- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2, trang 55 Ngữ Văn 8, tập 1 (Kết nối tri thức) ngắn gọn thông qua việc ôn tập lại kiến thức thơ Đường luật và trả lời câu hỏi SGK.
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2 trang 55, Ngữ Văn 8, tập 1 (Kết nối tri thức) sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập lại kiến thức về thể thơ thất ngôn bất cú Đường luật, tứ tuyêt Đường luật và trả lời câu hỏi ôn tập trong SGK. Nội dung chi tiết hãy tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây của freetuts nhé!
Ôn tập tri thức ngữ văn bài 2 - Vẻ đẹp cổ điển (Thơ Đường luật)
Nôi dung soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2.
Thơ Đường luật là thuật ngữ dùng để chỉ những thể thơ được viết theo quy tắc (luật) có từ thời nhà Đường (của Trung Quốc), bao gồm hai loại thơ chính là bát cú Đường luật và Tứ tuyệt Đường luật, cụ thể như sau:
Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Thể thớ thất ngôn bát cú Đường luật sẽ tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ như sau:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
- Số lượng câu, chữ: Có 8 câu thơ, mỗi câu có 7 chữ.
- Bố cục: Thường được chia làm 4 cặp thơ, cứ hai câu thơ liền kề tạo thành một cặp, tương ứng với bốn phần: đề, thực, luận, kết. Bên cạnh đó các bạn cũng có thể chia làm hai phần gồm 4 câu đầu, 4 câu cuối hoặc 6 câu đầu, 2 câu cuối tùy vào mỗi bài thơ.
- Luật bằng trắc: Bài thơ có thể thuộc luật bằng hoặc trắc. Nếu chữ thứ hai trong câu thứ nhất là thanh bằng thì bài thơ theo luật bằng, ngược lại nếu chữ thứ hai trong câu thứ nhất là thanh trắc thì bài thơ theo luật trắc. Và chữ thứ 2,4, 6 trong mỗi cặp câu phải sắp xếp các thanh bằng trắc ngược nhau đẻ đảm bảo sự cân bằng và hài hòa.
- Luật niêm: Mỗi cặp thơ liền nhau phải tuân thủ nguyên tắc: chữ thứ 2 ở câu 2,3, với chữ thứ 2 ở câu 4,5 và chữ thứ 2 ở câu 6,7, câu 1, 8 phải cùng thanh bằng hoặc thanh trắc.
- Vần: Các chữ cuối cùng trong câu 1,2,4,6,8 cùng gieo một vần bằng.
- Nhịp: thường ngắt theo nhịp 4/3.
- Đối: Thường phép đối sẽ xuất hiện ở hai câu thực (câu 3, 4) và hai câu luận (câu 5,6).
Thơ tứ tuyệt Đường luật
Thể thơ tứ tuyệt Đường luật sẽ có những nguyên tắc cơ bản như sau:
- Số câu, chữ: Mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có thể có 5 hoặc 7 chữ.
- Bố cục: Thường có bốn phần là khởi, thừa, chuyển, hợp.
- Luật thơ: Căn bản giống với nguyên tắc ở bài thơ thất ngôn bát cú.
- Đối: Không bắt buộc phải có đối.
Tại đây, chúng tôi còn chia sẻ nội dung soạn bài Hịch tướng sĩ ngắn nhất, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm thì đừng bỏ qua nhé!
Trả lời câu hỏi Củng cố, mở rộng bài 2 trang 55 Văn 8 KNTT
Cùng freetuts đọc lại hai bài thơ "Thu điếu" và "Thiên Trường vãn vọng" để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trang 55, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức dể cùng ôn tập lại hai thể loại thơ thất ngôn bất cú Đường luật và tứ tuyệt Đường luật nhé!
Câu 1 (trang 55, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền nội dung về một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thể hiện qua bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến:
Trả lời:
Câu |
Luật bằng trắc |
Niêm |
Vần |
Nhịp |
Đối |
1 |
B-T-B |
B (thu) |
eo (vèo) |
4/3 |
|
2 |
T-B-T |
T (chiếc) |
eo (leo) |
4/3 |
|
3 |
T-B-T |
T (biếc) |
- |
4/3 |
đối |
4 |
B-T-B |
B (vàng) |
eo (vèo) |
4/3 |
đối |
5 |
B-T-B |
B (mây) |
- |
4/3 |
đối |
6 |
T-B-T |
T (trúc) |
eo (teo) |
4/3 |
đối |
7 |
T-B-T |
T (gối) |
- |
2/2/3 |
|
8 |
B-T-B |
B (đâu) |
eo (bèo) |
4/3 |
Câu 2 (trang 55, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền nội dung về một số yếu tố thi luật của thể thơ tứ tuyệt Đường luật thể hiện qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông (căn cứ vào phiên âm, đối chiếu với bản dịch thơ):
Trả lời:
Câu |
Luật bằng trắc |
Niêm |
Vần |
Nhịp |
1 |
T-B-T |
T (hậu) |
(ên) yên |
4/3 |
2 |
B-T-B |
B (vô) |
(ên) biến |
4/3 |
3 |
B-T-B |
B (đồng) |
- |
4/3 |
4 |
T-B-T |
T (lộ) |
(ên) điền |
4/3 |
Câu 3 (trang 55, SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức)
Hãy chọn một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nhận xét về niêm, luật của bài thơ.
b. Nhận định bố cục và nêu ý chính của từng phần.
c. Nêu chủ đề và chỉ ra một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Trả lời:
Bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật mà em chọn là ‘Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan”.
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.”
a.
- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (cây – khom), câu 4 và câu 5 (đác – nước), câu 6 và câu 7 (nhà - chân), câu 1 và câu 8 (tới – mảnh) cùng thanh.
- Vê luật: Bài thơ thuộc luật trắc, chữ thứ 2 trong câu thứ nhất là chữ “tới” - thanh trắc.
- Về đối: Câu 1, 2 đối thanh điệu, câu 3 với câu 4, câu 5 và câu 6 đối cả âm thanh lẫn hình ảnh.
b. Bố cục bài “Qua đèo Ngang” gồm bốn phần, cụ thể như sau:
- Phần 1: Hai câu đề (câu 1,2), nội dung miêu tả vầ cảnh vật thiên nhiên tại Đèo Ngang.
- Phàn 2: Hai câu thực (câu 3,4), nội dung miêu tả về cuộc sống của con người tại Đèo Ngang.
- Phần 3: Hai câu luận (câu 5,6), nội dung miêu tả tâm trạng nhớ quê hương, đất nước của tác giả.
- Phần 4: Hai câu kết (câu 7,8), nội dung miêu tả sự cô đơn của tác giả.
c.
Chủ đề của bài thơ “Qua Đèo Ngang” là: Miêu tả cảnh vật hoang sơ của thiên nhiên, con người tại Đèo Ngang và nói lên nỗi nhớ quê hương, đát nước cùng tâm trạng cô đơn của tác giả.
Một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài th “Qua Đèo Ngang”: sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, đảo ngữ, điệp từ, chơi chữ, ngoài ra tác giả còn sử dụng lối mượn cảnh tả tình, miêu tả kết hợp biểu cảm.
Như vậy, trên đây freetuts.net đã hướng dẫn soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2 trang 55, Ngữ Văn 8, tập 1 (Kết nối tri thức) ngắn gọn, đầy đủ nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn học sinh soạn bài tốt hơn.
Đừng quên ghé thăm chuyên mục Văn học của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều bài soạn văn hay khác nha.