- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Văn 8 tập 1 (Kết nối tri thức) ngắn gọn nhất bằng cách tìm hiểu chung về tác phẩm và đọc hiểu trả lời câu hỏi SGK.
Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Ngữ văn 8, tập 1, Kết nối tri thức sẽ giúp các bạn học sinh có thể tìm hiểu được nội dung của tác phẩm và đáp án chinh xác cho những câu hỏi trong SGK. Nội dung chi tiết sẽ được freetuts chia sẻ trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu ngay nha!
Tìm hiểu chung Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tìm hiểu nội dung soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Tác giả Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh sinh năm 1890, mất năm 1969, quê quán tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng vĩ đại. một lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta mà người còn là một nhà thơ, nhà văn vô cùng nổi tiếng có rất nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà.
- Những tác phẩm tiêu biểu của Bác: Tuyên ngôn Độc lập (1945), Lòi kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946),...
Tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
- Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ “Báo cáo Chính trị” do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam.
- Giá trị nội dung: Làm sáng tỏ khẳng định “Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn và đây là một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta”.
- Thể loại: Văn bản nghị luận.
Sơ đồ tư duy soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn gọn nhất
Cùng tìm hiểu thêm một số sơ đồ tư duy soạn bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ngắn gọn, chi tiết dưới đây nhé!.
Sơ đồ tư duy soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn gọn nhất.
Sơ đồ tư duy soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta chi tiết nhất.
Trả lời câu hỏi Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Cùng freetuts đọc hiểu văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và tìm đáp án cho những câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8, tập 1, Kết nối tri thức nhé!
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Trước khi đọc Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu 1 (Trang 65 Ngữ văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Trả lời:
Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật Trần Quốc Tuấn đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Bởi vì ông là một danh tướng vô cùng kiệt xuất, tài giỏi, người có công lớn trong hai cuộc khánh chiến chống quân xâm lượng Mông - Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Bên cạnh đó, ông cong là tác giả của tác phẩm “Hịch tướng sĩ”, một bản áng văn hào hùng của dân tộc ta.
Câu 2 (Trang 65 Ngữ văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?
Trả lời:
Trong cuộc sống hôm nay, con người có rất nhiều cách để thể hiện tinh thần yêu nước:
- Những bạn nhỏ thì ra sức học tập để sau này trở thành những nhân tài cho đất nước.
- Người lớn thì ra sức đi làm, cống hiến bản thân để xây dựng đât nước giàu mạnh hơn.
- Các anh bộ đội, chú công an thì ngày đêm gìn giữ trật tự, bảo vệ bình yên cho nhân dân.
- Ngoài ra, việc tuân thủ luật pháp, hiến pháp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là một hành động yêu nước.
Đọc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu hỏi 1 - Theo dõi (trang 66, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?
Trả lời:
Những bằng chứng được nêu ra trong đoạn văn này nhằm làm sáng tỏ luận điểm “tinh thần yêu nước của dân tộc ta đã tồn tại từ rất lâu đời, va chúng ta cần phải ghi nhớ, biết ơn và tự hào bởi nhưng trang sử hào hùng ấy".
Câu hỏi 2 - Theo dõi (trang 66, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Cách nếu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?
Trả lời:
Các bằng chứng được nêu ra ở đoạn văn này được sắp xếp một cách vô chùng chặt chẽ, logic với cấu trúc “từ…đến”, giúp cho người đọc có thể hình dung được trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Câu hỏi 3 - Theo dõi (trang 66, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
Trả lời:
Để có thể phát huy được tinh thần yêu nước của nhân dân ta thì mọi người cần phải ra sức tuyên truyền kết hợp tổ chức, lãnh đạo giúp cho mọi người có thể hiểu được tầm quan trọng của “tinh thần yêu nước” và giúp cho nó có thể phát huy, thực hành vào những công việc hàng ngày cho đến công việc kháng chiến.
Trả lời câu hỏi Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu 1 (Trang 67, Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?
Trả lời:
Theo em, tác phẩm nghị luận “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta không hướng tới một đối tượng cụ thể nào mà nó hướng đến toàn thể người dân nước Việt Nam ta".
Câu 2 (Trang 67, Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?
Trả lời:
Những đặc điểm cho thấy phần trích trong SGK vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh là:
- Có luận đề rõ ràng được thể hiện qua nhan đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
- Bố cục bao gồm 3 phần rõ ràng là:
Phần mở bài: Từ đầu cho đến “tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Nội dung nêu lên luận điểm của văn bản là “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
Phần thân bài: Tiếp cho đến “lòng nông nàn yêu nước”, nội dung là các luận điểm, luận cứ, lí lẽ và bằng chứng xác thực để giúp làm rõ nội dung của đề tài.
Phần kết bài: Đoạn còn lại, nội dung khẳng định lại truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc ta và nhắc nhở, kêu gọi nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần ấy trong cuộc kháng chiến.
Câu 3 (Trang 67, Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản?
Trả lời: Bài nghị luận có 3 luận điểm. cụ thể như sau:
- Luận điểm 1: Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn.
- Luận điểm 2: Trong lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại.
- Luận điểm 3: Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng vởi những hy sinh của tổ tiên ông cha ta ngày trước.
- Luận điểm 4: Khẳng định bổn phận của chúng ta là phải phát huy những truyền thống quý báu ấy.
⟹ Những luận điểm trên tuy khác nhau nhưng chúng đều có chung mục đích làm rõ, bổ sung ý nhằm khẳng định nội dung cho luận đề được nêu trong bài là “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
Câu 4 (Trang 67, Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”.
Trả lời:
Bằng chứng khách quan trong bài giúp tác giả đưa ra nhạn định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” đó chính là:
- Khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy trở thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn giúp đất nước chúng ta vượt qua mọi thử thách để có thể dánh đuổi được quân xăm lăng.
- Những cuộc khánh chiến chống giặc ngoại xâm vĩ đại trong lịch sử như: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
- Từ các cụ già cho đến các cháu nhi đồng, từ những kiều bào cho đến đồng bào vùng tạm chiếm, từ miền ngược đến miền xuôi ai cũng có một lòng nồng nàn yêu nước.
Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được xem là “một truyền thống quý báu” là vì:
- Lòng yêu nước đã hình thành từ rất lâu đời, minh chứng là những cuộc kháng chiến trường kỳ trong lịch sử.
- Nhờ có lòng yêu nước àm nhân dân ta một lòng đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Và lòng yêu nước cũng là tiền đề để phát triển tương lai cho đất nước Việt Nam chúng ta.
Câu 5 (Trang 67, Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?
Trả lời:
Qua bài viết này, tác giả đã muốn người đọc phải nhận thức được tầm quan trọng của tinh thần yêu nước, đây chính là một truyền thốn vô cùng quý báu và rất đáng tự hào mà chúng ta cần gìn giữ, phát huy.
Những nhận thức và hạnh đồng này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống cộng đồng, nếu chúng ta nâng cao tinh thần yêu nước thì sẽ giúp cho đất nước ngày càng phát triển.
Câu 6 (Trang 67, Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?
Trả lời:
Những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục cho bài nghị luận này là:
- Văn bản tuân theo nguyên tắc của một bài văn nghị luận.
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ góp phần giúp cho bài viết trở nên gợi cảm hơn, dễ đi vào lòng người đọc hơn.
- Đưa ra những hình ảnh, lí lẽ, bằng chứng xác thực giúp cho nội dung trở nên chặt chẽ hơn.
Vấn đề “tinh thần yêu nước” được bàn luận trong văn bản này vẫn rất có ý nghĩa đối với thời đại ngày nay, vì:
- Đất nước muốn phát triển thì tất cả nhân dân phải đồng lòng, phải có tinh thần yêu nước để cùng nhau góp sức giúp cho tương lai của đất nước càng rộng mở.
- Tinh thần yêu nước sẽ giúp cho chúng ta ý thức về việc bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Mặc dù ngày nay đã là thời bình nhưng chúng ta vẫn phải luôn cảnh giác với các thế lực thù địch có ý đồ xấu ảnh hưởng đến đất nước.
Tại đây, chúng tôi còn hướng dẫn soạn bài Hịch tướng sĩ, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức ngắn gọn, nếu bạn muốn tìm hiểu về bài học thú vị này thì đừng bỏ qua nha.
Viết kết nối với đọc Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?
Bài viết:
Hiện nay, có rất nhiều người cho rằng “Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?”, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai. Bởi vì lòng yêu nước không chỉ giúp chúng ta đứng dậy đấu tranh chiến đấu chống giặc ngoại xâm, mà lòng yêu nước còn giúp người dân Việt Nam đoàn kết, gắn bố cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu mạnh, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Lòng yêu nước đôi khi còn là sự đùm bọc, tương trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn như chẳng hạn vừa qua cơn bão Yagi đã để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho đồng bào miền Bắc, và chính lúc ấy, lòng yêu nước của dân tộc ta lại được phát huy thông qua việc người dân cả nước chúng tay góp sức, góp của, góp tiền bạc, hiện vật để gửi đến đồng bào miền Bắc nhằm giúp đỡ, hỗ trợ mọi người vượt qua khó khăn. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, lòng yêu nước là cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi thời gian và tồn tại trong mỗi chúng ta. Hãy cùng chung tay để ngày càng phát huy lòng yêu nước của dân tộc ta nhé!
Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ nội dung soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Ngữ Văn 8, tập 1 (Kết nối tri thức) đầy đủ, ngắn gọn nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn học sinh soạn bài được chỉnh chu nhất.
Đừng quên ghé thăm chuyên mục Văn học của chúng tôi để có thể tham khảo thêm nhiều bài soạn văn hay, ấn tượng khác nhé!