SOẠN VĂN LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1
Bài 1: Soạn bài Trong lời mẹ hát Soạn bài Những chiếc lá thơm tho Soạn bài Nhớ đồng Soạn bài Thực hành tiếng Việt Soạn bài Chái bếp Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác Soạn bài Bạn biết gì về sóng thần Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng Soạn bài Mưa xuân 2 Soạn bài Thực hành tiếng Việt Soạn bài Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Soạn bài Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó Soạn bài Ôn tập (Bài 2) Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu Soạn bài Bài ca Côn Sơn Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Soạn bài Thực hành tiếng Việt Soạn bài Lối sống đơn giản Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội Soạn bài Ôn tập (Bài 3) Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày Soạn bài Khoe của, con rắn vuông Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4) Soạn bài Văn hay Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục Soạn bài Cái chúc thư Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5) Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
SOẠN VĂN LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2
SOẠN VĂN LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1
SOẠN VĂN LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 2
SOẠN VĂN LỚP 8
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Soạn bài Hịch tướng sĩ, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức ngắn gọn, dễ hiểu nhất giúp bạn hiểu được nội dung tác phẩm và trả lời các câu hỏi liên quan.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Soạn bài Hịch tướng sĩ, Ngữ Văn 8 tập 1 (Kết nối tri thức) sẽ giúp các bạn học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản này, đồng thời tìm ra được những đáp án chính xác cho các câu hỏi trong sách giáo khoa, từ dó giúp việc tiếp thu bài học trên lớp trở nên dễ dàng hơn.

Các bạn hãy tìm hiểu nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của freetuts nhé!

Tìm hiểu chung Hịch tướng sĩ

soan bai hich tuong si 1 jpg

Soạn bài Hịch tướng sĩ, Văn 8, KNTT ngắn gọn nhất.

Cùng tìm hiểu qua một số thông tin quan trọng về tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn nhé!

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Tác giả Trần Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn không rõ năm sinh nhưng nhiều tài liệu đã ghi rằng ông sinh năm 1231, mất năm 1300, tước là Hưng Đạo Vương, ông vốn là một vị tướng kiệt xuất, tài giỏi của dân tộc ta.

Ông là người có công lớn đem lại chiến thắng trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ hai, và thứ ba.

Chính vì nhiều công lao to lớn, hiện nay có rất nhiều đền thờ Hưng Đạo Vương được lập ra trên các tỉnh thành của nước ta.

Tác phẩm Hịch tướng sĩ

  • Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm được Trần Quốc Tuấn (Hưng Đạo Vương) viết trong khoảng thời gian trước cuộc chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba (1287-1300).
  • Thể loại: Hịch - văn nghị luận được vua, quan, tưỡng lĩnh thời xua viết để nhằm động viên, kêu gọi những binh sĩ, người dưới quyền đứng lên chiến đấu chống kẻ thù.
  • Gía trị nội dung: Là một áng văn đầy hào hùng thể hiện sự yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trước cuộc xâm lược quân Mông - Nguyên lần thứ ba, và thể hiện được sự căm phẫn tột độ cùng với sự mưu trí, chến lược quân sự xuất sắc của Trần Quốc Tuấn.

Sơ đồ tư duy Hịch tướng sĩ

Dưới đây là sơ đồ tư duy soạn bài Hịch tướng sĩ đầy đủ, trực quan và dễ hiểu nhất, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm nhé.

soan bai hich tuong si 2 jpg

Sơ đồ tư duy tác phẩm Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn.

Trả lời câu hỏi soạn bài Hịch tướng sĩ ngắn gọn nhất

Cùng freetuts đọc hiểu văn bản “Hịch tướng sĩ” và đi tìm đáp án cho những câu hỏi trong SGK để hiểu rõ hơn về tác phẩm lịch sử giàu ý nghĩa này nhé.

Trước khi đọc bài Hịch tướng sĩ

Câu hỏi 1 (trang 59, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)

Kể tên một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta.

Trả lời:

Một số vị tướng sĩ nổi tiếng trong lịch sử nước ta mà em biết đó chính là: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Vua Quang Trung, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,...

Câu hỏi 2 (trang 59, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)

Theo em, vì sao quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại?

Theo em, cả ba lần quân Mông - Nguyên đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại đó chính là vì:

  • Các tướng sĩ nhà Trần đã có một tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường, họ không ngại ngày đêm ra sức mài binh, luyện võ để có thể chiến thắng kẻ thù.
  • Các binh sĩ được dẫn dắt, chỉ đạo bởi những vị tướng quân mạnh mẽ, tài giỏi, mưu lược với nhiêu binh kế, nghệ thuật quân sự tài giỏi.
  • Nhân dân, binh sĩ đồng lòng, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ giang sơn cho nước nhà.

Theo dõi bài Hịch tướng sĩ

Theo dõi các nội dung quan trọng được lưu ý trong bài “Hịch tướng sĩ” bởi vì đây chính là những gợi ý quan trọng giúp các bạn học sinh có thể hiểu được nội dung văn bản cũng như tìm ra được câu trả lời cho các câu hỏi trong phần “Trả lời câu hỏi”.

Trả lời câu hỏi bài Hịch tướng sĩ

Câu 1 (trang 63, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)

Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Bài Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích:

  • Thể hiện sự ca ngợi, biết ơn đối với những vị anh hùng hào kiệt đi trước.
  • Lòng căm thù, tức giận của Trần Quốc Tuấn trước ựu ngang tàng, hống hách, đàn áp của quân xâm lược đối với nhân dân nước ta.
  • Khích lệ, động viên lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm của các binh sĩ.

Câu 2 (trang 63, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)

Xác định bố cục của bài hịch và nêu rõ vai trò của từng phần trong việc thực hiện mục đích của bài hịch hướng tới.

Trả lời:

Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” được chia làm 3 phần, cụ thể như sau:

  • Phần 1: Từ đầu cho đến “đến nay còn lưu tiếng tốt”, nội dung ca ngợi và thể hiện lòng biết ơn đối với những võ tướng. trung thần đã ghi tên mình trong sử sách nước nhà.
  • Phần 2: Tiếp cho đến “ta cũng cam lòng”, nói lên tình hình đất nước hiện tại và nỗi niềm của Trần Quốc Tuấn, một lòng căm thù địch và xót xa trước những hành động của chúng đối với nhân dân ta.
  • Phần 3: Đoạn còn lại, lên án, răn đe những người có suy nghĩ sai trái và ra sức kêu gọi, động viên tình thần quân sĩ quyết tâm đánh giặc ngoại xâm.

Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)

Hãy chỉ ra những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch. Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng điều gì?

Trả lời:

Những điểm chung của tám cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch là:

  • Đều trung hành với chủ tướng, một lòng một dạ và không tiếc thân mình hy sinh vì chủ tướng.
  • Một lòng gan dạ, dũng cảm, quyết tâm chiến đấu tới cùng.

Tác giả nêu hành động của những cặp nhân vật lịch sử này để khẳng định rằng trước nay đất nước ta vốn không thiếu những tấm gương trung thần lừng lẫy và luôn được lưu danh ngàn đời, qua đó cũng muốn nhắc nhở quân sĩ của mình phải trung với nước, nghĩa với dân để xứng đáng với hai chữ nam nhi.

Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)

Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng nào?

Trả lời:

Những hiện tượng trong thực tế mà Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến để khơi gọi cảm xúc mạnh me tỏng lòng các tì tướng và thuyết phục họ là:

  • Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra vào thời loạn lạc, lớn gặp nuổi gian nan,...khỏi để tai vạ về sau?”.
  • “Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức,...đau xót biết chừng nào!”.
  • Nhớ lấy câu “đặt mồi lửa vào dưới đống củi” là nguy cơ.
  • Lấy điều “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sơ.
  • Người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ”.

Câu 5 (trang 63, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)

Tác giả đã dùng những bằng chứng và lí lẽ nào để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng?

Trả lời:

Những bằng chứng, lí lẽ mà tác giả dùng để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng là:

Bằng chứng:

  • Lấy việc chọi gà làm vui đùa,
  • Lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển.
  • Thú vui làm vườn ruộng, quyến luyến vợ con, lo làm giàu mà quên việc nước.
  • Ham săn bắn mà quên việc binh.

Lí lẽ:

  • Nhìn chủ mà không biết lo.
  • Thấy nước nhục mà không biets thẹn.
  • Làm tướng triều đình mà phải hầu quân giặc mà không biết tức.
  • Nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sử mà không biết căm.

Câu 6 (trang 63, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)

Tác giả chọn cách diễn đạt như thế nào để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng. Hãy phân tích một ví dụ mà em cho là tiêu biểu cho cách diễn đạt đó.

Trả lời:

  • Tác giả lúc thì dùng giọng văn của một người chủ tướng với phong thái uy nghiêm, quyền lực có tính răn đe các tì tướng, lúc thì dùng một giọng văn vô cùng trìu mến, đầy tình cảm của những người đồng cảnh ngộ với nhau khi đất nước đang bị giặc xâm lăng.
  • Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng những hình ảnh, điển tích, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử để giúp cho lời nói của mình thêm phần sinh động và có tính khách quan cao.
  • Ví dụ khi muốn thể hiện tình cảm, sự gần gũi của mình với các tì tướng, tác giả đã kể ra những việc làm tử tế mà mình đã làm cho các tì tướng như: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có áo mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức,...

Câu 7 (trang 63, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)

Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ nào để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc giữ nước?

Trả lời:

Chủ tướng Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ đầy tính thuyết phục thậm chí có phần răn đe để kêu gọi tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc giữ nước, cụ thể như sau:

  • Vạch rõ ranh giới và khẳng định giặc là kẻ thù không đội trời chung với chúng ta.
  • Nếu không biết đứng dậy đanh giặc mà cứ điềm nhiên thì chẳng khác nào đang đầu hàng. ‘
  • Chỉ có con đường luyện binh mãi võ thì mới có thể dành chiến thắng, lúc đó đất nước mới được ấm no, gia đình mới được hạnh phúc. tiếng thơm để lại mãi muôn đời.
  • Đặc biệt nếu luyện binh theo sách này, nghe lời chỉ bảo của chủ tướng thì mới phải đạo, trái lời dạy thì chẳng khác nào kẻ nghịch thù.

Câu 8 (trang 63, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)

Từ bài hịch, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?

Trả lời:

Từ bài “Hịch tướng sĩ”, em rút ra được kinh nghiệm nếu muốn viết tốt một bài văn nghị luận, chúng ta cần phải lưu ý những điều sau:

  • Trước tiên phải trình bày theo một bố cục rõ ràng.
  • Các luận điểm đưa ra phải có lí lẽ, bằng chứng đi kèm để tăng tính xác thực, và tốt nhất mỗi luận điểm nên viết riêng thành một đoạn để người đọc có thể hình dung rõ nội dung từng đoạn.
  • Nên kết hợp với các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, cường điệu để giúp bài viết trở nên giàu cảm xúc hơn, bớt khô khan hơn.

Viết kết nối với đọc bài Hịch tướng sĩ

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bài viết:

Đât nước Việt Nam chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm văn hiến, và suốt khoảng thời gian dó đã hình thành nên rất nhiều truyền thống quý báu và đáng tự hào. Điển hình nhất không thể không nói đến truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

Từ xa xưa, người Việt Nam ta đã luôn đề cao và coi trọng việc học hành, đặc biệt dành một sự tôn trọng và tình cảm quý báu đối với giáo viên, người đã đem lại cho chúng ta vô vàn những kiến thức quý báu, điều này được thể hiện qua rất nhiều câu ca dao tục ngữ như:

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, “Không thầy đố mày làm nên”...

Và những tư tưởng ấy đã thấm nhuần vào trong suy nghĩ của các thế hệ con em sau này, và chúng ta thậm chí còn có một ngày lễ riêng biệt được dành để tôn vinh sự cống hiến quý báu của thầy cô đó chính là ngày 20 tháng 11 hàng năm được chọn là “Ngày nhà giáo Việt Nam”.

Vậy mõi học sinh chúng ta phải làm gì để có thể gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu ấy?, chúng ta phải biết ngoan ngoãn, lễ phép và vâng lời thầy cô giáo, phải luôn thể hiện sự tôn trọng đối với thầy cô, hãy luôn coi “cô giáo như mẹ hiền” các bạn nhé!

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nội dung soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2 thì đừng bỏ qua bài viết được chia sẻ tại đây nhé!

Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ nội dung soạn bài Hịch tướng sĩ trong chương trình Ngữ Văn 8, tập 1 (Kết nối tri thức) một cách ngắn gọn, đầy đủ nhất. Hy vọng với bài viết này, các bạn học sinh có thể dễ dàng hoàn thành tốt bài soạn văn của mình.

Đừng quên ghé thăm chuyên mục Văn học của chúng tôi mỗi ngày để tìm hiểu thêm nhiều bài soạn văn cùng các kiến thức Ngữ Văn quan trọng khác để giúp việc học tập đạt hiệu quả cao hơn nha!

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

Top