SOẠN VĂN LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1
Bài 1: Soạn bài Trong lời mẹ hát Soạn bài Những chiếc lá thơm tho Soạn bài Nhớ đồng Soạn bài Thực hành tiếng Việt Soạn bài Chái bếp Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác Soạn bài Bạn biết gì về sóng thần Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng Soạn bài Mưa xuân 2 Soạn bài Thực hành tiếng Việt Soạn bài Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Soạn bài Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó Soạn bài Ôn tập (Bài 2) Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu Soạn bài Bài ca Côn Sơn Soạn bài Thực hành tiếng Việt Soạn bài Lối sống đơn giản Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội Soạn bài Ôn tập (Bài 3) Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục Soạn bài Cái chúc thư Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5) Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
SOẠN VĂN LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2
SOẠN VĂN LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1
SOẠN VĂN LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 2
SOẠN VĂN LỚP 8
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

Hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt - sách Văn 8 - chân trời sáng tạo, giúp chúng ta cảm nhận được ý nghĩa và nội dung mà tác giả truyền đạt.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tính hình tượng và cảm xúc, không chỉ thể hiện qua ngữ pháp, cấu trúc câu mà còn ở sự tinh tế trong cách lựa chọn và kết hợp từ ngữ. Khi ta thực hành tiếng Việt, ta sẽ hiểu rõ hơn vẻ đẹp của tiếng Việt mà còn trau dồi khả năng diễn đạt sao cho chuẩn xác, mượt mà và giàu tính biểu cảm.

Cùng freetuts tìm hiểu nội dung soạn bài Thực hành tiếng Việt 8, trang 20, Ngữ Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo trong bài viết bên dưới đây nha.

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh có trong những trường hợp sau và phân tích tác dụng của chúng:

Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao

(Trương Nam Hương, Trong lời bài hát)

Con nghe thập thình tiếng cối

Mẹ ngồi giã gạo ru con

(Trương Nam Hương, Trong lời bài hát)

  1. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.

(Truyện dân gian Việt Nam, Ếch ngồi đấy giếng)

  1. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Lời giải:

1.

  • Từ tượng hình: "Chòng chành".
  • Tác dụng: Gợi lên hình ảnh dòng văn hóa truyền thống, nhẹ nhàng và êm ái như lời ru của mẹ, gửi gắm tư tưởng tình cảm thiết tha của tác giả đối với quê hương.

2.

  • Từ tượng thanh: "Thập thình".
  • Tác dụng: Từ này tạo cảm giác chân thật, giúp người đọc hình dung rõ hơn khung cảnh yên bình, tĩnh lặng của làng quê, cũng như công việc vất vả và tỉ mỉ của người mẹ.

3.

  • Từ tượng thanh: "ồm ộp"
  • Tác dụng: tăng thêm sự hài hước, nhấn mạnh sự tự kiêu, tự mãn và khoe khoang của nhân vật con ếch trong câu chuyện dân gian. Đây là âm thanh đầy chất "thô kệch", phản ánh tính cách và thái độ "nghênh ngang" của nhân vật.

4.

  • Từ tượng thanh: "Phanh phách".
  • Tác dụng: Thể hiện hành động mạnh mẽ và quyết đoán của Dế Mèn khi đạp lên ngọn cỏ. Âm thanh này giúp người đọc cảm nhận rõ nét sự nghịch ngợm, năng động, khỏe khoắn của Dế Mèn, đồng thời làm nổi bật sự hiếu động và tinh nghịch của nhân vật trong cuộc phiêu lưu của mình.

Tại đây, chúng tôi còn chia sẻ nội dung soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5) đây đủ, ngắn gọn nhất, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bài học này thì đừng bỏ qua nhé!

Câu 2 (trang 20, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Liệt kê năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người và năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên.

Lời giải:

- Năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người:

  • Lững thững
  • Khệnh khạng
  • Xiêu vẹo
  • Rón rén
  • Lấm lét

- Năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên:

  • Rì rào
  • Loảng xoảng
  • Ầm ầm
  • Líu lo.
  • Tí tách

Câu 3 (trang 20, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Điền từ tượng thanh, từ tượng hình phù hợp vào chỗ trống:

a, Đêm khuya thanh vắng, chỉ còn tiếng mưa rơi ….. bên hiên nhà.

b, Mùa đông, cây bàng vươn dài những cành ….., trơ trụi lá.

c, Sự tĩnh lặng của đêm tối khiến tôi nghe rõ tiếng côn trùng kêu ….. từ ngoài đồng ruộng đưa vào.

d, Ở miệt này, sông ngòi, kênh rạch bủa giăng …… như mạng nhện.

đ, Đó là một ngôi làng đặc biệt nằm giữa những ngọn núi đá …… ở Hà Giang.

Lời giải

a, tí tách/ lộp bộp/ rả rích

b, khẳng khiu

c, râm ran

d, chằng chịt

đ, cheo leo

Câu 4 (trang 20, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Tìm ít nhất hai ví dụ về việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh ở những văn bản mà em đã đọc và cho biết tác dụng của chúng trong những trường hợp ấy.

- Ví dụ 1: Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh trong "Tiếng gà trưa, tay bà khum khum / Tiếng gà cục tác, ổ rơm hồng những trứng."

  • Từ tượng thanh: "Cục tác"
  • Tác dụng: "Cục tác" là âm thanh tiếng gà kêu khi đẻ trứng. Từ này gợi tả âm thanh quen thuộc của tiếng gà trong khung cảnh làng quê, làm sống dậy những kỷ niệm tuổi thơ ấm áp và giản dị. Âm thanh này không chỉ gợi lên sự gần gũi, thân thương, mà còn góp phần tạo nên không khí bình dị của cuộc sống nơi làng quê, nơi tình cảm gia đình và những kỷ niệm tuổi thơ vẫn luôn in sâu trong lòng người cháu.

- Ví dụ 2: " Cảnh ngày hè" - Nguyễn Trãi trong ''Lao xao chợ cá làng ngư phủ / Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương''

  • Từ tượng thanh "lao xao" và từ tượng hình " dắng dỏi"
  • Miêu tả âm thanh đặc trưng của mùa hè làm cho câu thơ giàu nhạc điệu hơn.

Câu 5 (trang 20, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Tác dụng nét độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các trường hợp sau (chú ý những cụm từ/ câu thơ được in đậm):

  1. Khóm trúc, lùm tre huyền thoại
    Lời ru vần vít dây trầu

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)

  1. Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
    Lúa mềm xao xác ở ven sông

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

  1. Con nghe dập dờn sóng lúa
    Lời ru hóa hạt gạo rồi

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)

Lời giải:

- "Lời ru vần vít dây trầu" cũng là cách kết hợp từ ngữ đặc biệt. "Vần vít" thường được dùng để chỉ sự quấn quýt, nhưng ở đây, nó lại được dùng để mô tả cách mà "lời ru" bện chặt, gắn bó với "dây trầu", tạo cảm giác gần gũi, thân thương, làm nổi bật sự đan xen giữa tình cảm gia đình và cuộc sống lao động.

- Từ "xao xác" thường được dùng để chỉ âm thanh của lá, tiếng động nhỏ trong gió, nhưng ở đây lại được dùng để miêu tả lúa. Hình ảnh này khiến người đọc hình dung ra một cánh đồng lúa mềm mại, đung đưa theo từng làn gió nhẹ, tạo nên âm thanh của sự sống, của thiên nhiên yên bình.

- Đây là sự kết hợp từ ngữ rất sáng tạo, khiến "lời ru" – vốn là âm thanh, là tình cảm – trở thành vật chất cụ thể, “hạt gạo”. Cách diễn đạt này làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc của lời ru mẹ: không chỉ là tình thương yêu mà còn là nguồn nuôi dưỡng cả tinh thần và thể chất cho con cái, gắn bó với cuộc sống lao động và nuôi sống con người.

Nếu bạn đang tìm kiếm hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 3) - Từ Hán Việt, Ngữ Văn 8, tập 1 Chân trời sáng tạo thì đừng bỏ qua bài viết được chia sẻ tại đây nhé!

Câu 6 (trang 21, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.

Lời giải:

Hè năm nay, tôi được về thăm quê ngoại. Tôi đã có những kỉ niệm thật đẹp đẽ. Mỗi buổi sáng, tôi thức dậy từ sớm rồi đi tập thể dục cùng ông ngoại. Không khí ở làng quê thật trong lành, khác hẳn với thành phố. Tập thể dục xong, hai ông cháu trở về nhà ăn sáng. Sau đó, tôi sẽ cùng với các bạn trong xóm ra cánh đồng chơi. Chúng tôi cùng nhau chơi ô ăn quan, cướp cờ, thả diều… Toàn những trò chơi dân gian mà ở thành phố em chưa từng được chơi. Khi ông mặt trời đã lên cao, cả nhóm trở về nhà. Tôi được thưởng thức những món ăn thôn quê của bà ngoại. Đến khi chiều xuống, những tia nắng chói chang dần yếu ớt rồi biến mất. Cơn gió thổi mát rượi như xua tan đi cái oi nóng của ngày hè. Tôi lại theo ông ngoại ra vườn. Vườn cây của ông thật rộng biết bao. Trong vườn trồng rất nhiều cây ăn quả. Tôi đã giúp ông tưới nước cho cây cối. Sau đó, ông còn hái rất nhiều loại quả cho tôi. Đến tối, tôi và bà ra ngoài sân ngồi hóng mát. Tôi vừa thưởng thức hoa quả, vừa được nghe bà kể chuyện. Tiếng ve kêu râm ran khắp đêm hè. Kỉ niệm về một mùa hè thật đẹp đẽ biết bao!

Trên đây là những lời giải, hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt của freetuts.net. Mong rằng các em có thể dựa vào đó và hiểu được bài. Nếu bạn muốn tìm kiếm thêm nhiều bài soạn văn, bài tập làm văn mẫu hay các kiến thức Ngư Van quan trọng khác thì đừng quên ghé thăm chuyên mục Văn học của chúng tôi nhé!

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Top