Bài 02: Hướng dẫn sử dụng Composer PHP
Composer là một công cụ tuyệt vời cho tín đồ PHP và trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu và sử dụng composer nhé.
1. Hướng dẫn sử dụng Composer
Có hai phần riêng biệt để quản lý dependencies bằng Composer. Đầu tiên là command line tool của Composer cho việc nắm giữ và quản lý các dependencies. Thứ hai là Packagist – Đây là nơi lưu trữ các package mà bạn muốn sử dụng.
Khi sử dụng Composer trong thư mục gốc chúng ta có một tập tin JSON là composer.json có nội dung:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
{ "name": "freetuts/my_project", "description": "My New Project", "authors": [ { "name": "Dinh Quoc Han", "email": "admin@freetuts.net" }], "require": { "monolog/monolog": "1.12.0" } }
Trong tập tên trên có các phần như sau:
- name tên dự án có dạng vendor_name/package_name.
- description mô tả gói của bạn.
- authors tác giả của dự án.
- require đây chính là danh sách các package thư viện cần thiết, nó sẽ lấy từ server về. sẽ có 2 phần là tên vendor/ tên gói cùng với chỉ định version hay không.
Trong trường hợp trên mình đã yêu cầu Monolog, một framework phổ biến dùng để logging. Chỉ vì tôi có một file JSON với thông tin này không có nghĩa là chúng ta sử dụng được có thể sử dụng Monolog. Chúng ta phải vào Terminal tại thư mục hiện tại với câu lệnh:
composer install
Nó sẽ đưa tất cả dependencies của dự án vào thư mục mang tên vendor và thực hiện các công việc cần thiết khác. Cùng lúc đó nó sẽ tạo ra file composer.lock để biết là composer đã được thiết lặp tại thư mục mình sẽ nói cái này ở dưới. và các bạn hãy kiểm tra thử thư mục vendor xem ắt hẳn các thư viện đã được tải về và một file autoload.php.
Ngay lúc này, để sử dụng được các thư viện đó bạn chỉ viện chèn autoload.php vào file cần thiết:
require "vendor/autoload.php";
Sau đó làm theo hướng dẫn sử dụng của Package đó là xong, ở đây tớ ví dụ monolog nhé:
<?php require "vendor/autoload.php"; use Monolog\Logger; use Monolog\Handler\StreamHandler; // create a log channel $log = new Logger('name'); $log->pushHandler(new StreamHandler('path/to/your.log', Logger::WARNING)); // add records to the log $log->addWarning('Foo'); $log->addError('Bar'); Chỉ định version cho c
2. Chỉ định version cho các Package trong Composer
Trong composer.json trên chúng ta thấy ta đang sử dụng version 1.12.0
nhưng nếu muốn dùng phiên bản khác thì sao? Có 6 cách để xác định version mà bạn muốn, hãy tìm hiểu xem:
2.1 Version Range
Bằng cách sử dụng các toán tử so sánh bạn có thể lấy version cao hơn, thấp hơn hoặc tuân theo một số các nguyên tắc thậm chí phức tạp hơn như sử dụng AND
và OR
. Các toán tử có thể là>
, <
,> =
, <=
và !=
. AND
được biểu diễn bằng một dấu cách hoặc dấu phẩy, OR được biểu diễn bằng hai dấu gạch dọc: ||
.
Ví dụ >2.7
nghĩa là bất kỳ version nào trên 2.7. >2.7 <=3.5
bao gồm các version từ 2.7
trở lên tới 3.5
(bao gồm cả 3.5
).
2.2 Wildcard Versions
Bằng cách sử dụng một ký tự đại diện, bạn có thể xác định một pattern. x.x.* sẽ bao gồm tất cả các version x.x.0 trở lên và trở xuống (tất nhiên cả x.x, nhưng không bao gồm x.y.0.
Ví dụ 2.3.*
sẽ bao gồm từ 2.3.0
trở lên và trừ 2.4
Nó tương đương với >=2.3.0 <2.4
2.3 Hyphen Ranges
Hyphen Ranges cho phép bạn xác định range dễ dàng hơn, mặc dù bạn sẽ cảm thấy bối rối hơn một chút vì cách nó xử lý các partial version. Full version gồm ba số trong trường hợp hyphen ranges thực hiện đầy đủ ý nghĩa của nó
2.0.0 - 3.0.0
nghĩa là tất cả các version bao gồm 2.0.0
trở lên và bao gồm 3.0.0
trở xuống.
2.0 - 3.0
bao gồm bất kỳ version nào kể cả 2.0
trở lên nhưng không bao gồm version 3.1
Lý do cho hành động tưởng chừng như kỳ lạ này là phần bên trái dấu gạch ngang nghĩa là bao gồm, còn phần bên phải hoàn toàn chỉ là một ký tự đại diện. Biểu thức trên sẽ tương đương với >=2.1 <3.1.0
2.4 Tiddle Range
Tiddle Range rất tuyệt vời để đáp ứng các yêu cầu nhỏ nhất cho việc xác định version và chấp nhận bất kỳ version nào trở lên, nhưng không bao gồm chính nó. Nếu chỉ rõ là ~3.6
thì bạn chấp nhận các version từ 3.6 trở lên nhưng không bao gồm 4.0.
Method này tương đương với >-3.6 <4.0
2.5 Caret Range
Caret Range có nghĩa là chấp nhận tất cả các phiên bản hiện tại tính từ nó nhưng không bao gồm phiên bản lớn hơn. Ví dụ ^3.3.5
bạn chấp nhận bất kỳ version nào trở lên, nhưng không bao gồm4.0
2.6 Dev-Master
Với dev-master bạn đang giữ version mới nhất được phát triển nhưng không được tag với một version number cụ thể. Điều này có thể tốt trong khi phát triển nhưng bạn cần nhận thức được sự tiềm tàng về bugs là cao hơn so với các version kia
3. Locking trong Composer
Locking là một trong những tính năng hữu ích nhất của Composer. Trước tiên ta sẽ nói đến composer.lock. Công việc của nó là khóa lại các versions của các components đã sử dụng. Lock file có thể chắc chắn rằng mọi người làm việc với các versions giống nhau của các files.
Khi lần đầu tiên sử dụng Composer để lấy một dependency nó sẽ ghi chính xác version vào file Composer.lock. Ví dụ như nếu bạn chỉ rõ 2.3.*
và 2.3.5
là version mới nhất thì version được cài đặt sẽ là 2.3.5
và nó sẽ được đưa vào trong lock file.
Giả sử sau 1 tuần có một developer gia nhập team của bạn. Trong thời gian này dependency đã được update lên 2.3.6
. Nếu anh ta sử dụng câu lệnh (composer install
) thì sẽ nhận được2.3.5
vì nó đã được ghi trong file lock.
Tất nhiên bạn có thể quyết định việc update các dependencies của mình. Trong trường hợp đó, bạn sẽ thực hiện lệnh :
composer update
Nó sẽ lấy các version mới nhất và ghi chúng vào file lock.
Chú ý: Không bao giờ chạy lệnh
composer update
trong môi trường thực tế (production) mà hãy kiểm tra trên máy để tránh tình trạng không tương thích.
4. Require-dev
Composer cho phép bạn xác định các dependency cho môi trường dev. Điều này được thực hiện bằng cách xác định các dependency của bạn trong mảng require-dev thay vì mảng require.
{ "name": "freetuts/my_project", "description": "My New Project", "authors": [ { "name": "Dinh Quoc Han", "email": "admin@freetuts.net" }], "require": { "monolog/monolog": "1.12.0" }, "require-dev" : { "fzaninotto/faker", "dev-master" } }
Faker là một thư viện tạo ra các dữ liệu mẫu. Điều này là rất tốt trong khi bạn đang dev để test thử nhưng khi đã public sản phẩm thì nó lại không thực sự cần thiết. Nếu muốn loại trừ các yêu cầu phát triển, bạn cần thực hiện lệnh install hoặc update với tùy chọn –no-dev
composer install --no-dev
5. Lời Kết
Sau bài này, bạn có thể tận dụng composer để xây dựng dự án của mình để tiết kiệm cả thời gian và công sức, giảm thiểu tối đa các thao tác thừa, giảm dung lượng của dự án đáng kể. Có thắc mắc gì các bạn có thể comment bên dưới để mình giải đáp nhé. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài sau.
Bài viết được đóng góp bởi Đinh Quốc Hân.