LARAVEL 4X CĂN BẢN
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bài 02: Cấu trúc thư mục cơ bản của Laravel

Bất kì một Framework nào cũng đưa ra một mô hình các cấu trúc thư mục chuẩn để giúp các lập trình viên sử dụng có thẻ đọc code của nhau và hiểu được, với cấu trúc này giúp cho lập trình viên dễ dàng tiếp xúc hơn thay vì bắt họ tự nghĩ ra.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Vậy trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cấu trúc của một ứng dụng Laravel được trình bày như thế nào. Lưu ý đây chỉ là cấu trúc cơ bản nhưng chuẩn của Laravel nhé.

Cấu trúc thư mục cơ bản trong Laravel FW

Sau đây là sơ đồ cây các folder trong ứng dụng khi các bạn setup cài đặt Laravel.

pathroot/
        /app/
            /commands/
            /config/
            /controllers/
            /database/
            /lang/
            /models/
            /start/
            /storage/
            /tests/
            /views/
        /bootstrap/
        /public/
            /index.php
            /assets/
            /packages/
            /uploads/
        /vendor/
        /workbench/
        /Composer.json
        /Artisan
        /server.php

Trong đó:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

  • Pathroot là đường dẫn tới thư mục laravel và chứa tất cả các file của laravel, bao gồm các file cần phải có composer.json, artisan, server.php, và các thư mục con chính app, bootstrap, public, vendor, workbench (có thể không có).

Composer.json là file để cấu hình việc thao tác với composer như install hay update Laravel, thêm các file hỗ trợ ...

Artisan là file mà laravel tạo ra để hỗ trợ chạy lệnh: php artisan

server.php cần có để chạy lệnh: php artisan serve

  • app là thư mục chứa các file cấu hình, lưu trữ, tập lệnh của laravel, trong đó gồm có:
    • commands: các command sử dụng trong laravel (hiện tại chưa cần để ý đến nó).
    • config: nơi chứa các file cấu hình laravel như database, mail, url, ...
    • models, views, controllers: nơi chứa file của mô hình MVC
    • database: nơi chứa các file xây dựng và khởi tạo cơ sở dữ liệu
    • lang: nơi chứa các file ngôn ngữ
    • start: các file xử lý khi laravel hoạt động
    • storage: nơi chứa các file lưu trữ của laravel như log, cache, ...
    • tests: chứa test file (cũng chưa cần để ý đến nó).
    • File routes.php: nơi chứa các định tuyến (route) của laravel
    • file filters.php: nơi chứa các bộ lọc định tuyến.

app folder PNG

  • bootstrap: thư mục chứa file cài đặt các biến cơ bản của laravel (paths.php), nơi cài đặt môi trường làm việc (start.php) đồng thời cũng là nơi các filekhác được include vào laravel (autoload.php).

bootstrap folder PNG

  • public: chứa file index.php, .htaccess, assets (thường dùng để chứa các file js, css, image của giao diện) . File khi khởi chạy ứng dụng, file .htaccess sẽ chuyển hướng mọi yêu cầu (request) tới file index.php, index.php sẽ gọi đến các thành phần tương ứng của laravel (model, view, controller, ...) để thực thi và trả về kết quả (response).

public folder PNG

  • vendor: chứa bộ mã nguồn của laravel và các thành phần đi kèm laravel, cũng như các gói (packages) sau này sẽ thêm vào laravel
  • workbench: thư mục dành cho các lập trình viên tự tạo ra các gói (package). Mặc định thư mục này sẽ không tồn tại

Hình ảnh bao quát:

cau-truc-folder-laravel-1.png

Lưu ý: Một việc rất quan trọng trong học laravel đó là tìm lỗi của laravel, mặc định thì laravel đã ẩn lỗi đi, nếu muốn hiển thị lỗi bạn vào file app/config/app.php tìm và sửa như sau:

//tìm dòng
'debug' => flase,
và sửa thành
'debug' => true,

Lời kết:

Như vậy ta đã nắm được cơ bản về cấu trúc laravel, ở bài sau mình sẽ hưỡng dẫn các bạn sử dụng phần mềm openserver để chạy laravel với đúng cấu trúc chuẩn như trên.

Cùng chuyên mục:

Cách sử dụng Relationships trong Laravel

Cách sử dụng Relationships trong Laravel

Cách dùng Encryption và decryption trong Laravel

Cách dùng Encryption và decryption trong Laravel

Cách sử dụng Error Handling trong Laravel

Cách sử dụng Error Handling trong Laravel

Cách dùng URL Generation trong Larevel

Cách dùng URL Generation trong Larevel

Cách sử dụng Email Verification trong Laravel

Cách sử dụng Email Verification trong Laravel

Facades là gì? Cách dùng Facades trong Laravel

Facades là gì? Cách dùng Facades trong Laravel

Tìm hiểu và sử dụng Service Provider trong Laravel

Tìm hiểu và sử dụng Service Provider trong Laravel

Sử dụng Service Container trong Laravel dễ dàng

Sử dụng Service Container trong Laravel dễ dàng

Cách xử lý đa ngôn ngữ trong Laravel dễ dàng

Cách xử lý đa ngôn ngữ trong Laravel dễ dàng

Cách sử dụng CQRS trong Laravel từ A đến Z đơn giản

Cách sử dụng CQRS trong Laravel từ A đến Z đơn giản

Cách dùng Event Sourcing trong Laravel

Cách dùng Event Sourcing trong Laravel

Task Scheduling là gì? Cấu hình Task Scheduling trong Laravel

Task Scheduling là gì? Cấu hình Task Scheduling trong Laravel

Cách dùng Queue trong laravel để tạo tác vụ bất đồng bộ

Cách dùng Queue trong laravel để tạo tác vụ bất đồng bộ

Cách tích hợp Vue.js vào Laravel và làm một ứng dụng căn bản

Cách tích hợp Vue.js vào Laravel và làm một ứng dụng căn bản

Cách dùng Long polling trong Laravel để cải thiện trải nghiệm

Cách dùng Long polling trong Laravel để cải thiện trải nghiệm

Dùng Server-Sent Events trong Laravel để làm ứng dụng realtime

Dùng Server-Sent Events trong Laravel để làm ứng dụng realtime

Cách dùng Socket.io trong Laravel để tạo ứng dụng realtime

Cách dùng Socket.io trong Laravel để tạo ứng dụng realtime

Laravel WebSockets, các bước tạo WebSockets trong Laravel

Laravel WebSockets, các bước tạo WebSockets trong Laravel

Real-time web applications là gì ? Tầm quan trọng  trong Laravel

Real-time web applications là gì ? Tầm quan trọng trong Laravel

Cách tạo Database Testing trong Laravel

Cách tạo Database Testing trong Laravel

Top