Cấu trúc thư mục trong Linux
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cấu trúc thư mục trong Linux, qua bài này sẽ giúp bạn hiểu ý nghĩa của từng thư mục để sử dụng cho đúng mục đích.
Nếu bài viết này nói về Windows thì sẽ vô nghĩa, bởi với Windows thì cấu trúc thư mục rất dễ hiểu, bạn có thể thoải mái tạo thư mục và đưa chúng vào mục đích sử dụng nào đó. Đương nhiên nó vẫn có những thư mục chính như Download, Documents, ...
Nhưng với Linux thì khác, mỗi thư mục sẽ có một ý nghĩa khác nhau, giúp người dùng phân biệt và đưa chúng vào đúng với mục đích được tạo ra. Tuy nhiên, xét kỹ hơn thì trong Windows cấu trúc thư mục phức tạp hơn nhiều so với Linux.
1. Cấu trúc thư mục Linux là gì?
Cấu trúc thư mục trong Linux là danh sách các folder được xắp xếp bên trong hệ điều hành Linux, qua đó dữ liệu sẽ được lưu trữ đúng nơi vị trí của nó. Ví dụ các phần mềm được người dùng cài đặt thì sẽ lưu trong thư mục bin, cdrom
sẽ là thư mục chứa thông tin về CD Room...
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Mỗi hệ điều hành sẽ có một quy tắc riêng của nó và Linux cũng vậy. Với Windows thì bạn có thể tạo và sử dụng nhiều ổ đĩa cùng lúc như ổ C, ổ D, .. Còn Linux thì khác, khi được cài đặt thì nó chỉ sử dụng trên đúng ổ đĩa được cài đặt đó, và từ đó nó sẽ phân chia thành nhiều thư mục nhỏ khác.
Việc hiểu cấu trúc file và thư mục trên Linux sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả hơn. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé.
2. Danh sách cấu trúc thư mục trong Linux
Thư mục cấp cao nhất trong Linux chính là thư mục gốc /
. Bên trong thư mục gốc là những thư mục nhỏ khác, mỗi thư mục sẽ có một ý nghĩa khác nhau.
Nhìn vào hình ở phần 1 thì bạn sẽ thấy có rất nhiều thư mục, nhưng bạn chỉ cần quan tâm đến một số thư mục dưới đây:
Folder | Ý nghĩa |
---|---|
/ | Đây là thư mục gốc (cấp cao nhất), chứa toàn bộ các thư mục phía dưới |
/bin | Chứa các chương trình cài đặt vào Linux. |
/etc | Chứa file cấu hình hệ thống Linux, khởi động, tắt máy, bắt đầu, dừng script cho từng chương trình riêng lẻ. |
/home | Thư mục home, mỗi user sẽ có một thư mục bên trong này, chứa dữ liệu riêng cho từng user. Nếu là user root đang đăng nhập thì sẽ thấy tất cả các folder của users. |
/opt | Optional or third party software. |
/tmp | Chứa các file tạm, thường sẽ bị xóa khi khởi động lại máy tính. |
/usr | .Các chương trình thực thi, tài liệu, mã nguồn, thư viện cho chương trình cấp 2. |
/var | Chứa các file dữ liệu, thường là các file log hệ thống, file biến lưu trữ ... |
/boot | Chứa các file khởi động hệ thống (kernel, boot ..) |
/dev | Đây là thư mục chứa các file đặc biệt, bao gồm cả những file liên quan đến thiết bị phần cứng. Nó là các file ảo và không có ghi trên đĩa cứng. |
/root | Đây là thư mục gốc của người dùng (người đang sử dụng máy tính), đừng nhầm lẫn với thư mục gốc của máy tính nhé. |
/proc | Một hệ thống file ảo và giả chứa thông tin về quá trình chạy với một quy trình Process id id aka pid. |
Và còn nhiều thư mục khác nữa, bạn có thể tham khảo thêm tại Tiki nhé.
3. Xem danh sách các file và folder trong Linux
Để xem danh sách các file và folder trong Linux thì bạn phải đăng nhập bằng tài khoản root, sau đó sử dụng ứng dụng quản lý file của Linux hoặc là bằng dòng lệnh command line.
Nếu sử dụng giao diện GUI thì bạn vào File -> Computer thì sẽ thấy danh sách folder như hình ở phần 1.
Nếu sử dụng lệnh command line thì các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Mở ứng dụng terminal bằng cách search từ khóa terminal ở thanh quản lý ứng dụng (giống thanh Start trên Windows).
Sau đó click vào file hiển thị kết quả như hình vẽ dưới đây.
Bước 2: Giao diện Terminal xuất hiện, tại đây bạn sẽ sử dụng dòng lệnh command line để xử lý nhé.
Bạn hãy nhập lệnh ls
:
Như trong hình thì bạn thấy kết quả nó trả về là danh sách các thư mục của người dùng hiện tại (cuong).
Theo như trong hình thì đường dẫn mà terminal đang đứng là ~
, nó chính là ký tự đại diện cho thư mục home của người dùng hiện tại (chính là thư mục có tên giống với tên user nằm trong thư mục home của Linux).
Bây giờ để di chuyển ra thư mục gốc (/) thì bạn hãy nhập lệnh sau:
cd /
Bây giờ nó đã chuyển sang dấu /
thay vì dấu ~
, đó chính là thư mục gốc.
Bạn hãy nhập lại lệnh ls
thì sẽ thấy kết quả như sau:
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì xem trong bài viết lệnh ls trong Linux nhé.
Ngoài ra, nếu bạn muốn hiển thị cấu trúc thư mục thì có thể sử dụng package tree. Mình sẽ có một bài viết khác hướng dẫn sử dụng thư viện này.
Như vậy là trong bài viết này mình đã giới thiệu xong cấu trúc thư mục trong Linux, ngoài ra cũng hướng dẫn cách sử dụng terminal để xem cấu trúc file và di chuyển giữa các thư mục trong Linux. hẹn gặp lại các bạn ở bài học tiếp theo nhé.