà…

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Giống như tên gọi của nó, lệnh whoami in tên người dùng đang chạy ...

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Mặc dù tính năng nén file rất hữu ích vì nó giúp ta tiết kiệm…

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Bạn đang xây dựng một website và sử dụng tính năng upload ...

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Mặc định thì lệnh tail sẽ hiển thị 10 dòng cuối cùng của file, thông…

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Trong quá trình quản trị dữ liệu trên Linux đôi khi bạn muốn xem nhanh…

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu lệnh whatis trong ...

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Linux là một hệ điều hành rất nhanh nhưng không phải lúc nào nó không…

Cách dùng lệnh who trong Linux

Cách dùng lệnh who trong Linux

Who là một công cụ dòng lệnh command-line, được ...

Cách dùng lệnh basename trong Linux

Cách dùng lệnh basename trong Linux

basename là một tiện ích dòng lệnh (command line) dùng để lấy ...

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Gzip là một trong những thuật toán nén file phổ biến nhất, nó cho phép…

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Wait là lệnh dùng để đợi một thời gian cho tới khi công việc nào…

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Lệnh ping là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất để khắc…

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

sleep là một tiện ích command line cho phép lập trình viên ..

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Bash Script đuọc xem là mã code lập trình trên Linux ...

Vòng lặp until trong Shell Script

Vòng lặp until trong Shell Script

Top