- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68, Ngữ Văn 8, tập 1 (Kết nối tri thức) ngắn gọn thông qua việc tìm hiểu về đoạn văn song song, phối hợp và trả lời câu hỏi SGK.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68 Văn 8, Kết nối tri thức tập 1 sẽ giúp các bạn học sinh tìm hiểu thêm kiến thức về đoạn văn song song, đoạn văn phối hợp và trả lời những câu hỏi liên quan trong SGK. Chi tiết hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của freetuts nhé!
Tìm hiểu về đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68, Ngữ Văn 8 ngắn gọn nhất.
Cùng tìm hiểu chi tiết về định nghĩa và vai trò của đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp nhé!
Đoạn văn song song là gì?
Đoạn văn song song là đoạn văn không có câu chủ đề, mỗi câu trong đoạn văn đều triển khai một nội dung, khía cạnh quan trọng, riêng biệt, không có câu nào mang tính khái quát các câu còn lại, mỗi câu đều là một phần quan trọng của đoạn văn.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Đoạn văn song song thường được dùng để trình bày thông tin theo cách khách quan, không mang tính đánh giá, nhận xét của người viết.
Ví dụ trang 68, SGK Ngữ văn 8, tập 1 Kết nối tri thức
“Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc, lai lịch của mình…tham gia vào sinh hoạt văn hóa của xã hội”
⟹ Chúng ta có thể thấy được đoạn văn này có tất cả ba câu, mỗi câu đều mang một ý nghĩa riêng nhưng chúng đều liên quan đến việc nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của cộng đồng đối với trẻ em.
Đoạn văn phối hợp là gì?
Đoạn văn phối hợp là một loại đoạn văn được kết hợp nên từ đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp với câu mở đầu sẽ nêu khát quát nội dung, vấn đề trình bày trong đoạn văn, còn câu cuối cùng sẽ là câu mang tính tổng hợp. Các câu còn lại trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai, bổ sung ý cho nội dung.
Đoạn văn phối hợp thường dùng với mục đích khẳng định một ý kiến, đánh giá nào đó của người viết.
Ví dụ trang 68, SGK Ngữ văn 8, tập 1 Kết nối tri thức
“Bị cười, không phải mọi người đều phản ứng giống nhau….Như vậy sự cười nhạo chẳng phải đã vô tình làm hại người ta đó sao?”
⟹ Chúng ta có thể thấy câu đầu tiên là câu đưa ra chủ đề của đoạn văn, câu cuối cùng là câu khái quát lại hậu quả của vấn đề về “sự cười nhạo”, còn các câu còn lại đưa ra những ý kiến, lý lẽ làm nổi bật câu chủ đề.
Nếu bạn muốn biết nội dung soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64, Văn 8 (KNTT) thì cùng tìm hiểu ngay tại đây nha.
Trả lời câu hỏi soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68 Văn 8 KNTT
Sau khi đã tìm hiểu khái niệm về đoạn văn song song, đoạn văn phối hợp, các bạn hãy cùng freetuts đi tìm đáp án cho những câu hỏi trong SGK để ôn luyện lại kiến thức tiếng Việt quan trọng này nha!
Câu 1 (trang 68, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, KNTT)
Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn.
a. Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
b. “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân ta)
Trả lời:
a. Đoạn văn này là đoạn văn song song, các câu trong đoạn văn đều có ý nghĩa riêng biệt, không có câu chủ đề những tất cả những câu văn trong đoạn đều bổ sung, làm rõ ý kiến chính là việc tàm theo “binh thư yếu lược”.
b. Đoạn văn này là đoạn văn phối hợp. với câu đầu tiên khẳng định chủ đề là “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Câu cuối cùng là câu khái quát lại vấn đề. Các câu còn lại trong đoạn thì đều đưa ra những dẫn chứng, lí lẽ cụ thể để làm nổi bật câu chủ đề.
Câu 2 (trang 68, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, KNTT)
Đoạn văn sau được tổ chức theo kiểu nào? Chủ đề của đoạn văn là gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?
Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
(Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương)
Trả lời:
- Đoạn văn trên là đoạn văn song song.
- Chủ đề của đoạn văn này là nói về “hình thức biểu diễn Ca Huế”.
- Em có thể nhận biết rõ điều này thông qua các câu văn trong đoạn đều nói về nội dung liên qua đến Ca Huế như: âm thanh đàn hòa tấu, nhạc khúc, kỹ năng của nhạc công, tiếng đàn trong Ca Huế.
Câu 3 (trang 68, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, KNTT)
Hãy viết một đoạn văn song song và một đoạn văn phối hợp (mỗi đoạn khoảng 7 – 9 câu) theo chủ đề tự chọn.
Trả lời:
Đoạn văn song song:
Sự khiêm tốn là một trong những đức tính quý báu của mỗi con người. Người có lòng khiêm tốn là người biết mình, biết ta, không bao giờ tỏ thái độ kiêu căng, tự mãn đối với khả năng của bản thân mà luôn nỗ lực không ngừng để có thể nâng cao, hoàn thiện kỹ năng và năng lực của mình để ngày càng phát triển theo một chiều hướng tốt hơn. Người khiêm tốn luôn có một thái độ tôn trọng đối với mọi người xung quanh từ cách cư xử lễ độ cho đến lời ăn tiếng nói và nhờ vậy họ sẽ nhận được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh. Khiêm tốn sẽ là một dòn bẩy vô cùng mạnh me giúp bạn không ngừng phát triển và hoàn thiện bản thân. Chính vì vậy, khiêm tốn là một đức tính quý báu, là thức đo chuẩn mực của mỗi con người.
Đoạn văn phối hợp:
Truyền thống tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam chúng ta. Mỗi học sinh, sinh viên và cả các bậc phụ huynh phải biết gìn giữ và phát huy truyền thống tốt dẹp ấy. Đây là một trong những hành động nhằm thể hiện sự biết ơn, trân quy đối với những thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng ta nên người, truyền đạt những điều hay, lẽ phải, những kinh nghiệm sống quý báu để các em học sinh ngày càng trưởng thành và trở thành những người có ích trong xã hội. Ca dao tục ngư Việt Nam cũng có rất nhiều câu nói để nhằm nhắc nhở, khẳng định về truyền thống tôn sư trọng đạo như “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Muốn sang phải bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Các em học sinh cần phải biết tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo để có thể tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”, một truyền thống rất đáng tự hào của dân tộc ta.
Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ nội dung soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64, Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức một cách ngắn gọn, đầy đủ nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị bài soạn tốt hơn, hiệu quả hơn.
Nếu các em muốn tìm hiểu thêm nhiều bài soạn văn hay kiến thức Ngữ Văn khác thì hãy truy cập chuyên mục Văn học của chúng tôi thường xuyên hơn nhé!