- Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu SGK Ngữ Văn 8, tập 1 - Chân trời sáng tạo một cách đầy đủ, ngắn gọn nhất, cùng tìm hiểu chi tiết tại đây nhé.
Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu sách Ngữ Văn 8, tập 1 - Chân trời sáng tạo là yêu cầu mà giáo viên sẽ giao cho các em học sinh chuẩn bị trước khi đến lớp, vậy các em có biết làm sao để có một bài soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nhất không? Nếu không thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của freetuts để tìm hiểu chi tiết nhé.
Bố cục bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu của Vũ Nho
Tác phẩm “Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu” được chia làm 3 phần như sau:
- Phần 1: Từ đầu cho đến “Hình như thu đã về”. Nội dung chính nói về dấu hiệu cảnh sắc thiên nhiên báo hiệu mùa thu đã về.
- Phần 2: Tiếp theo cho đến “Chưa thật rõ ở hai khổ thơ trên”. Cảm nhận trực tiếp vvề sự thay đổi của quang cảnh, đất trời khi mùa thu đã về
- Phần 3: Đoạn còn lại. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên thay đổi khi vào thu mà cảm xúc, suy ngẫm của con người khi thu đến cũng hoàn toàn thay đổi.
Tại đây, chúng tôi còn muốn chia sẻ thêm cho các bạn nội dung soạn bài Mưa xuân 2 - Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất, hãy cùng tìm hiểu thêm nha.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Trả lời câu hỏi SGK
Lá cây chuyển màu vàng báo hiệu mùa thu về.
Cùng freetuts đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong bài “Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu” để có thể thực sự hiểu rõ về tác phẩm này hơn nhé.
Phần chuẩn bị đọc
Câu hỏi: Ghi lại một vài cảm nhận của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Ngữ Văn 7, tập một, Bộ sách Chân trời sáng tạo) trước khi đọc văn bản này.
Trả lời:
Khi đọc bài thơ “Sang Thu” của tác giả Hưu Thỉnh, em có cảm xác rất bâng khuâng và xao xuyến, vì mình có thể mường tượng ra được cảnh đẹp của thiên nhiên, đất trời trong khoảnh khắc giao mùa. Chỉ với những câu thơ năm chữ ngắn gọn mà tác giả đã cho chúng ta thấy được thiên nhiên, cỏ cây hoa lá và cả chim muông thay đổi ra sao khi mùa thu về. Hơn cả ông còn gửi gắm vào đó là những tâm tư, suy ngẫm của mình thông qua hình ảnh “hàng cây đứng tuổi”, “sấm cũng bớt bất ngờ”, “mưa cùng vơi dần”, giống như những biến cố xảy đến với con người sẽ làm ta trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn.
Phần trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 - Theo dõi: Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng gì?
Trả lời:
Tác giả đặt ra liên tiếp ba câu hỏi có tác dụng thể hiện cảm xúc vô cùng bất ngờ của bản thân khi cảm nhận được mùa thu đã về qua những dấu hiệu ấy.
Câu 2 - Suy luận: Em hiểu thế nào về nhận xét “khổ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó?”
Trả lời:
Tác giả nói rằng “Khổ thứ ba là cái gốc của cây thớ đó” quả thật rất đúng, vì khổ ba vừa mang đến những cảm giác tươi mới với vẻ đẹp mới mà nó còn có nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa, làm cho hai khổ đầu trờ nên rõ ràng hơn bao giờ hết, giúp người đọc có thể dễ dàng nhận ra được ý nghĩa mùa thu đã về thật rồi.
Phần suy ngẫm và phản hồi
Câu 1: Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ bằng chứng của văn bản.
Trả lời:
Luận điểm 1: Tác giả cảm nhận mùa thu đến một cách quá đỗi bất ngờ, thông qua các lí lẽ, bằng chứng sau:
- Hương ổi phả vào gió se một một thơm dễ chịu.
- Đầu ngõ đã bắt đầu xuất hiện sương sớm.
- Đặt câu hỏi nghi vấn “Hình như thu đã về?”.
Luận điểm 2: Những cảm nhận về sự thay đổi của thiên nhiên khi vào thu, thông qua các lí lẽ, bằng chứng như:
- Tác giả phóng tầm mắt ra xa hơn để quan sát những sự thay đổi.
- Dòng sông cũng di chuyển êm đềm, dềnh dàng khác với vẻ dữ dội ở mùa hạ
- Từng đàn chim vội vã bay đi tìm nơi tranh rét.
- Đám mây mùa hạ cũng đã vắt nửa mình qua mùa thu.
Luận điểm 3: Sự suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ Hữu Thỉnh.
- Từ việc quan sát mức độ nắng, mưa, sấm, chớp trở nên có chừng mực, ổn định hơn cũng giông cuộc đời con người, đầy biến động lúc trẻ nhưng về già thì lại êm đềm hơn.
- Sự xuất hiện của “hàng cây đứng tuổi” cũng giống như đại diện cho con người, khi thu sang nhìn lại nửa đời của mình thì sẽ trở nên khẩn trương thêm, chín chắn thêm.
Câu 2: Nêu luận đề của văn bản. Em dựa trên cơ sở nào em xác định như vậy?
Trả lời:
Luận đề của văn bản đó chính là “Sự thay đổi của con người, của cảnh sắc thiên nhiên, vạn vật xung quanh khi khoảnh khắc giao mùa giữa hạ sang thu”.
Cơ sở mà em có thể xác định được luận đề này đó chính là dựa vào nhan đề của tác phẩm cùng với việc phân tích các đoạn thơ, câu văn và đặc biệt ở đoạn kết của bài.
Câu 3: Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn sau:
“Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ…cho mùa thu có thêm hương sắc mới.”
Trả lời:
- Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan: “Với các thi nhân mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo”.
- Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan: “Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới”.
Câu 4: Em có đồng ý với nhận định “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật” hay không? Vì sao?
Trả lời:
Em hoàn toàn đồng ý với nhận định trên, vì chúng ta có thể thấy rõ được rằng nhan đề của tác phẩm đã giúp tác giả truyền đạt đến cho người đọc hiểu được chủ đề của tác phẩm. Không cần những từ ngữ khoa trương, không cần quá dài dòng mà chỉ vỏn vẹn hai chữ “Sang thu” cũng đủ cho người đọc cảm nhận được sự chuyển biến của đất trời, của thiên nhiên và cả của con người khi mùa thu về.
Câu 5: Viết từ bốn đến năm câu để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.
Trả lời:
Trong số những tác phẩm viết về mùa thu của các thi nhân thì có lẽ bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là ấn tượng và xuất sắc hơn cả. Đọc tác phẩm ấy, chúng a có thể đắm chìm vào một khung cảnh thiên nhiên đất trời khi chuyển mình sang thu vô cùng đẹp và thơ mộng biết bao. Tác giả đã vừa cảm nhận bằng thính giác bằng cách nhận ra hương ỏi thơm ngọt hòa vào trong gió, và sau đó là cả bằng thị giác thông qua những hình ảnh hết sức nên thơ như những làn sương chùng chình qua ngõ, hay cả con sông cũng êm dịu hơn, từng đàn chìm vội vã bay đi, đám mây như dải lụa vắt từ mùa hạ sang mùa thu. Tất cả đã góp phần vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu khiến đọc giả phải bâng khuâng, xao xuyến.
Nếu bạn muốn chuẩn bị bài "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" tốt nhất thì hãy tham khảo nội dung soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Chân trời sáng tạo được chúng tôi chia sẻ tại đây nha.
Sơ đồ tư duy soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Cùng tìm hiểu sơ đồ tuy duy cho bài soạn “Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu” cực chi tiết và dễ hiểu dưới đây nhé.
SĐTD bài soạn “Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu” của Vũ Nho.
Như vậy, nội dung Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu của freetuts.net đã kết thúc tại đây, hy vọng với những kiến thức trên, các em học sinh lớp 8 có thể cảm nhạn được ý nghĩa, nội dung của tác phẩm từ dó giúp cho việc học tốt hơn.
Đừng quên ghé thăm chuyên mục Văn học của chúng tôi để đón đọc thêm nhiều bài soạn văn khác nhé.