LARAVEL 5.X CĂN BẢN
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bài 03: Hướng dẫn cài đặt Laravel 5.x

Để bắt đầu series tự học Laravel 5x thì công việc đầu tiên là bạn phải cài đặt Laravel đã. Có hai cách cài đặt thông dụng đó là cài đặt qua Composercài đặt thông qua Laravel Installer, và trong bài này mình sẽ trình bày cả hai cách cho các bạn lựa chọn.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Trước tiên chúng ta tìm hiểu về thông số cần thiết của server trước khi cài đặt đã nhé.

1. Yêu cầu cấu hình khi cài đặt Laravel

Để có thể cài Laravel, yêu cầu bắt buộc như sau:

  • PHP >= 5.5.9
  • OpenSSL PHP Extension
  • PDO PHP Extension
  • Mbstring PHP Extension
  • Tokenizer PHP Extension

Đối với Windows, hiện nay có rất nhiều phần mềm tạo Webserver trên Windows như Openserver, Wamp, Xampp, Ampps, vertrigo, ... hầu như đáp ứng đủ yêu cầu của Laravel nên bạn không cần bận tâm về điều đó. Còn với các bạn dùng MacOS hay Linux thì việc cài các PHP, NginX hoặc Apache đều quá đơn giản nên mình sẽ không đề cập vào bài này.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Tiếp theo là IDE, IDE hỗ trợ tốt nhất cho Laravel đó là IDE PHPStorm tuy nhiên phần mềm này là trả phí nếu bạn có điều kiện nên mua dùng nó hoặc chúng ta có thể dụng Sublime Text để viết code cho Laravel cũng rất tốt và không tốn phí (Nhưng nó cũng không phải miễn phí nhé).

Tiếp đến một phần cực kỳ quan trọng trong Laravel đó là Composer, nếu bạn chưa biết về nó hãy xem 2 bài trước nhé. Còn bây giờ ta có thể đến bước thứ 2 được rồi nhé.

Trong video, mình sử dụng Git Bash để đánh lệnh, bạn có thể tải về tại địa chỉ: https://git-scm.com/

2. Hướng dẫn cài đặt Laravel 5x

Trong bài này mình sử dụng Laravel 5.2, và đây là hai cách cài đặt (trong video mình sử dụng cách 1 nhé):

Cách 1: Thông qua Laravel Installer

Đây là một thư viện của Laravel viết ra giúp bạn cài đặt Laravel bởi 1 câu lệnh duy nhất, các bạn cài đặt thông qua Composer nhé. Bạn mở Terminal (CMD hoặc Git Bash) ở bất kỳ vị trí nào và gõ dòng lệnh sau:

composer global require "laravel/installer"

Khi cài đặt xong bạn cần chắc chắn rằng đường dẫn tập tin thực thi của Composer đã được thêm vào Windows Enviroment Variables Path (nếu bạn không biết thêm như thế nào có thể xem video này).

Đối với Windows, đường dẫn đó là "%appdata%\Composer\vendor\bin" và đối với macOS và Linux thì nó ở "~/.composer/vendor/bin".

Sau khi cài đặt xong, chúng ta sẽ di chuyển vào thư mục htdocs của XAMPP, tại đây các bạn mở cửa sổ lệnh (đối với windows thì nhấp Shift + chuột phải và chọn Commad Window Here hoặc Git Bash Here) và gõ dòng lệnh sau:

laravel new blog

Trong đó blog chính là tên thư mục laravel project của bạn. Vậy là chúng ta đã cài đặt xong Laravel rồi đấy.

Cách 2: Thông qua Composer

Chúng ta sẽ di chuyển thẳng vào thư mục htdocs của XAMPP, tại đây các bạn mở cửa sổ lệnh (như trên) và gõ dòng lệnh sau:

composer create-project --prefer-dist laravel/laravel blog

Trong đó blog chính là tên thư mục laravel project của bạn. Vậy là chúng ta đã cài đặt xong Laravel rồi đấy.

3. Chạy Laravel

Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn chỉ cần mở WebServer của bạn lên và chạy đến thưc mục public trong thư mục Laravel project của các bạn hoặc thực thi lệnh sau từ thư mục Laravel project của các bạn.

php artisan serve

Khi đó trên màn hình console xuất hiện thông báo:

Laravel development server started on http://localhost:8000/

Tức là Laravel project của bạn đã khởi chạy bạn vào trình duyệt gõ: http://localhost:8000

Và nếu thấy như hình tức là bạn đã chạy Laravel thành công rồi đấy:

cai dat laravel 2 png

4. Lời kết

Vậy là chúng ta đã cài đặt xong Laravel rồi đấy, rất đơn giản phải không nào, trong bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc thư mục của Laravel. Nếu bạn có thắc mắc gì hãy để lại comment hoặc gửi phản hồi từ Group nhé.

Chúc các bạn thành công :)

Bài viết được đóng góp bởi Đinh Quốc Hân.

Cùng chuyên mục:

Cách sử dụng Relationships trong Laravel

Cách sử dụng Relationships trong Laravel

Cách dùng Encryption và decryption trong Laravel

Cách dùng Encryption và decryption trong Laravel

Cách sử dụng Error Handling trong Laravel

Cách sử dụng Error Handling trong Laravel

Cách dùng URL Generation trong Larevel

Cách dùng URL Generation trong Larevel

Cách sử dụng Email Verification trong Laravel

Cách sử dụng Email Verification trong Laravel

Facades là gì? Cách dùng Facades trong Laravel

Facades là gì? Cách dùng Facades trong Laravel

Tìm hiểu và sử dụng Service Provider trong Laravel

Tìm hiểu và sử dụng Service Provider trong Laravel

Sử dụng Service Container trong Laravel dễ dàng

Sử dụng Service Container trong Laravel dễ dàng

Cách xử lý đa ngôn ngữ trong Laravel dễ dàng

Cách xử lý đa ngôn ngữ trong Laravel dễ dàng

Cách sử dụng CQRS trong Laravel từ A đến Z đơn giản

Cách sử dụng CQRS trong Laravel từ A đến Z đơn giản

Cách dùng Event Sourcing trong Laravel

Cách dùng Event Sourcing trong Laravel

Task Scheduling là gì? Cấu hình Task Scheduling trong Laravel

Task Scheduling là gì? Cấu hình Task Scheduling trong Laravel

Cách dùng Queue trong laravel để tạo tác vụ bất đồng bộ

Cách dùng Queue trong laravel để tạo tác vụ bất đồng bộ

Cách tích hợp Vue.js vào Laravel và làm một ứng dụng căn bản

Cách tích hợp Vue.js vào Laravel và làm một ứng dụng căn bản

Cách dùng Long polling trong Laravel để cải thiện trải nghiệm

Cách dùng Long polling trong Laravel để cải thiện trải nghiệm

Dùng Server-Sent Events trong Laravel để làm ứng dụng realtime

Dùng Server-Sent Events trong Laravel để làm ứng dụng realtime

Cách dùng Socket.io trong Laravel để tạo ứng dụng realtime

Cách dùng Socket.io trong Laravel để tạo ứng dụng realtime

Laravel WebSockets, các bước tạo WebSockets trong Laravel

Laravel WebSockets, các bước tạo WebSockets trong Laravel

Real-time web applications là gì ? Tầm quan trọng  trong Laravel

Real-time web applications là gì ? Tầm quan trọng trong Laravel

Cách tạo Database Testing trong Laravel

Cách tạo Database Testing trong Laravel

Top