VĂN HỌC
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Điệp ngữ hay còn gọi là điệp từ, là hình thức các từ hay cụm từ sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm của câu văn.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Trong văn học, khi muốn một câu văn trở nên biểu cảm hơn, gây được ấn tượng mạnh hơn với người đọc, các nhà thơ, nhà văn thường ưu tiên sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ (điệp từ), vậy các em có thực sự hiểu điệp ngữ là gì không?

Nếu không thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để freetuts chia sẻ cho các bạn những kiến thức liên quan với phép điệp ngữ để hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ này nhé.

Biện pháp tu từ điệp ngữ là gì?

diep ngu la gi 1 jpg

Tìm hiểu khái niệm về phép điệp ngữ, điệp từ.

Điệp ngữ (điệp từ) là một biện pháp tu từ trong đó các từ, cụm từ được lặp đi lặp lại nhằm mục đích tăng khả năng biểu cảm, tạo sự nhấn mạnh hoặc ấn tượng cho câu thơ hoặc câu văn.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ví dụ 1:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

(Trích Tây Tiến của Quang Dũng)

Chúng ta có thể thấy từ “dốc” được lặp lại 2 lần nhằm nhấn mạnh địa hình hiểm trở của vùng núi Tây Bắc.

Ví dụ 2:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

(Trích, Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh)

Điệp từ “” được lặp đi lặp lại 3 lần trong khổ thơ trên nhằm nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu, vì tình yêu quê hương, làng xóm, vì gia đình,...

Tác dụng của phép điệp ngữ (điệp từ) trong câu

diep ngu la gi 2 jpg

Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ.

Cùng tìm hiểu chi tiết xem liệu tác dụng của điệp ngữ (điệp từ) trong câu là gì nhé:

Tăng khả năng gợi hình, gợi cảm

Sử dụng biện pháp điệp ngữ sẽ giúp cho tác giả thể hiện được rõ nét hơn những hình ảnh muốn đề cập, khiến cho người đọc cảm thấy được mường tượng, hình dung rõ hơn.

Ví dụ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non

(Trích Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

Điệp từ “vừa” được lặp lại hai lần nhằm thể hiện được vẻ đẹp của người con gái vừa trắng nõn nà vừa căng tràn nhựa sống.

Tạo sự nhấn mạnh cho câu văn

Phép điệp từ (điệp ngữ) cũng giúp cho tác giả nhấn mạnh được ý chí, mong muôn của mình qua câu thơ, câu văn.

Ví dụ 1:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

(Trích Viếng Lăng Bác của Viễn Phương)

Qua đoạn thơ trên, chúng ta thấy tác giả sử dụng phép điệp từ “muốn làm” để nhằm nhấn mạnh sự khát khao được ở cạnh bên Bác Hồ để vơi bớt nỗi nhớ mong.

Ví dụ 2:

Đèo cao thì mặc đèo cao

Trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo.”

Điệp từ “đèo cao” được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh mặc dù đèo có cao tới đâu thì chỉ cần ta quyết tâm thì sẽ đạt được mục đích.

Tăng khả năng khẳng định

Trong tiếng Việt, phép tu từ điệp ngữ cung có mục đích nhằm tăng tính khẳng định, chân thật của sự vật, sự việc được nói đến trong câu văn.

Ví dụ:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:

Đây mùa thu tới - mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.”

(Trích Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)

Cụm từ “mùa thu tới” được lặp lại 2 lần nhằm khẳng định việc tiết trời đã chuyển sang thu thật rồi.

Tạo sự liệt kê cho câu văn

Phép tu từ điệp ngữ cũng được sử dụng để liệt kê các sự vật, sự việc có liên quan với nhau để nhấn mạnh một điều gì đó.

Ví dụ:

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.”

Điệp từ “trông” được lặp đi lặp lại 7 lần với mục đích liệt kê những nỗi trông ngóng, mong mỏi của người nông dân với trời đất để có một vụ mùa bội thu.

Phân loại điệp ngữ (điệp từ) và ví dụ liên quan

diep ngu la gi 3 jpg

3 dạng điệp ngữ thường gặp trong tiếng Việt.

Qua phần 1 và 2 các em đã hiểu điệp ngữ là gì và vai trò, tác dụng của điệp ngữ trong câu rồi đúng không nào. Hiện nay, trong tiếng Việt, điệp ngữ được chia làm 3 loại: điệp từ (điệp ngữ) nối tiếp, điệp ngữ ngắt quãng, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Cùng tìm hiểu cụ thể ngay bên dưới đây nhé:

Điệp ngữ (điệp từ) nối tiếp

Điệp ngữ nối tiếp là biện pháp tu từ mà các từ hay cụm từ được lặp đi lặp lại một cách nối tiếp nhau với mục đích tạo sự kết nối và tăng cảm xúc hoặc ý nghĩa giữa các câu văn.

Ví dụ:

Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.”

(Trích Gửi em, cô thanh niên xung phong - Phạm Tiến Duật)

Ta thấy cụm từ “rất lâu” và “khăn xanh” được lặp lại nối tiếp nhau, đây chính là phép điệp từ nối tiếp.

Điệp ngữ (điệp từ) chuyển tiếp

Điệp ngữ chuyển tiếp hay còn gọi là điệp ngữ vòng là hình thức mà từ, hoặc cụm từ được lặp lại ở vị trí kết thúc câu phía trước và bắt đầu ở câu tiếp theo với mục đích tạo sự liền mạch giữa các câu văn. Các bạn rất dễ bắt gặp phép tu từ này trong thể thơ lục bát, thất ngôn tứ tuyệt,...

Ví dụ về điệp ngữ vòng (điệp ngữ chuyển tiếp):

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Trăng “lồng” cổ thụ bóng “lồng” hoa

Cảnh khuy như vẽ người “chưa ngủ”

“Chưa ngủ” vì lo nỗi nước nhà

Điệp ngữ “chưa ngủ” được lặp lại ở cuối câu 3 và đầu câu 4 của khổ thơ.

Điệp ngữ (điệp từ) ngắt quãng

Chắc hẳn sẽ nhiều bạn thắc mắc liệu điệp ngữ cách quãng (ngắt quãng) là gì đúng không nào? Điệp ngữ ngắt quãng hay còn gọi là điệp ngữ cách quãng là phép tu từ mà các từ hay cụm từ được lặp lại nhưng giữa chúng có khoảng cách (không liên tiếp nhau) nhằm giúp cho câu thơ, câu văn trở nền vần hơn khiến người đọc cảm thấy dễ chịu hơn.

Ví dụ về điệp ngữ cách quãng

Tôi muốn tắt nắng đi,

Cho màu đừng nhạt mất.

Tôi muốn buộc gió lại,

Cho hương đừng bay đi."

(Trích Vội Vàng - Tố Hữu)

Ta thấy cụm từ “tôi muốn” được lặp lại ở câu thơ số 1 và 3, đây chính là điệp từ ngắt quãng.

Phân biệt điệp ngữ (điệp từ) và phép lặp từ

diep ngu la gi 4 jpg

Phân biệt lặp từ và điệp ngữ.

Hiện nay, freetuts biết rằng nhiều bạn sẽ gặp nhầm lần rằng biện pháp tu từ điệp ngữ và phép lặp từ là một, mặc dù chúng có liên quan mật thiết với nhau nhưng giữa hai phép tu từ này cũng có sự khác nhau như sau:

  • Phép lặp từ là việc lặp lại một hoặc một số từ ngữ, cụm từ trong câu, bao gồm lặp từ ngữ và lặp cấu trúc. Phép lặp chủ yếu chỉ mang tính chất lặp về ngữ âm mà thôi.
  • Điệp ngữ thì ngoài lặp ngữ âm còn mang tác dụng biểu cảm về tượng thanh và tượng hình cho câu văn để nó trở nên ấn tượng hơn với người nghe và người đọc.

Ví dụ về phép lặp từ:

Trời quang mây tạnh, chim ca hót líu lo.

Trời quang mây tạnh, tiếng ve kêu râm ran”

Phép lặp cấu trúc “Trời quang mây tạnh

Ví dụ về phép điệp ngữ:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”

(Trích, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm)

Tổng hợp bài tập về điệp ngữ

Như vậy, đến đây chắc hẳn các em đã hiểu điệp từ, điệp ngữ là gì rồi đúng không nào, bây giờ hãy cùng áp dụng những kiến thức trên đi giải một số bài tập dưới đây nhé.

Dạng 1: Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu

Ví dụ 1: Các em hãy xác định đâu là phép điệp ngữ trong các câu thơ dưới đây.

a. Đồng Đăng có phố Kìa Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

b. Này chồng, này mẹ, này cha,

Này là em ruột, này là em dâu.

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

c.”Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

Thương em, thương em, thương em biết mấy.”

(Trích Gửi em, cô thanh niên xung phong - Phạm Tiến Duật)

d. “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

(Trích Bếp lửa - Bằng Việt)

Lời giải:

a. Phép điệp ngữ “” được lặp lại 3 lần nhằm liệt kê các địa danh có ở Đồng Đăng.

b. Phép điệp ngữ “này” lặp đi lặp lại 5 lần nhằm liệt kê các người thân có trong gia đình của Kiều.

c. Phép điệp ngữ nối tiếp “thương em” lặp lại 3 lần nhằm khẳng định tình cảm của tác giả dành cho những cô gái thanh niên xung phong.

d. Phép điệp từ ngắt quãng “một bếp lửa” được lặp lại hai lần.

Dạng 2: Tìm ví dụ về phép điệp ngữ

Ví dụ: Tìm 5 ví dụ về điệp ngữ trong các ca dao, bài thơ đã học.

Lời giải:

Ví dụ 1:

Bác Hồ đã từng có lời dặn rằng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Điệp từ “đoàn kết” được Bác sử dụng lặp đi lặp lại 3 lần nhằm nhấn mạnh chúng ta phải biết đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới thành công được.

Ví dụ 2:

Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già.

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)

Điệp từ “Mình đi - mình về”, điệp từ “có nhớ”

Ví dụ 3:

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

(Trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Điệp từ “đất nước” được lặp lại 3 lần nhằm nhấn mạnh định nghĩa đất nước là gì.

Ví dụ 4:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, cà dầm tương

Điệp từ “nhớ” thể hiện sự nhớ nhung về gia đình của người chiến sĩ, nhớ từ những điều nhỏ bé nhất từ món canh rau đạm bạc, cho đến món cà dầm tương.

Ví dụ 5:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

(Trích Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

Điệp từ “không có” được lặp lại 3 lần nhằm nhấn mạnh những khó khăn, thiếu thốn của người chiến sĩ lái xe trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Dạng 3: Đặt câu sử dụng phép điệp ngữ

Ví dụ: Hãy đặt câu sử dụng phép điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ vòng và điệp ngữ ngắt quãng

Lời giải:

  • Phép điệp ngữ nối tiếp: Em cảm thấy rất nhớ, rất nhớ bố vì đã lâu bố chưa về thăm mẹ con em.
  • Phép điệp ngữ ngắt quãng: Hôm nay em rất buồn vì em và cậu bạn thân phải xa nhau, có thể chúng em sẽ xa nhau rất lâu bởi vì cậu ấy phải chuyển về quê sống cùng ông bà.
  • Phép điệp ngữ vòng: Nhà em có nuôi một chú mèo con. Chú mèo con này rất ngoan và thích đi theo em.

Như vậy, qua bài viết trên, freetuts.net đã giúp bạn định nghĩa điệp ngữ là gì và chia sẻ những kiến thức cùng với một số dạng bài tập liên quan, hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho các em học sinh trong chương trình ngữ văn lớp 7. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết tiếp theo để cùng nhau tìm hiểu thêm nhiều kiến thức văn học quan trọng khác nhé!

Cùng chuyên mục:

Phân tích nhân vật Phương Định và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích nhân vật Phương Định và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi...

Dàn ý đoạn văn tự giới thiệu về bản thân và mẫu chọn lọc hay

Dàn ý đoạn văn tự giới thiệu về bản thân và mẫu chọn lọc hay

20+ Mẫu mở bài Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất

20+ Mẫu mở bài Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn và các bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn và các bài văn mẫu hay

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Trong bộ môn ngữ văn lớp 6, các em học sinh sẽ được học về…

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Top