Hướng dẫn cài đặt Ubuntu 20.04 Server với 20 bước đơn giản

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt Ubuntu Server 20.04 một cách chi tiết nhất, mỗi thao tác sẽ kèm hình ảnh minh họa rõ ràng.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Ubuntu Server 20.04 còn có tên là Focal Fossa, được Canonical released và hiện tại bạn có thể cài đặt nó. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn toàn bộ quá trình cài đặt Ubuntu 20.04 Server Edition.

I. Download Ubuntu 20.04 ISO Image

Trước tiên hãy sử dụng một chiếc máy tính khác để tiến hành tải file Ubuntu ISO image. Vì đây là một hệ điều hành miễn phí nên bạn có thể tải trực tiếp trên trang chủ của họ.

Sau khi tải về bạn hãy sao chép file đó vào một đĩa DVD, hoặc một chiếc USB / HDD để tạo USB Boot. Mình đã có một bài viết về cách tạo Windows Boot rồi, và cách tạo Linux Boot cũng tương tự.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

II. Các bước cài đặt Ubuntu 20.04 Server Edition

B1. Trước tiên hãy khởi động chiếc máy tính của bạn, sau đó truy cập vào BIOS để thiết lập boot từ USB / HDD (tùy vào thiết bị mà bạn đã tạo boot). Nếu bạn đã cấu hình rồi thì bỏ qua bước này.

Tiếp theo hãy khởi động lại máy tính, sau đó nhấn các phím F9, F10, F11, hoặc F12 (tùy vào dòng máy) để bắt đầu quá trình cài đặt.

Khi hệ thống khởi động xong nó sẽ đưa bạn đến với giao diện chào mừng trình cài đặt, tại đây bạn hãy chọn ngôn ngữ và sau đó nhấn Enter.

select installation language png

B2. Tiếp theo nó sẽ hỏi bạn chọn Keyboard, tốt nhất là chọn English và nhấn Enter.

select keyboard layout png

B3.Nếu máy tính của bạn đang kết nối vào Internet thì nó sẽ nhận địa chỉ IP từ máy chủ DHCP của bạn. Hãy nhấn Done để tiếp tục quá trình cài đặt.

system receives ip address from dhcp server png

B4. Dựa vào thiết lập mạng internet của bạn: Nếu bạn cần một máy chủ proxy để kết nối với internet thì hãy nhập thông tin chi tiết của nó vào đây. Nếu không, hãy để trống và nhấn Done.

enter proxy details png

B5. Tiếp theo bạn cần cấu hình Ubuntu archive mirror, và thường nó sẽ chọn dựa vào quốc gia mà server bạn đang đặt. Như trong hình dưới đây là nó chọn từ US vì Server đặt ở US. Nhấn Done để tiếp tục.

configure ubuntu archive mirror png

B6. Bây giờ là lúc để cấu hình phân vùng trên ổ cứng lưu trữ dữ liệu của bạn. Hãy thực hiện theo các bước như sau:

  • Chọn vào Use an entire disk
  • Sau đó tích vào Set up this disk as an LVM group

choose storage layout scheme png

Lúc này nó sẽ tạo một phân vùng gốc (root partition) với kích thước theo mặc định, bạn có thể chỉnh sửa kích thước của nó theo cách thủ công và cũng có thể đổi sang phân vùng khác.

Hình ảnh dưới đây là thông số mặc định ở máy chủ có dung lượng là 80GB. Phân vùng gốc có kích thước là 4GB (nằm trong mục USED DEVICE).

default file system summary png

Bây giờ ta sẽ qua tiếp bước thứ 7.

III. Tạo / chỉnh sửa phân vùng Root Partition

B7. Phía bên dưới mục USED DEVICES, hãy sử dụng phím di chuyển để chọn phân vùng gốc mà nó đã tạo, nhấn Enter thì nó xổ ra một menu, chọn Edit và nhấn Enter.

select default root partition for editing png

B8. Bây giờ bạn hãy thay đổi dung lượng mong muốn. Giả sử mình thiết lập thành 50GB, sau đó chọn vào tùy chọn Save và nhấn Enter.

edit root partition size png

B9. Bây giờ phân vùng gốc đã có kích thước như bạn đã thay đổi.

root partition created successfully png

IV. Tạo Home Partition

Lưu ý: Nếu bạn không muốn tạo home partition trên server thì có thể bỏ qua phần này.

B10. Bạn cần tạo Home Partition để lưu trữ dữ liệu của người dùng.

Phía bên dưới mục AVAILABLE DEVICES hãy chọn LVM volume group và nhấn Enter, một menu xổ xuống thì bạn hãy chọn Create Logical Volume và nhấn Enter.

select lvm volume to create home partition png

B11. Tiếp theo hãy chọn dung lượng lưu trữ cho thư mục home này, chọn format ext4, Mount sẽ là /home, sau đó chọn Create và nhấn Enter.

create home partition png

Phân vùng Home đã được tạo thành công. Đây chính là thư mục Home mà chúng ta hay sử dụng đấy các bạn.

home partition created successfully png

V. Tạo Swap Partition

B12. Bây giờ ta cần tạo ra thư mục Swap (Swap Partition).

Phía bên dưới mục AVAILABLE DEVICES hãy chọn LVM volume group và nhấn Enter, một menu xổ xuống thì bạn hãy chọn Create Logical Volume và nhấn Enter.

select lvm volume to create swap partition png

B13. Tương tự như phần trên, bạn hãy chọn kích thước cho phân vùng, chọn Format Swap như hình dưới đây. Sau đó chọn Create và nhấn Enter.

create swap partition 1 png

B14. Bây giò hệ thống file của bạn sẽ có một số thư mục gồm: /boot, /root, /home, và /swap.

Hãy chọn Done và nhấn Enter để kết thúc.

new file system summary after creating partitions png

B15. Xác nhận hành động bằng cách chọn Continue và nhấn Enter.

confirm changes to be made after partitioning png

B16. Bây giờ hãy nhập các thông tin cơ bản của bạn như: Tên của bạn, tên server, tên đăng nhập và mật khẩu. Sau đó chọn Done và nhấn Enter.

enter user details for account creation png

B17. Hệ thống sẽ hỏi bạn là cài đặt thêm OpenSSH package để sau này có thể truy cập remote đến server. Hãy sử dụng phím space để tick chọn, sau đó chọn Done và nhấn Enter.

choose option to install openssh png

B18. Nếu bạn muốn cài đặt thêm snap nào thì hãy sử dụng phím space để chọn trong danh sách này, sau đó chọn Done và nhấn Enter.

select snaps to install png

B19. Quá trình cài đặt đã bắt đầu rồi đấy.

installing system png

Sau khi nó báo cài xong bạn hãy nhấn Enter để reboot lại server.

installation complete reboot system 1 png

B20. Sau khi reboot xong bạn có thể truy cập vào server của mình rồi đấy, giao diện sẽ có dạng như sau.

log into new ubuntu 20 04 server png

Trên là 20 bước cài đặt Linux Ubuntu 20.04 LTS Server Edition. Quá trình cài đặt tương đối đơn giản, nếu bạn đã từng cài Win thì chưacs chắn sẽ không bỡ ngỡ. Chúc bạn thành công!

Cùng chuyên mục:

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Nếu bạn đang là quản trị viên thì việc quản lý thông tin / xem…

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Wall là một công cụ dòng lệnh giúp hiển thị thông báo đến tất cả…

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Whereis là một tiện ích dòng lệnh command line, nó cho phép bạn tìm ..

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Linux dùng lệnh which để xác định vị trí file thực thi của lệnh mà…

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Giống như tên gọi của nó, lệnh whoami in tên người dùng đang chạy ...

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Mặc dù tính năng nén file rất hữu ích vì nó giúp ta tiết kiệm…

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Bạn đang xây dựng một website và sử dụng tính năng upload ...

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Mặc định thì lệnh tail sẽ hiển thị 10 dòng cuối cùng của file, thông…

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Trong quá trình quản trị dữ liệu trên Linux đôi khi bạn muốn xem nhanh…

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu lệnh whatis trong ...

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Linux là một hệ điều hành rất nhanh nhưng không phải lúc nào nó không…

Cách dùng lệnh who trong Linux

Cách dùng lệnh who trong Linux

Who là một công cụ dòng lệnh command-line, được ...

Cách dùng lệnh basename trong Linux

Cách dùng lệnh basename trong Linux

basename là một tiện ích dòng lệnh (command line) dùng để lấy ...

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Gzip là một trong những thuật toán nén file phổ biến nhất, nó cho phép…

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Wait là lệnh dùng để đợi một thời gian cho tới khi công việc nào…

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Lệnh ping là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất để khắc…

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

sleep là một tiện ích command line cho phép lập trình viên ..

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Bash Script đuọc xem là mã code lập trình trên Linux ...

Vòng lặp until trong Shell Script

Vòng lặp until trong Shell Script

Top