- Soạn bài Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi
Soạn bài Bài ca Côn Sơn Ngữ Văn 8, tập 1 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ nhất thông qua việc tìm hiểu bố cục, giá trị nội dung, nghệ thuật và trả lời câu hỏi.
Soạn bài Bài ca Côn Sơn sách Ngữ Văn 8, tập 1 Chân trời sáng tạo là cách giúp các bạn học sinh có thể nắm bắt và hiểu hơn về tác phẩm này trước khi bước vào bài học chính thức ở lớp.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts tìm hiểu bài soạn “Bài ca Côn Sơn” cực chi tiết và đầy đủ nhất nhé.
Tìm hiểu tác phẩm Bài ca Côn Sơn
Soạn bài “Bài ca Côn Sơn”.
Cùng tìm hiểu qua về bố cục, nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi để hiểu hơn vè tác phẩm này nhé.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Bố cục
Tác phẩm được chia làm hai phần như sau:
- Phần 1: Bốn câu thơ đầu, với nội dung khác họa vẻ đẹp thiên nhiên của vùng đất Côn Sơn.
- Phần 2: Bốn câu thơ cuối, với nội dung miêu tả tâm trạng của con người khi được hòa mình vào thiên nhiên của Côn Sơn.
Thể thơ và phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của Bài ca Côn Sơn là biểu cảm, bài thơ dịch theo thể thơ lục bát
Giá trị nội dung
Bài thơ nói lên vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời Côn Sơn và khi đứng trước vẻ đẹp ấy, tâm hồn thi sĩ như Nguyễn Trãi đã có sự giao hòa một cách trọn vẹn nhất với thiên nhiên để có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp ấy.
Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật sử dụng trong Bài ca Côn Sơn bao gồm:
- Xen lẫn câu thơ tả cảnh và tả người.
- Sử dụng các biện pháp tu từ như: So sánh, điệp từ, điệp ngữ
- Tác phẩm được viết với giọng điệu nhẹ nhàng, từ ngữ gần gũi, mộc mạc
Trả lời câu hỏi phần Suy ngẫm và phản hồi
Bài thơ “Bài ca Côn Sơn”.
Sao khi đã tìm hiểu bố cục, nội dung của bài thơ này, hãy cùng freetuts tiếp tục đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trong phần suy ngẫm và phẩn hòi để có thể nắm rõ hơn về ý nghĩa, nội dung của “Bài ca Côn Sơn” nhé.
Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.
Trả lời:
Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ sau:
- So sánh: Tiếng suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm, ngồi trên đá có rêu như ngồi chiếu êm, tác dụng của biện pháp này nhằm giúp tăng khả năng gọi gợi hình, gợi cảm cho sự vật sự việc, qua đó cũng muốn giúp cho người đọc có thể cảm nhận rõ nết vẻ đẹp của mảnh đất Côn Sơn, là một nơi phong cảnh hữu tình, bình yên và êm đềm.
- Từ láy “rì rầm” có tác dụng gợi hình, miêu tả dòng nước nơi đây chảy xiết càng làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên Côn Sơn.
- Điệp từ “Côn Sơn” được nhắc lại hai lần nhằm mục đích nhấn mạnh việc tác giả đang miêu tả cảnh đẹp của Côn Sơn.
Câu 2: Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là ai?
Trả lời:
Nhân vật “ta” trong đoạn trích cũng có thể là tác giả Nguyễn Trãi nhưng cũng có thể là một nhân vật trữ tình nào đó.
Câu 3: Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.
Trả lời:
Các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật ta trong đoạn thơ:
- Nước suối chảy rì rầm khi được nhân vật “ta” cảm nhận thì ví như âm thanh trong trẻo của đàn cầm.
- Những tảng đá phủ đầy rêu xanh mang đến cảm giác “ta” đang ngồi chiếu êm
- Rừng thông rậm rạp, tạo bóng mắt cho “ta” nằm.
- Bóng trúc râm tạo cảm xúc cho “ta” ngâm thơ.
Có thể thấy được mối liên quan mật thiết giữa cảnh sắc thiên nhiên với nhân vật ta, tuy nhiên “ta” luôn trong tâm thế làm chủ thiên nhiên, cảnh sắc đẹp cùng nhằm phục vụ cho ta nghe, ta nằm, ta ngồi, ta ngâm thơ. Qua đó, cũng nhằm khẳng định rằng nhân vật “Ta” đã thực sự hòa mình vào thiên nhiên Côn Sơn.
Câu 4: Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ?
Trả lời:
Qua bài thơ này, chúng ta có thể thấy được nhân vật ta đang ung dung, bình thản hòa mình vào với thiên nhiên Côn Sơn và tận hưởng những gì cảnh sắc nơi đây đã ban tặng, ta thông thả nghe tiếng suối chảy như tiếng đàn, ta ngồi trên những mảnh đá phủ đầy rêu êm như ngồi chiếu, tà nằm, ta rảnh rỗi ngâm thơ dưới những bóng râm mát rượi. Qủa đúng là tâm hồn thi sĩ, ông đã thưởng thức cảnh đẹp nơi đây một cách trọn vẹn nhất và qua đó cũng khẳng định ông là một người có tinh thần yêu thiên nhiên và tâm hồn nhạy cảm.
Tại đây, chúng tôi còn hướng dẫn bạn đọc chi tiết nội dung soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu - Ngữ Văn 8 (Chân trời sáng tạo), cùng tìm hiểu thêm nhé!
Sơ đồ tư duy soạn bài Bài ca Côn Sơn
Bên dưới đây là sơ đồ tư duy tóm tắt bài soạn tác phẩm “Bài ca Côn Sơn”. mời câc bạn học sinh cùng tham khảo thêm nhé.
Sơ đồ tư duy “Bài ca Côn Sơn”.
Trên đây, freetuts.net đã hướng dẫn các em học sinh soạn bài Bài ca Côn Sơn chi tiết và đầy đủ nhất thông qua việc tìm hiểu bố cục, nội dung và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn học văn dễ dàng hơn.
Hẹn gặp lại các em học sinh trong những bài viết khác của chuyên mục Văn học để tìm hiểu thêm nhiều bài soạn văn hay, ý nghĩa khác nhé.