KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Viết một văn bản nội quy ở nơi công cộng Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tổng hợp các tác giả văn học hiện đại Việt Nam

Trong lĩnh vực văn học, Việt Nam chúng ta sở hữu một kho tàng các tác phẩm đồ sộ. Để có được thành tựu lớn như vậy, các nhà văn, nhà thơ đã có những nổ lưc không ngừng. Văn học Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ, và theo đó là sự xuất hiện của các tác giả văn học hiện đại. Bài viết này, mình xin giới thiệu khái quát đến các bạn về những tác giả văn học hiện đại của Việt Nam.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

I. Các tác giả văn học hiện đại trong chương trình ngữ văn lớp 9

1. Chính Hữu

Chính Hữu sinh năm 1926-2007, tên thật là Trần Đình Đắc, quê của ông thuộc huyện Can Lộc- Hà Tĩnh. Chủ đề chính của ông là viết về người lính và chiến tranh. Bằng giọng thơ mộc mạc và giản dị nhưng ngôn ngữ cô đọng và đầy cảm xúc, giàu hình ảnh. Thơ của Chính Hữu tạo cho người đọc nỗi niềm cảm xúc khó tả. Tác phẩm chính là tập thơ “Đầu súng trăng treo” sáng tác năm 1966, với bài thơ tiêu biểu “Đồng chí”.

2. Phạm Tiến Duật

Phạm Tiến Duật (1941-2007), quê hương của ông ở Phú Thọ. Ông là một nhà thơ gắn liền với những người lính, những người lái xe trên chiến trường, những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong. Bằng giọng thơ tinh nghịch, ngang tàng, tươi trẻ nhưng rất giàu cảm xúc. Thơ của ông gây ấn tượng lớn đối với người đọc. Những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Phạm Tiến Duật đó là “Vầng trăng - quầng lửa” (1970) ; “Thơ một chặng đường” (1971) ; “Ở hai đầu núi” (1981).

3. Huy Cận

Huy Cận (1919-2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận quê ở Hương Sơn - Hà Tĩnh. Ông được coi là nhà thơ của thiên nhiên, vũ trụ. Lối sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn đó là trước và sau Cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng tháng Tám, thơ của ông mang những nét buồn của thời đại, nỗi niềm của chiến tranh, đau thương và mất mát. Giai đoạn sau Cách mạng tháng, thơ của ông có thay đổi, những bài thơ mang sắc thái vui tươi, phơi phới. Ngôn ngữ thơ trong sáng, hình ảnh lãng mạn. Những tập thơ chính như: Lửa thiêng (1940) , Trời mỗi ngày mỗi sáng (1958) , Đất nở hoa (1984)....

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

4. Bằng Việt

Bằng Việt (tên thật Nguyễn Việt Bằng, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60, ông là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Bằng giọng thơ trong trẻo, mượt mà, thơ của ông khai thác những mong ước và kỉ niệm của tuổi trẻ nên gần gũi với những độc giả trẻ tuổi. Bài thơ “Bếp lửa” được Bằng Việt sáng tác khi ông đang là một du học sinh tại Liên Xô.

5. Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, tại Phong Điền- Thừa Thiên Huế. Ông sinh ra trong một gia đình tri thức Cách mạng. Ông là nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, dồn nén cảm xúc. Tác giả thể hiện tâm tư của người tri thức tham gia vào cuộc chiến đấu của toàn thể nhân dân. Những tác phẩm chính như: Đất ngoại ô (1972) ; Mặt đường khát vọng (1971) ;....

6. Nguyễn Duy

Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ở Thanh Hóa. Năm 1972-1973, ông đạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ. Ông chính là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ “Ánh trăng”, được Nguyễn Duy viết năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh.

7. Chế Lan Viên

Chế Lan Viên (1920-1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Quảng Trị. Chế Lan Viên là một trong những người đi đầu trong phong trào thơ mới Việt Nam. Khi tham gia kháng chiến chống Pháp, ông đã tìm được con đường đưa thơ của mình đến với đời sống nhân dân và Cách mạng. Nhà thơ đã thể hiện được nét độc đáo riêng về suy tưởng triết lí, đậm trí tuệ và hiện đại. Trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ ông rất sáng tạo. Thơ của Chế Lan Viên mang hình ảnh phong phú, đa dạng. Kết hợp giữa thực và ảo, những sáng tác tạo cho người đọc sự bất ngờ và thú vị.

8. Thanh Hải

Thanh Hải (1930-1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Phong Điền - Thừa Thiên Huế. Nhà thơ Thanh Hải thường lấy chủ đề về thiên nhiên và tình yêu cuộc sống để viết. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, chân thật và khiêm nhường nhưng lại mang đậm tính triết lí về cuộc đời nên thơ của ông rất được lòng bạn đọc. Thông qua những tác phẩm, ông đã thể hiện được tình yêu với cuộc sống này. Những tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên (1963) ; Huế mùa xuân (1971-1975) ; Dấu võng Trường Sơn (1977).

9. Viễn Phương

Viễn Phương (1928-2007), tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang. Chủ đề chính của thơ Viễn Phương là phong trào kháng chiến ở miền Nam và công cuộc xây dựng CNXH. Thơ của ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và thơ mộng. Những tác phẩm chính: Mắt sáng học trò (1970) ; Nhớ lời di chúc (1972) ; Viếng lăng Bác ….

10. Hữu Thỉnh

Hữu Thỉnh sinh năm 1942, tên đầy đủ của ông là Nguyễn Hữu Thỉnh, quê ở Vĩnh Phúc. Bằng giọng điệu chân thực, ông là nhà thơ hay viết về con người và cuộc sống của người dân nông thôn, về mùa thu. Ông thể hiện cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước những vẻ đẹp của sự chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời. Bài thơ “Sang thu” được sáng tác gần cuối năm 1977.

11. Y Phương

Y Phương sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Vĩnh Sước, ông là người dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng. Thơ của Y Phương đã thể hiện tâm hồn mạnh mẽ và trong sáng, với tâm hồn và khí chất của con người miền núi. Bài thơ “Nói với con” được viết năm 1977, thông qua bài thơ người đọc có thể thấy được tình yêu quê hương, làng bản và niềm tự hào về dân tộc mình.

12. Kim Lân

Kim Lân (1921-2007), tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở Từ Sơn - Hà Bắc. Ông là một nhà văn chuyên viết về thể loại truyện ngắn nói về cuộc đời và số phận của những người nông dân và vùng nông thôn Việt Nam. Bằng cách sử dụng những ngôn từ mộc mạc, trong sáng và hóm hỉnh, những tác phẩm của ông đã thể hiện được những điều chân thực của làng quê Việt Nam. Các tác phẩm chính như: Nên vợ nên chồng ; Con chó xấu xí ; Vợ nhặt…. Đây là những tác phẩm tiêu biểu thể hiện được lối viết của nhà văn Kim Lân.

13. Nguyễn Thành Long

Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên - Quảng Nam. Ông là một nhà văn chuyên viết thể loại truyện ngắn và kí. Với một bút pháp giàu chất thơ, nhẹ nhàng và trầm lắng, ông viết về chủ đề xây dựng CNXH khá thành công. Những tác phẩm chính: Bát cơm Cụ Hồ (1955) ; Trong gió bão (1963) ; Giữa trong xanh (1972)....

14. Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở An Giang. Ông hoạt động trên nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim. Chủ đề chính của ông viết đó là về cuộc sống của con người vùng quê Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ và sau khi hòa bình. Nguyễn Quang Sáng có lối viết văn giản dị, mộc mạc nhưng đậm chất Nam Bộ. “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra quyết liệt.

15. Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê ở Nghệ An. Trước năm 1975, ông luôn đi tìm những yếu tố tiêu biểu trong mỗi con người để viết, thì sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết về đề tài chiến tranh và công cuộc đổi mới của đất nước. Bằng ngòi bút của mình, Nguyễn Minh Châu thể hiện những đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật một cách đầy triết lí và rất nhẹ nhàng. Những tác phẩm chính: Dấu chân người lính ; Mảnh trăng cuối rừng….

16. Lê Minh Khuê

Lê Minh Khuê sinh năm 1940, quê ở Thanh Hóa. Bà gia nhập thanh niên xung phong vào thời kì kháng chiến chống Mĩ. Đầu những năm 70, bà bắt đầu viết văn. Chủ đề chính lúc ấy của Lê Minh Khuê là viết về cuộc sống chiến đấu của những người trẻ tuổi trên những tuyến đường Trường Sơn. Nhà văn đã miêu tả được tâm lí nhân vật một cách sâu sắc, nhất là về những người phụ nữ. “Những ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971.

II. Những tác giả văn học hiện đại khác của Việt Nam

1. Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, quê của ông ở làng Lệ Mỹ, huyện Đồng Lộc, Tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình). Ông được coi là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn. Là nhà thơ nổi tiếng và khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn ở Việt Nam. Bằng giọng thơ độc đáo, những hình ảnh và ngôn từ ấn tượng, nhà thơ đã tạo nên được những tác phẩm hay xuất sắc. Ngoài việc sử dụng bút pháp lãng mạn, nhà thơ còn sử dụng bút pháp tượng trưng và yếu tố siêu thực. Những tác phẩm chính: Gái quê (1936) ; Thơ điên (1938)....

2. Xuân Diệu

Xuân Diệu (1916-1985), tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê ở huyện Can Lộc- Hà Tĩnh nhưng ông được sinh ra tại huyện Tuy Phước - Bình Định. Xuân Diệu được biết đến là “Ông hoàng của thơ tình”, là một nhà thơ lãng mạn trữ tình. Bằng giọng thơ sôi nổi, đắm say và yêu đời thắm thiết, những bài thơ của Xuân Diệu luôn mang những màu sắc mới và sôi nổi. Ông đã góp phần làm cho nền thơ ca đương thời một nguồn sức sống mới. Sau năm 1975, thơ Xuân Diệu hướng vào viết về đề tài thực tế và mang tính thời sự. Những tác phẩm chính: Thơ thơ ; Gửi hương cho gió ; Hồn tôi đôi cánh…..

3. Tố Hữu

Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành quê ở Quảng Điền - Thừa Thiên Huế. Ông là nhà thơ tiêu biểu của Cách mạng Việt Nam. Không chỉ là một nhà thơ, Tố Hữu còn là một chiến sĩ Cách mạng lão thành. Phong cách bao trùm chính là đặc điểm nổi bật trong phong cách nhà thơ. Thơ của Tố Hữu có sự giao hòa giữa tuyên truyền Cách mạng và những cảm xúc trữ tình. Thơ Tố Hữu là sự kết hợp của khuynh hướng sử thi và cảm xúc lãng mạn. Những tác phẩm chính: Từ ấy (1937-1946) ; Việt Bắc (1947-1954) ; Gió lộng (1955-1961)......

4. Tế Hanh

Tế Hanh (1921-2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, quê ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Tế Hanh là một thi sĩ rất có tài, ẩn sâu trong ông là một tâm hồn phong phú, ông luôn tìm tòi những gì mới mẻ và sáng tạo trong các tác phẩm của mình. Thơ ông được đánh giá cao bởi cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà rất giàu hình ảnh, bình dị nhưng thật tha thiết. Những tác phẩm chính: Những ngày nghỉ học (1938) ; Tập thơ tìm lại (1945) ; Nghẹn ngào (1939)....

5. Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ông ở tỉnh Hải Dương. Ông vừa là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà thơ thường sử dụng đề tài về thiên nhiên nông thôn, những người nông dân hay âm vang thời đại một thời để viết thơ. Thơ của Trần Đăng Khoa là sự tưởng tượng phong phú, bay bổng và liên tưởng so sánh kì diệu. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ chính xác biểu cảm, giàu âm thanh, nhịp điệu. Những tác phẩm chính: Từ góc sân nhà em (1968) ; Góc sân và khoảng trời (1968) ; Thơ Trần Đăng Khoa (1970)....

6. Thế Lữ

Thế Lữ (1907-1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, ông được sinh ra ở Hà Nội. Thế Lữ là một nghệ sĩ đa tài, ông hoạt động trên nhiều lĩnh vực từ thơ, văn chương, cho đến báo chí, phê bình, dịch thuật. Thơ Thế Lữ giàu tình cảm lãng mạn. Hình ảnh đẹp, giọng điệu thơ mềm mại, trau chuốt. Tuy nhiên, cảm hứng thơ ít phát triển nên không tránh được có một số tác phẩm bị rơi vào sự đơn điệu. Những tác phẩm chính: Mấy vần thơ (1935) ; Nhớ rừng….

7. Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh (1942-1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, bà sinh ra ở tỉnh Hà Tây, bà là một nữ nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Thơ của Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của bà ấy. Những bài thơ thể hiện được hạnh phúc say đắm, khi thì đau khổ suy tư của một người phụ nữ vừa làm nhà thơ, làm vợ và làm mẹ. Những tác phẩm chính: Tơ tằm - chồi biếc (1963) ; Hoa dọc chiến hào (1968) ; Gió Lào, cát trắng (1974).....

8. Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948-1988), ông sinh ra ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, nhưng quê gốc lại ở quận Hải Châu, Đà Nẵng. Ông là nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà văn hiện đại của Việt Nam. Những tác phẩm của Lưu Quang Vũ luôn được ông cách tân độc đáo, quan tâm, thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách sống con người. Những tác phẩm chính: Hương cây (1968) ; Mây trắng của đời tôi (1989); Hồn Trương Ba da hàng thịt (1981)....

9. Tô Hoài

Tô Hoài (1920-2014), tên khai sinh của ông là Nguyễn Sen, ông được sinh ra tại huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Nhưng lại lớn lên ở quê ngoại là huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông. Ông là một nhà văn chuyên nghiệp của Việt Nam với khối lượng sáng tác đồ sộ. Với phong cách sáng tác sự thật trong đề tài, nội dung, sáng tác kết hợp với lối trần thuật tài hoa và vốn từ sống động. Những sáng tác của Tô Hoài có sự kết hợp giữa các vùng miền khác nhau nên tạo những nét độc đáo trong tác phẩm. Những tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí (1941) ; Truyện Tây Bắc (1953)....

10. Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông là một nhà văn Việt Nam và sở trường của ông là thể loại tùy bút và kí. Trước Cách mạng tháng Tám, ông thường viết về chủ đề "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đời sống truỵ lạc". Sau Cách mạng tháng Tám ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc. Nguyễn Tuân mang một phong cách sáng tác rất độc đáo. Những tác phẩm chính: Một chuyến đi (1938) ; Vang bóng một thời (1940) ; Sông Đà (1960).....

11. Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng (1912-1939), quê ông ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội. Ông là một nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỉ 20. Tuy thời gian cầm bút ngắn ngủi nhưng ông để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng lớn đáng kể các tác phẩm văn học. Nổi tiếng với giọng văn trào phúng, những tác phẩm của ông tạo cho người đọc sự gần gũi và chân thật. Ngòi bút của ông đã tạo ra được những tiếng cười châm biếm sâu sắc. Những tác phẩm chính: Không một tiếng vang (tác phẩm kịch - 1931) ; Chống nạng lên đường (1930) ; Một cái chết (1931).....

12. Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937, ông sinh ra ở thành phố Huế. Ông là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Hoàng Phủ Ngọc Tường có thể sáng tác được nhiều thể loại khác nhau như bút kí, thơ, nhàn đàm. Phong cách sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý. Những tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971) ; Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984).....

13. Quang Dũng

Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm (1921-1988), quê của ông ở huyện Đan Phượng, Hà Nội. Ông là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Những sáng tác của Quang Dũng mang đậm chất của người lính, và đó cũng là nguồn cảm hứng sáng tác của ông. ông là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng và hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Những tác phẩm chính: Mùa hoa gạo (1950) ; Bài thơ sông Hồng (1956) ; Đoàn binh Tây Tiến…..

14. Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông là một nhà văn được rất nhiều bạn đọc yêu mến của Việt Nam. Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn thường viết về đề tài tuổi mới lớn, có những tác phẩm được chuyển thể thành phim. Bằng những lời văn mộng mơ nhưng chân thật, nhà văn đã đưa những tác phẩm của mình chạm tới tâm hồn của người đọc. Những tác phẩm chính: Kính vạn hoa; Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh; Mắt biếc…..

15. Thạch Lam

Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh (1910-1942), ông được sinh ra ở Hà Nội. Thủa nhỏ ông chủ yếu sống ở quê ngoại là huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. - Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện. - Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. - Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình. Ông là một nhà văn chán ghét hiện thực xấu xa và đen tối. Những tác phẩm chính: Gió lạnh đầu mùa (1937) ; Nắng trong vườn (1938); Hà Nội băm sáu phố phường (1943)....

Lời kết: Chúng ta vừa tìm hiểu khái quát về các tác giả của nền văn học hiện đại của Việt Nam. Đây là một tài liệu hữu ích giúp các bạn ghi nhớ, bổ sung kiến thức về những tác giả văn học thời đại mới. Chúc các bạn học giỏi.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top