SOẠN VĂN LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1
Bài 1: Soạn bài Trong lời mẹ hát Soạn bài Những chiếc lá thơm tho Soạn bài Nhớ đồng Soạn bài Thực hành tiếng Việt Soạn bài Chái bếp Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác Soạn bài Bạn biết gì về sóng thần Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng Soạn bài Mưa xuân 2 Soạn bài Thực hành tiếng Việt Soạn bài Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Soạn bài Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó Soạn bài Ôn tập (Bài 2) Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu Soạn bài Bài ca Côn Sơn Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Soạn bài Thực hành tiếng Việt Soạn bài Lối sống đơn giản Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội Soạn bài Ôn tập (Bài 3) Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày Soạn bài Khoe của, con rắn vuông Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4) Soạn bài Văn hay Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục Soạn bài Cái chúc thư Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5) Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
SOẠN VĂN LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2
SOẠN VĂN LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1
SOẠN VĂN LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 2
SOẠN VĂN LỚP 8
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

- Soạn bài Nhớ đồng - Tố Hữu

Hướng dẫn soạn bài Nhớ đồng, sách Văn 8 - chân trời sáng tạo, giúp chúng ta cảm nhận được ý nghĩa và nội dung mà tác giả truyền đạt.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Bài thơ là tiếng lòng của tác giả, khơi dậy những cảm xúc sâu kín về cuộc sống, con người và những giá trị tưởng chừng đã phai nhòa theo thời gian. Như một nhà soạn nhạc đa tài, qua mỗi câu thơ cũng giống như qua từng nốt nhạc. Ta càng thêm cảm nhận sâu sắc về văn bản “Nhớ đồng” của tác giả Tố Hữu.

Chuẩn bị đọc: (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?

Lời giải:

Tây Bắc là vùng đất hoang sơ, hùng vĩ với những dãy núi trùng điệp, ruộng bậc thang xanh mướt, và bản làng mộc mạc. Nơi đây không chỉ nổi bật bởi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn bởi văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số như Thái, H'Mông, Dao. Con người Tây Bắc thân thiện, chất phác, gắn bó với núi rừng và những giá trị truyền thống độc đáo. Không khí trong lành, cuộc sống bình dị và phong cảnh kỳ vĩ khiến Tây Bắc trở thành điểm đến đầy cuốn hút, đậm chất hồn Việt.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Suy luận soạn bài Nhớ Đồng:

Câu 1: Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Em dựa vào đâu em xác định như vậy?

Lời giải:

Cảm xúc của tác giả trong khổ thơ này là nỗi nhớ thương, sự gắn bó và trân trọng của nhân vật trữ tình với tình yêu quê hương đất nước và say mê cách mạng.

Em xác định cảm xúc này dựa vào:

- Từ ngữ miêu tả thiên nhiên: Những hình ảnh như "gió cồn thơm," "ruồng tre mát," "ô mạ xanh mơn mởn," và "nương khoai ngọt sắn bùi" đều gợi lên vẻ đẹp thanh bình, trù phú và mộc mạc của làng quê.

→ Cách sử dụng từ ngữ này tạo cảm giác dễ chịu, gần gũi và thân thuộc.

- Nhịp thơ nhẹ nhàng, yên ả: Câu thơ được viết với nhịp điệu êm ái, chậm rãi, giống như sự thưởng thức, hoài niệm về một khung cảnh quê hương yên bình

→ Làm cho người đọc cảm nhận được sự an yên và hạnh phúc.

- Hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống ấm no, yên vui: Những từ như "thơm đất," "mát thở yên vui," và "ngọt sắn bùi"

→ Hình ảnh gợi lên sự sung túc và niềm vui của một cuộc sống giản dị mà đầy đủ.

Câu 2: Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?

Lời giải:

Việc lặp lại hai dòng thơ này nhấn mạnh cảm xúc thương nhớ da diết và sự cô đơn của tác giả nhưng không làm đứt mạch cảm xúc của bài thơ. Sự lặp lại tạo cảm xúc sâu lắng hơn với người đọc, khắc sâu nỗi buồn lặng lẽ, kéo dài, và khắc họa mạnh mẽ tâm trạng trống vắng, quạnh hiu.

Suy ngẫm và phản hồi soạn bài Nhớ Đồng:

Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.

Lời giải:

- Thể thơ: 7 chữ

- Tác giả gieo vần chân “ui” đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ kết hợp với nhịp thơ 4/3 tạo ra nhịp điệu cho các câu thơ, giúp câu thơ trở nên da diết, nhẹ nhàng, thấm đậm nỗi nhớ.

Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.

Lời giải:

Trong bài thơ, tác giả lặp đi lặp lại một số câu thơ và từ ngữ sau:

  • Câu thơ lặp lại nhiều lần:
    • "Gì sâu bằng những trưa thương nhớ"
    • "Hiu quạnh bên trong một tiếng hò"
    • "Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!"
  • Từ ngữ lặp lại: "Đâu" được lặp nhiều lần đầu mỗi câu thơ:
  • "Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi",
  • "Đâu ruồng tre mát thở yên vui", "Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn",
  • "Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?", v.v.

Tác dụng của việc lặp lại:

- Nhấn mạnh cảm xúc thương nhớ và cô đơn: Việc lặp lại các câu "Gì sâu bằng những trưa thương nhớ" và "Hiu quạnh bên trong một tiếng hò"

→ Nổi bật nỗi nhớ da diết, sâu sắc về quê hương và sự hiu quạnh, cô đơn. Nỗi nhớ ấy không chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua mà là một cảm xúc kéo dài, bao trùm.

- Tạo nên nhịp điệu hoài niệm: Từ "Đâu" lặp lại nhiều lần gợi cảm giác hoài niệm về quá khứ. Tác giả liên tục đặt câu hỏi về những hình ảnh thân thuộc ngày xưa, như thể đang tìm kiếm lại những ký ức đã mất, những thứ quen thuộc nhưng giờ đã xa vời. Điều này làm tăng thêm sự tiếc nuối, thương nhớ.

- Kết nối chủ đề: Việc lặp lại các câu thơ và từ ngữ tạo sự liên kết xuyên suốt bài thơ, giúp tập trung vào chủ đề chính – nỗi nhớ quê hương, ký ức về những ngày tháng cũ và cảm giác mất mát. Điều này làm cho cảm xúc trong bài thơ trở nên thống nhất và rõ ràng hơn.

Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Lời giải:

  • Phần 1 (Từ đầu đến “thiệt thà”): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
  • Phần 2 (Tiếp theo đến “ngát trời”): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
  • Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên

Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ

- Bài thơ được sắp xếp theo dạng cấu trúc xoay vòng, bắt đầu và kết thúc bằng cùng một ý tưởng, những câu thơ lặp lại để nhấn mạnh cảm xúc. Mỗi đoạn đều gắn liền với các câu hỏi bắt đầu bằng "Đâu," thể hiện sự hoài niệm, tìm kiếm những gì đã mất. Xen kẽ giữa các đoạn là sự lặp lại của hai câu thơ chủ đạo:

"Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
"

Sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ

- Bắt đầu với nỗi nhớ và cô đơn: Mở đầu, tác giả diễn tả sự sâu lắng của "trưa thương nhớ" và nỗi cô quạnh với hình ảnh "một tiếng hò

- Hoài niệm về quá khứ tươi đẹp: Tác giả liên tục dùng từ "Đâu" để tìm kiếm những hình ảnh quen thuộc của làng quê: "ruộng tre mát," "ô mạ xanh," "nương khoai," "dáng hình quen,"...

→ Thể hiện sự tiếc nuối và nhớ nhung những kỷ niệm, những hình ảnh gắn bó với tuổi thơ, với quê hương.

- Cảm xúc dâng trào của nỗi thương nhớ: Đến đoạn giữa, cảm xúc dâng trào mạnh mẽ khi tác giả đối diện với sự mất mát và cách biệt: "Sao mà cách biệt, quá xa xôi." không chỉ hướng về cảnh vật mà còn về con người, đặc biệt là hình ảnh "mẹ già xa đơn chiếc,"

→ Nổi bật nỗi đau xa cách, cô đơn.

- Tìm kiếm lẽ sống và giác ngộ: Sau những nỗi nhớ về quê hương và quá khứ, tác giả quay về nội tâm, nhớ lại những ngày tháng "tôi nhớ tôi" - thời điểm tìm kiếm lẽ yêu đời và muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn.

→ Tác giả cảm thấy "nhẹ nhàng" như con chim tự do, hòa vào thiên nhiên.

- Kết thúc bằng nỗi nhớ dai dẳng: Cuối cùng, bài thơ quay lại với cảm xúc ban đầu – nỗi nhớ "hiu quạnh" không nguôi. Câu thơ "Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh / Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!" được lặp lại

→ Như một sự khẳng định rằng dù đã trải qua mọi suy nghĩ, mọi hoài niệm, nỗi nhớ ấy vẫn còn nguyên vẹn.

Sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện: Nhớ đồng đã thể hiện nỗi nhớ quê da diết của nhà thơ, tiếp đó là sự nhớ thương cuộc sống và cao hơn là nỗi lòng khao khát tự do và bất bình với thực tại.

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ "Nhớ đồng" của Tố Hữu là nỗi nhớ da diết về quê hương, về những cảnh sắc, con người và cuộc sống lao động mộc mạc, thanh bình của làng quê, đồng thời thể hiện sự khao khát tự do, mong muốn thoát khỏi cảnh tù đày để trở về với quê hương và lý tưởng cách mạng.

- Căn cứ để xác định cảm hứng này:

  • Nỗi nhớ quê hương xuyên suốt bài thơ: Hình ảnh quê hương như "ruộng tre," "ô mạ xanh," "tiếng hò" thể hiện nỗi nhớ cảnh sắc nông thôn thanh bình. Từ "Đâu" lặp đi lặp lại thể hiện sự tìm kiếm và khắc khoải nhớ nhung những cảnh vật và con người quen thuộc đã mất đi trong hiện tại.
  • Hình ảnh con người lao động: "những lưng cong xuống luống cày," "những bàn tay ấy vãi giống tung trời." Những con người này gắn bó với đất đai, với thiên nhiên, và họ tượng trưng cho sức sống và tinh thần lao động của làng quê, làm tăng thêm nỗi nhớ nhung da diết của tác giả
  • Nỗi cô đơn và khao khát tự do: Khung cảnh nhà tù, nơi tác giả bị giam cầm, được phản ánh qua cảm xúc "hiu quạnh" và "trưa thương nhớ." Từ đó, nỗi nhớ không chỉ là nỗi nhớ quê hương mà còn là khao khát được thoát khỏi sự tù túng, trở về với quê hương và lý tưởng đấu tranh cách mạng. Hình ảnh "con chim cà lơi" tự do và vui ca hát trong tưởng tượng cũng gợi lên mong muốn tự do mạnh mẽ của tác giả.
  • Sự đồng cảm với những người thân và cộng đồng: Trong bài thơ, tác giả không chỉ nhớ cảnh vật, con người mà còn thể hiện tình cảm sâu sắc với mẹ và những "hồn thân tự thuở xưa," những người thân thương đã gắn bó nơi chôn rau cất rốn. Điều này cho thấy nỗi nhớ của tác giả không chỉ hướng về cảnh vật mà còn về tình cảm gia đình, đồng bào.
  • Sự vận động của mạch cảm xúc: Cảm xúc trong bài thơ không chỉ dừng lại ở nỗi nhớ mà còn thể hiện sự khát khao trở về với lý tưởng cách mạng, như đoạn "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời" mong muốn được trở về với những giá trị cao đẹp. Bài thơ không chỉ đơn thuần là nỗi nhớ quê hương mà còn là niềm khát khao tự do, lý tưởng và niềm tin cách mạng.

Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?

Lời giải:

Chủ đề của bài thơ "Nhớ đồng": Chủ đề của bài thơ "Nhớ đồng" của Tố Hữu là nỗi nhớ quê hương tha thiết, nhớ cảnh đồng quê bình dị, thân thuộc và khát vọng tự do, mong muốn trở về với cuộc sống tự do để tiếp tục con đường cách mạng trong lúc bị giam cầm trong ngục tù, khắc khoải nhớ về lý tưởng cách mạng.

Chủ đề này được thể hiện qua các hình thức nghệ thuật sau:

- Sử dụng điệp từ "Đâu" và cấu trúc câu hỏi: Điệp từ "Đâu" được lặp đi lặp lại ở nhiều câu thơ.

→ Đây là cách tác giả nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương, tìm kiếm những điều thân quen đã mất trong thực tại. Câu hỏi liên tục không chỉ thể hiện sự băn khoăn mà còn khắc họa rõ nét nỗi nhớ nhung khắc khoải của người xa quê, đang bị giam cầm.

- Hình ảnh thiên nhiên, con người gắn với quê hương: Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam

→ Gợi lên một khung cảnh đồng quê yên bình, trù phú, gắn liền với cuộc sống lao động của người nông dân. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu sâu sắc với quê hương và cuộc sống lao động giản dị.

- Hình ảnh con người lao động: "lưng cong xuống luống cày" và "bàn tay vãi giống tung trời"

→ Sự cần cù, chất phác của người nông dân. Họ là những người gắn bó với đất đai, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, bền bĩ. Đây cũng là đối tượng mà tác giả luôn trân trọng và gắn bó, thể hiện sự đồng cảm với những người lao động.

- Sử dụng hình thức lặp lại hai câu thơ chủ đạo: Hai câu thơ "Gì sâu bằng những trưa thương nhớ / Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!" được lặp lại nhiều lần

→ Nhấn mạnh nỗi nhớ thương quê hương da diết và sự cô đơn, hiu quạnh của tác giả trong cảnh tù đày. Tạo nên nhịp điệu ám ảnh, như tiếng vọng của nỗi nhớ, làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

- Hình ảnh “con chim cà lơi”: biểu tượng cho khát vọng tự do, thể hiện tinh thần lạc quan, niềm tin vào tương lai tươi sáng của tác giả

- Sử dụng nhịp điệu nhẹ nhàng, gợi cảm: Bài thơ có nhịp điệu chậm rãi, nhẹ nhàng, giống như nhịp đập của nỗi nhớ nhung sâu lắng.

Câu 6 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?

Lời giải:

Các thông điệp chính có thể rút ra từ bài thơ:

  • Tình yêu quê hương và sự gắn bó với những giá trị bình dị: Bài thơ thể hiện nỗi nhớ sâu đậm về cảnh sắc và cuộc sống làng quê, nhấn mạnh quê hương là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu.
  • Khát vọng tự do và đấu tranh vượt qua nghịch cảnh: Trong cảnh ngục tù, tác giả bày tỏ mong muốn mãnh liệt được thoát khỏi cảnh tù túng, khẳng định ý chí và niềm tin vào tự do.
  • Tình đồng bào và lòng biết ơn đối với người lao động: Tác giả tôn vinh người nông dân cần cù, nhấn mạnh sự trân trọng và gắn kết với tầng lớp nhân dân lao động.
  • Niềm tin vào lý tưởng cách mạng: Tác giả thể hiện sự trăn trở trong việc tìm đường cách mạng nhưng luôn kiên định với lý tưởng, gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào cuộc đấu tranh vì tự do.

Câu 7 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong bài thơ Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?

Bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu gợi lên nỗi nhớ da diết về quê hương, với những hình ảnh đồng quê mộc mạc, thân thuộc. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu sâu sắc đối với cảnh sắc, con người lao động và khát khao tự do mãnh liệt. Nỗi cô đơn trong cảnh tù đày làm tăng thêm sự khắc khoải, mong muốn được trở về với lý tưởng cách mạng. Bài thơ giàu cảm xúc, chạm đến trái tim người đọc qua từng câu từ chân thực và giản dị.

Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng đối với việc hiểu nội dung bài thơ: giúp hiểu sâu hơn về nỗi nhớ da diết của tác giả trong bài thơ Nhớ đồng, thể hiện tình yêu quê hương và khát khao tự do mạnh mẽ, làm cho người đọc càng thấu hiểu sâu sắc về tác phẩm và nội dung tác giả truyền đạt.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top