Chương trình Hello world trong Shell Script

Hello world! luôn là chương trình đầu tiên khi học một ngôn ngữ mới, người ta lựa chọn chương trình này bởi nó rất trực quan, thể hiện đầy đủ tính các bước để biên dịch một ngôn ngữ lập trình.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

1. Tạo mới một file shell script .sh

Tất cả các file shell script đều phải có phần mở rộng là .sh, và quy tắc đặt tên file thì nên đặt tên tiếng Anh, không sử dụng chữ có dấu và khoảng trắng, và phải đặt có ý nghĩa. Ví dụ bạn muốn tạo một file script tự động cài đặt mọi thứ để tạo web server thì bạn có thể đặt tên là setup_webserver_auto.sh.

Câu hỏi đặt ra là tạo ở đâu? Bạn có thể tạo bất kì ở đâu trên máy tính, có thể ở desktop, ở một thư mục nào đó như /etc, /home, /usr ... tuy nhiên vẫn có ý kiến nên lưu trữ trong thư mục /usr/local/bin, điều này không quan trọng lắm lúc này vì chúng ta đang học, nên bạn có thể tạo ở bất kì đâu.

Bây giờ bạn hãy đến thư mục /usr/local/bin và tạo một file tên là hello.sh bằng lệnh sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

$ cd /usr/local/bin
$ sudo touch hello.sh

Khi bạn tạo ra mặc định quyền của file này sẽ là -rw-r--r--, có nghĩa là với bạn thì chỉ có quyền đọc và viết, với user cùng group thì chỉ có đọc và những user khác cũng chỉ có đọc mà thôi. Bây giờ ta cần bổ sung quyền thực thi (execute) bằng lệnh sau.

$ sudo chmod +x hello.sh

Ok, vậy là xong phần tạo file.

bây giờ để thực thi file này thì bạn chỉ cần gõ lệnh sau.

hello.sh

2. Khai báo file Shell Script

Có hai loại script chính đó là Bourne shellC shell, vì vậy với mỗi file sh chúng ta cần phải khai báo là đang sử dụng thể loại nào bằng cách bổ sung vào đầu file hello.sh một đoạn như sau:

#!/bin/sh

Nếu bạn sử dụng Bash thì cú pháp sẽ là:

#!/bin/bash

Tuy nhiên trong series này chúng ta sẽ sử dụng đoạn code thứ nhất nhé, vì đang học shell script thuần.

3. In ra màn hình chuỗi Hello World!

Bây giờ mình sẽ viết một lệnh in ra chuỗi Hello World.

Để in một giá trị ra màn hình thì ta dùng hàm echo value. Như vậy mình sẽ sửa file hello.sh lại như sau:

#!/bin/sh
echo "Hello World!"

Các bạn lưu lại nhé.

4. Chạy chương trình

Mọi thứ đã xong, bây giờ bạn hãy chạy đoạn code sau để xem kết quả nhé.

sh hello.sh

Kết quả sẽ như hình sau.

hello shell script png

5. Lời kết

Như vậy qua bài này bạn đã biết được các bước để viết chương trình shell script rồi phải không nào. Chúng ta có 4 bước như sau: Thứ nhất là tạo mới một file sh, sau đó khai báo sử dụng script sh, tiếp là code chương trình và cuối cùng là thực thi chương trình.

Mình sẽ không hướng dẫn cách mở file, sửa file và lưu file nhé, nó là kiến thức căn bản rồi nên bạn có thể tìm hiểu trên internet, hoặc mình sẽ viết nó ở một series khác.

Cùng chuyên mục:

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Hướng dẫn cấu hình Mail Server trên CentOs 6.5

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Cách dùng lệnh Users trong Linux để xem user đang online

Nếu bạn đang là quản trị viên thì việc quản lý thông tin / xem…

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Cách sử dụng lệnh Wall trong Linux

Wall là một công cụ dòng lệnh giúp hiển thị thông báo đến tất cả…

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Cách dùng lệnh Whereis trong Linux

Whereis là một tiện ích dòng lệnh command line, nó cho phép bạn tìm ..

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Cách sử dụng lệnh Which trong Linux

Linux dùng lệnh which để xác định vị trí file thực thi của lệnh mà…

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Cách sử dụng lệnh whoami trong Linux

Giống như tên gọi của nó, lệnh whoami in tên người dùng đang chạy ...

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Cách dùng lệnh zcat trong Linux

Mặc dù tính năng nén file rất hữu ích vì nó giúp ta tiết kiệm…

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Hiểu rõ hơn về chmod 777 trong Linux

Bạn đang xây dựng một website và sử dụng tính năng upload ...

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Cách sử dụng lệnh tail trong Linux

Mặc định thì lệnh tail sẽ hiển thị 10 dòng cuối cùng của file, thông…

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Cách sử dụng lệnh Head trong Linux

Trong quá trình quản trị dữ liệu trên Linux đôi khi bạn muốn xem nhanh…

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Cách sử dụng lệnh Whatis trong Linux

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu lệnh whatis trong ...

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Cách sử dụng lệnh kill trong Linux

Linux là một hệ điều hành rất nhanh nhưng không phải lúc nào nó không…

Cách dùng lệnh who trong Linux

Cách dùng lệnh who trong Linux

Who là một công cụ dòng lệnh command-line, được ...

Cách dùng lệnh basename trong Linux

Cách dùng lệnh basename trong Linux

basename là một tiện ích dòng lệnh (command line) dùng để lấy ...

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Cách sử dụng lệnh gzip trên Linux

Gzip là một trong những thuật toán nén file phổ biến nhất, nó cho phép…

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Cách dùng lệnh wait trong Linux

Wait là lệnh dùng để đợi một thời gian cho tới khi công việc nào…

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Cách dùng lệnh ping trong Linux

Lệnh ping là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất để khắc…

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

Cách dùng lệnh sleep trong Linux

sleep là một tiện ích command line cho phép lập trình viên ..

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Các ví dụ học Bash Script trong Linux cơ bản nhất

Bash Script đuọc xem là mã code lập trình trên Linux ...

Vòng lặp until trong Shell Script

Vòng lặp until trong Shell Script

Top