KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Phân tích bài thơ Tràng Giang Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Văn thuyết minh Văn bản tự sự Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Tác dụng dấu hai chấm Dàn ý bài văn tả con chó Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích, lên dàn ý và bài văn mẫu

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích, đoạn trích hay trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du nói về hoàn cảnh cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Các em học sinh lớp 9 đang gặp khó khăn, bí ý tưởng khi làm bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích? Đừng lo lắng quá nha, hãy tham khảo ngay dàn ý và một số bài văn mẫu phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích mà freetuts chia sẻ ngay bên dưới đây để tìm thêm nhiều ý tưởng cho mình nhé.

Dàn ý phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích

phan tich kieu o lau ngung bich 1 jpg

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Ngay tại đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các em cách lên một dàn ý chi tiết cho bài phân tích tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Giới thiệu về tác giả tác phẩm đại thi hào Nguyễn Du. Giới thiệu về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tác phẩm này thuộc phần nào và hoàn cảnh ra sao? Nói sơ về nội dung của đoạn trích này nói về vấn đề gì?

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ví dụ:

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một Danh nhân văn hóa thế giới, ông đã đóng góp rất nhiều tác phẩm hay cho nền thơ cơ Việt Nam. Truyện Kiểu mà một trong những tuyệt phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích rất hay khi bộc lộ được tâm trạng rối bời của Thúy Kiều khi bị bán cho tú bà.

Thân bài phân tích bài thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích

Mở đầu cho phần thân bài, các em nên nói đến lý do tại sao Kiều lại lâm vào hoàn cảnh này, tại sao từ một tiểu thư đài các nay phải đến chốn thanh lâu này.

Ví dụ: Sau khi gia đình Thúy Kiều gặp biến cố, cô đã bị tên Mã Giám Sinh tính kế để lừa tình rồi sau đó ép bán cô vào thanh lâu.

Phân tích 6 câu đầu Kiều ở lầu Ngưng Bích: Hoàn cảnh đầy cô đơn và ê chề của Kiều

Mở đầu đoạn trích, tác giả đã miêu tả tâm trạng đầy chán nản và tủi hờn của Kiều khi mới bước chân đến lầu Ngưng Bích.

  • Cụm từ “khóa xuân” đã đem đến cho độc giả một cảm xúc chua chát đến khó tả, một người con gái vốn đang ở độ tuổi đẹp nhất, đang có cuộc sống hạnh phúc bên cha mẹ, nay bị “cầm tù” tại nơi chốn lầu xanh và bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần.
  • Cụm từ “bẽ bàng” mang cảm giác đầy nhục nhã, ê chề của Kiều khi bị lừa dối và còn thê thảm hơn là bị bán vào chốn lầu xanh để mua vui cho đàn ông.
  • Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản “non xa - trăng gần” để diễn tả không gian cô quạnh, hiu hắt

Tóm lại lại, với bút pháp tả thực đặc sắc, tác giả đã diễn tả được sự cô đơn và nỗi xót xa, nhục nhã của Thúy Kiều khi những ngày đầu ở lầu Ngưng Bích, cô cảm thấy cô đơn, bé nhỏ trước thiên nhiên.

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích 8 câu giữa: Nỗi nhớ gia đình, nhớ Kim Trọng.

Khổ thơ tiếp theo, tác giả đã theo mạch cảm xúc của Kiều khi nhớ về quá khứ bình yên và hạnh phúc của ngày xưa.

  • Đầu tiên là Kiều nhớ đến Kim Trọng, người cô yêu thương hết lòng nhưng vì giúp đỡ gia đình mà cô phải hy sinh tình yêu của mình, nỗi đau ấy cứ từng ngày giày vò cô, cô nhớ đến cảnh mình và Kim Trọng uống rượu thề ước dưới ánh trăng, và cô tin rằng, ở nơi ấy, người mình yêu cũng đang ngày đêm nhớ nhung cô.
  • Rồi nàng chợt nhận ra “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, quả đúng là như vậy, bản thân cô đã bị Mã giám Sinh, Tú bà làm cho vấy bẩn thì liệu có gột rửa được không.
  • Sau khi nhớ người yêu, Kiều cũng nghĩ về cha mẹ cô đang ngày đêm ngóng tin con, cô cũng lo lắng liệu từ bây giờ ai sẽ là người chăm sóc cho cha mẹ mỗi khi đau ốm, trái gió, trở trời.

Ngay lúc này, khi bản thân đã bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích, Kiều vẫn nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến người mình yêu mà không chút gì nghĩ cho bản thân mình, chứng tỏ cô là một người con hiếu thảo, một người yêu thủy chung.

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích 8 câu cuối:

Trong 8 câu thơ cuối, tác giả sử dụng điệp ngữ “buồn trông” lặp đi lặp lại nhiều lần mang đến cảm giác nỗi buồn đang cuồn cuộn dâng lên trong lòng Kiều, khiến cho cảnh vật cũng cứ thế mà nhuốm màu u tối.

“Thuyền ai thấp thoáng, cánh hoa trôi man mác cũng như chính bản thân Kiều lúc này đang lưu lạc trong vô định không biết nơi nào sẽ là bến đỗ cho cuộc đời của mình.

Nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh”, ý muốn nói cuộc sống đau khổ của cô cũng kéo dài như đường chân trời không biết đến bao giờ.

gió cuốn mặt duềnh” như báo trước tương lai sẽ có những giông bão sẽ ập tới với cô lúc nào không hay.

Băng cách sử dụng phép tu từ ẩn dụ, cùng các từ láy, tác giả đã thành công làm nổi bật nỗi buồn đang vây kín tâm hồn Kiều, ngay lúc này đây, cô đang tuyệt vọng và cô đơn nhất.

Kết bài phân tích bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Sơ đồ tư duy phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Cùng freetuts tham khảo thêm một số sơ đồ tư duy phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để có thể nắm được khái quát nội dung bài thơ này nhé.

phan tich kieu o lau ngung bich 2 jpg

Sơ đồ tư duy cảm nhận về 8 câu thơ cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích.

phan tich kieu o lau ngung bich 3 jpg

Sơ đồ tư duy Kiều ở lầu Ngưng Bích 6 câu đầu.

phan tich kieu o lau ngung bich 4 jpg

Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Bài văn mẫu phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bài văn mẫu số 1 - Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích HSG

Nguyễn Du là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, ông được vinh dự công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là một trong những tác phẩm gắn liền với sự nổi tiếng của ông, trong đó đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn trích vô cùng ấn tượng của tác phẩm này.

Đoạn trích này nằm trong phần “Gia biến và lưu lạc”. Kể về số phận của Thúy Kiều sau khi bị tên sở khanh Mã Giám Sinh lừa gạt rồi bán cho tú bà trong lầu xanh. Ban đầu, Kiều tuyệt vọng đến mức tính tìm đến cái chết để giải thoát nhưng Tú bà đã hứa hẹn đủ điều để khuyên giải cô và sau đó đem cô giam lỏng tại lầu Ngưng Bích. Đoạn trích chính là nỗi niềm đầy cô đơn, tủi nhục của Kiều khi cô vẫn một lòng nhớ về người yêu, nhớ về gia đình.

Cảnh sắc tại lầu Ngưng Bích dần hiện lên trong 6 câu thơ đầu:

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya

Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng"

Ngay trong câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng cụm từ “khóa xuân”, để diễn tả hiện thực hết sức phũ phàng là Kiều hiện đang bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích rộng lớn nhưng đầy hiu quạnh, cô đơn này. Cô chỉ có thể bầu bạn với tấm trăng vốn ở rất xa nhưng hiện tại cũng là gần nhất đối với cô. Nguyễn Du rất tinh tế khi sử dụng phép đối lập “non xa - trăng gần” để diễn tả được cái không gian bao la và rộng lớn nơi đây nhưng không có một bóng người, mà chỉ có Thúy Kiều bầu bạn với cô đơn. Qủa đúng là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, lòng Kiều đang rối bời, đang uất ức, cảnh sắc thì đã hiu quạnh nay còn đượm buồn hơn nữa, khiến lòng cô như chia đôi. Và ngày này qua tháng nọ, cảnh vật vẫn thế nhưng nỗi buồn chất chứa trong lòng cô thì ngày càng nhiều thêm.

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ"

Và chính trong sự cô đơn ấy, cô nhớ về người yêu của mình là Kim Trọng, người đã cùng uống chén rượu thề dưới ánh trăng nhưng vì làm tròn chữ hiếu mà cô phải chấp nhận đánh đổi hy sinh tình yêu vừa mới chớm nở của mình. Cô tin rằng, Kim Trọng vẫn đang chờ đợi mình mà không hề hay biết lời thề hứa đã tan vào hư vô. Càng nhớ về Kim Trọng, cô càng thấy xót xa cho bản thân mình vì giờ đây tấm thân này đã bị chà đạp, vấy bẩn thì làm sao mà gột rửa được đây.

"Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"

Sau khi nhớ về Kim Trọng, cô nghĩ tới đấng sinh thành của mình, điều này được thể hiện rõ trong các câu thơ:

"Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt lồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Các bạn đừng vội trách Kiều tại sao lại nhớ về người yêu xong rồi mới nhớ về cha mẹ nha, vì thực ra bản thân cô đã làm tròn đạo hiếu khi cô chấp nhận bán mình để chuộc cha, vì chữ Hiếu mà cô gạt bỏ chữ tình, nên cô nhớ về Kim Trọng vì cảm thấy bản thân quá có lỗi với chàng. Khi nhớ về cha mẹ, cô buồn bã và lo lắng khi thấy cha mẹ tuổi đã cao, giờ đây khi gặp ốm đau thì ai sẽ là người ở bên phụng dưỡng và chăm sóc?

Và cuối cùng, Kiều mới nghĩ tới số phận thảm thương của mình.

"Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."

Chúng ta có thể thấy, điệp từ “buồn trông” được lặp đi lặp lại tới tận 4 lần như đang diễn tả nỗi buồn của Thúy Kiều ngày càng dâng lên mãnh liệt. Cánh buồn thấp thoáng ở phía xa, hoa thì trôi man mác như chính số phận của cô, lênh đênh, vô định không biết nơi đâu là bến bờ. Vì bản thân cô đang chìm đắm trong nuỗi buồn nên cảnh vật cũng vì thế mà hiu quạnh, lẻ loi đến cùng cực.

Đoạn trích kết thúc với “mặt duềnh” với “ tiếng sóng ầm ầm” như dự báo rằng, tương lai phía trước đang còn vô số bão dông chờ đón Kiều, liệu cô sẽ phải làm gì để đương đầu được với nó đây?

Dưới ngòi bút tinh tế của mình, trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Nguyễn Du đã rất thành công khi thể hiện được sự cô đơn, tủi nhục của Thúy Kiều khi bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích và nói lên sự bất lực, cam chịu của cô, một nỗi buồn trải dài vô tận.

Bài văn mẫu số 2 - Cảm nhận tâm trạng Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn nhất

Bài viết:

Thúy Kiều được biết đến là một người con gái tài sắc vẹn toàn, hồng nhan nhưng lại bạc mệnh, và điều này được thể hiện rất rõ trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du, một đoạn trích nói lên số phận cô quạnh, bi thương của Kiều khi bị Tú bà giam lỏng tại nơi lầu Ngưng Bích.

Tác giả mở đầu đoạn trích bằng một câu thơ hết sức thê lương:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Chỉ với 2 chữ “khóa xuân” người đọc có thể cảm nhận được sự chua chát và đầy xót xa cho Thúy Kiều, vốn là một tiểu thư đài các, thông minh xinh đẹp giờ đây lại bị giam lỏng tại nơi đất khách quê người, chịu muôn sự dày vò, đày đọa. Kiều bị Tú bà nhốt tại lầu Ngưng Bích rất cao, cao đến nỗi mà mặt trăng có cảm giác cũng rất gần lại, nhưng núi non thì xa vô tận:

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuy

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Không gian xung quanh nơi này thì vô cùng hoang vắng, tĩnh mịch, bốn bề trống vắng, chỉ có những cồn cát, bụi hồng xa xa. Nơi lầu Ngưng Bích này, Kiều sớm hôm chỉ bầu bạn với sự cô đơn, ngày qua ngày chỉ có ngọn đèn khuy làm bạn. Cuộc đời cô đã bi thảm đến thế, đau thương đến thế mà nhìn cảnh vật còn khiến lòng người thêm buồn đau hơn nữa.

Trong khung cảnh cô đơn, Kiều nhớ về người yêu Kim Trọng, người đã cùng cô uống chén rượu nồng, hẹn ước dưới ánh trăng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Kiều tin rằng, Kim Trọng không hay biết tin gì nên vẫn đang một lòng một dạ trông ngóng tin tức từ cô, nhưng rồi cô giật mình ngẫm lại, tấm thân mình đã bị chà đạp, vùi dập tại chốn này thì làm sao mà gột rửa cho sạch để mà xứng đáng với người mình yêu được.

Sau khi nhớ về người yêu, cô nhớ đến cha mẹ già ở quê, Kiều lo lắng khi nghĩ về cha mẹ tuổi cao, sức yếu mà không có ai ở bên cạnh sớm hôm chăm sóc, ai là người quạt mát những ngày hè nóng bức, ai là người ủ ấm chăn vào những đêm đông giá lạnh. Kiều không phải là một người con bất hiếu khi nhớ đến đấng sinh thành sau người yêu đâu nhé, Kiều vì cứu cha mà nhắm mắt bán thân trả nợ, cô đã làm tròn chữ hiếu ngay từ đầu rồi, còn với Kim Trọng, cô day dứt vì bản thân đã phản bội lời thề năm xưa. Qua đây, chúng ta thấy được, Kiều quả là một người con hiếu thảo, một người tình thủy chung.

Tám câu thơ tiếp theo, Kiều nghĩ về thực tại, nghĩ về số phận đầy hiu quạnh của mình:

Buồn trông của bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh nuồm xa xa?

Buồn trong ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu…”

Chỉ trong 8 câu thơ mà điệp từ “Buồn trông” đã lặp lại tới 4 lần nhằm góp phần nhấn mạnh nỗi buồn ngày càng trào dâng cuồn cuộn trong lòng Thúy Kiều. Cánh buồm xa xa, hoa trôi man mác trong vô định cũng như số phận của cô, đang lênh đênh trên dòng đời đầy ai oán mà không “biết là về đâu”. Hai câu thơ cuối với “gió cuốn”, “ầm ầm tiếng sóng” như dự báo phía trước là một tương lai mờ mịt, đầy sóng gió đang chờ đón cô chăng?

Vâng, chỉ vọn vẹn trong một đoạn trích ngắn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả đã sử dụng bút pháp lấy cảnh tả tình, kết hợp với các từ láy, điệp ngữ mà đã khắc họa được hết sự cô đơn, hiu quạnh mà người con gái hồng nhan bạc mệnh như Kiều phải chịu đựng, qua đó phần nào giúp người đọc hiểu và đồng cảm cho hoàn cảnh của cô lúc bấy giờ.

Trên đây là một số dàn ý và bài văn mẫu phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất do freetuts.net tổng hợp được, hy vọng với những chia sẻ này, các em học sinh lớp 9 sẽ có thêm nhiều ý tưởng để hoàn thành tốt được bài tập làm văn của mình nhé!

Cùng chuyên mục:

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Trong bộ môn ngữ văn lớp 6, các em học sinh sẽ được học về…

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Top