- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3 sách Ngữ văn 8, tập 1 KNTT ngắn gọn nhất thông qua việc ôn tập lại kiến thức về văn bản nghị luận và trả lời câu hỏi SGK.
Soạn bài Củng cố,mở rộng bài 3, Ngữ văn 8, tập 1 (Kết nối tri thức) sẽ giúp bạn ôn tập lại kiến thức về văn bản nghị luận và trả lời những câu hỏi liên quan trong SGK. Nếu bạn muốn tìm hiểu nội dung chi tiết hãy lướt xuống bài viết dưới đây của freetuts nhé!
Tìm hiểu về luận đề, luận điểm trong văn bản nghị luận
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3, Văn 8 (Kết nối tri thức).
Cùng tìm hiểu kiến thức về luận đề, luận điểm, mối liên hệ giữa chúng trong văn bản nghị luận nhé!
Luận đề là gì?
Luận đề chính là vấn đề, nội dung chinh được bàn luận trong văn bản nghị luận. Vấn đề này phải có tính xuyên suốt trong văn bản và thường mỗi văn bản nghỉ luận chỉ có một luận đề duy nhất.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Vị trí của luận đề: Luận đề có thể xuất hiện ở tiêu đề, ở phần mở bài hoặc trong một số nội dung chính của văn bản.
Luận điểm là gì?
Luận điểm là các ý nhỏ được triển khai từ luận đề thông qua những khía cạnh, cách nhìn nhận khác nhau. Thông qua các luận điểm, người đọc cũng có thể dễ dàng hình dung được ý kiến của người viết về vấn đề đang bàn luận trong văn bản nghị luận.
Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn nghị luận
Trong văn bản nghị luận, luận đềm luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có một mối quan hệ mật thiết với nhau, va mối quan hệ này thường tuân theo tính cấp bậc. trong đó luận đề là nội dung chính, các luận điểm la nội dung con, các lí lẽ, băng chứng sẽ dùng để bổ sung ý cho luận điểm. Có thể theo dõi sơ đồ dưới đây để dễ hình dung hơn về mối quan hệ này nha.
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.
Nếu bạn muốn khám phá thêm nội dung soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) thì hãy truy cập bài viết được chia sẻ tại đây nhé!
Trả lời câu hỏi soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3, Văn 8, KNTT tập 1
Sau khi đã ôn tập kiến thức về văn bản nghị luận, các bạn hãy cùng freetuts đi tìm đáp án đúng cho những câu hỏi trong SGK nhé!
Câu 1 (trang 77, Ngữ văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền vào các thông tin phù hợp:
Trả lời:
Văn bản |
Thời điểm ra đời |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Hịch tướng sĩ |
Viết vào khoảng năm 1285 khi quân Mông - Nguyên tiến hành xâm lược nước ta lần thứ hai |
Là một lời kêu gọi, khích lệ tinh thần đoàn kết, ra sức rèn luyện, quyết tâm đứng dậy đấu tranh chống quân xâm lược Mông - Nguyên để bảo vệ lãnh thổ quốc gia đem lại bình yên cho dân tộc. |
- Luận điểm 1: Nêu gương những trung thần trong lịch sử hy sinh thân mình vì chủ tướng, cùng các bậc trung thần nghĩa sĩ vì nước quên thân. - Luận điểm 2: Lên án tội ác tàn bạo của quân giặc và khẳng định sự căm thù giặc sâu sắc. - Luận điểm 3: Phê phán, răn đe những thói xấu, hưởng lạc cá nhân nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước của binh sĩ. - Luận điểm 4: Lời kêu gọi tướng sĩ đồng lòng đánh giặc. |
- Kể ra những tấm gương trung thần nghĩa sĩ. - Lên án sự ngương ngược, tàn ác của quân giặc - Nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. - Những thú vui tiêu khiển cũng không thể đánh thắng quân giặc. - Cuốn Binh thư yếu lược là tâm huyết được Trần Quốc Tuấn đúc kết từ những binh pháp nổi tiếng. - Coi quân Mông - Nguyên là kẻ thù không đội trời chung. - Đưa ra lý lẽ nếu không rửa nhục cho chủ, cho đất nước thì muôn đời phải hổ thẹn, không còn mặt mũi. |
- Kỉ Tín, Cao Đế, Do Vu hy sinh thân mnhf bảo vệ cho tướng. - Thần Khoái chặt tay chết theo vua,... - Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có. - Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, sứ giặc nghênh ngang ngoài đường,... - Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giắp của giặc, mẹo cờ bạc không dùng làm mưu lược nhà binh,.. - “giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung,...còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa”. |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Văn bản được trích từ “Báo cáo chinh trị” của chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần 2 của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951. |
Lòng yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam ta. |
- Luận điểm 1: Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, đây là truyền thống quý báu từ xưa tới nay. - Luận điểm 2: Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại. - Luận điểm 3: Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với sự hy sinh của tổ tiên, ông cha ngày trước. - Luận điểm 4: Nêu rõ trách nhiệm của chúng ta ngày nay là phải làm cho tinh thần yêu nước ngày càng phát triển hơn nữa. |
- Từ xưa khi đất nước bị xâm lăng, tinh thần yêu nước đã tạo ra một làn sống mạnh mẽ, đánh tan quân xâm lược. - Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, ngành nghề…ai cũng có một lòng nồng nàn yêu nước. |
- “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang…một dân tộc anh hùng”. - “Từ các cụ già tóc bạc…lòng nồng nàn yêu nước” - “Bổn phận của chúng ta…công việc kháng chiến”. |
Câu 2 (trang 77, Ngữ văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền thông tin phù hợp:
Xác định luận điểm |
Hịch tướng sĩ |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Luận điểm 1 |
- Đoạn từ đầu cho đến “đến nay còn lưu tiếng tốt” - Nêu gương những trung thần trong lịch sử hy sinh thân mình vì chủ tướng, cùng các bậc trung thần nghĩa sĩ vì nước quên thân. - Đoạn văn bản thuộc kiểu: song song |
- Đoạn từ đầu cho đến “tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” - Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, đây là truyền thống quý báu từ xưa tới nay. - Đoạn văn bản thuộc kiểu: phối hợp |
Luận điểm 2 |
- Đoạn từ “Huống chi ta cùng các ngươi” cho đến “ta cũng cam lòng” - Lên án tội ác tàn bạo của quân giặc và khẳng định sự căm thù giặc sâu sắc. - Đoạn văn bản thuộc kiểu: song song |
- Đoạn từ “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến” cho đến “một dân tộc anh hùng”- Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại. - Đoạn văn bản thuộc kiểu: phối hợp |
Luận điểm 3 |
- Đoạn từ “Các ngươi ở cùng ta” cho đến “phỏng có được không?” - Phê phán, răn đe những thói xấu, hưởng lạc cá nhân nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước của binh sĩ. - Đoạn văn bản thuộc kiểu: phối hợp. |
- Đoạn từ “Đồng bào ta ngày nay” cho đến “lòng nồng nàn yêu nước” - Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với sự hy sinh của tổ tiên, ông cha ngày trước. - Đoạn văn bản thuộc kiểu: phối hợp |
Luận điểm 4 |
- Đoạn từ “Nay ta chọn binh pháp” cho đến “các người biết bụng ta” - Lời kêu gọi tướng sĩ đồng lòng đánh giặc. - Đoạn văn bản thuộc kiểu: phối hợp. |
- Đoạn từ “Tinh thần yêu nước” cho đến “công việc kháng chiến” - Đoạn văn bản thuộc kiểu: song song. |
Câu 3 (trang 77, Ngữ văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Từ các thông tin ở hai bảng trên, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.
Trả lời:
Từ các thông tin ở hai bảng trên, em rút ra được những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận là:
- Phải có luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
- Lí lẽ, bằng chứng đưa ra phải xác thực rõ ràng.
- Trong văn bản nghị luận các đoạn văn có thể trình bày theo lối viết song song, quy nạp, phối hợp hoặc diễn dịch, tùy vào nhu cầu của người viết.
Câu 4 (trang 77, Ngữ văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Nêu những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Trả lời:
So sánh |
Hịch tướng sĩ |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Điểm giống nhau |
Các bằng chứng đưa ra nhằm để thể hiện tinh thần yêu nước, dũng cảm của nhân dân ta từ bao đời. |
|
Điểm khác nhau |
Các nhân vật, sự kiện đều có tên gọi rõ ràng. |
Các nhân vật được nói chung theo độ tuổi, ngành nghề,.. |
Câu 5 (trang 77, Ngữ văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về xã hội, ghi vào vở luận đề, các luận điểm, các kiểu đoạn văn được sử dụng ở văn bản đó.
Trả lời:
Văn bản nghị luận bàn về xã hội mà em lựa chọn đọc là tác phẩm “Phải chẳng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc” trong chương trinh Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo tậ 2.
Luận đề: “Phải chẳng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?”.
Luận điểm:
- Chỉ có ngọt ngào mới mang tới hạnh phúc.
- Những nỗi đau, thử thách, sự vất vả, mệt nhọc trong cuộc sống cũng đem lại hạnh phúc.
Đoạn văn 1: Từ đầu cho đến “Liệu điều ấy có thật đúng?”. Đoạn văn diễn dịch.
Đoạn văn 2: Tiếp cho đến “trong cuộc sống”. Đoạn văn quy nạp.
Đoạn văn 3: Tiếp cho đến “khắp nơi trên thế giới”. Đoạn văn hỗn hợp.
Đoạn văn 4: Tiếp cho đến “hạnh phúc, con à!”. Đoạn văn diễn dịch.
Đoạn văn 5: Tiếp cho đến “từng khoảnh khắc”. Đoạn văn quy nạp.
Đoạn văn 6: Còn lại. Đoạn văn hỗn hợp.
Tại đây, chúng tôi cũng hướng dẫn chi tiết nội dung soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đông của học sinh), nếu bạn quan tâm thì đừng bỏ qua nhé!
Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ nội dung soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3, Ngữ văn 8, tập 1 (Kết nối tri thức) ngắn gọn nhất. Hy vọng với những kiến thức này thì các bạn học sinh có thể chuẩn bị bài soạn tốt hơn.
Đừng quên ghé thăm chuyên mục Văn học của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều bài soạn văn hay khác nha!