16+ Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) ngắn gọn, hay nhất
16+ mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử ngắn gọn, cực hay với nhiều cách viết như mở bài Đây thôn Vĩ Dạ gián tiếp, trực tiếp, nâng cao hsg.
Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ rất hay được sáng tác bởi thi sĩ Hàn Mặc Tử. Và trong chương trình Ngữ Văn lớp 11, tác phẩm này thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng.
Chính vì vậy trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ chia sẻ 16+ mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ được đanh giá ngắn gọn, hay và ấn tượng nhất với nhiều cách viết khác nhau từ mở bài trực tiếp, gián tiếp cho đến nâng cao học sinh giỏi để cho các em học sinh tha hồ tham khảo và tìm được những ý tưởng hay cho phần mở bài của riêng mình.
Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ trực tiếp ngắn gọn
Tổng hợp mẫu mở bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn, cực hay.
Mở bài trực tiếp Đây thôn Vĩ Dạ là cách mở bài được đông đảo các bạn học sinh yêu thích bởi sự đơn giản và ngắn gọn, hãy cùng tham khảo ngay hai mẫu mở bài bên dưới đây nhé.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Mẫu mở bài số 1
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” hay trước đây có tên là “Ở dây thôn Vĩ Dạ” là một sáng tác rất hay và chứa đựng nhiều cảm xúc của Hàn Mặc Tử. Tác phẩm này được ông viết vào năm 1938 và in trong tập “Thơ Diên” và được lấy cảm hứng từ mối tình của ông với một cô gái sống ở thôn Vĩ Dạ - Huế. Nội dung của bài thơ không chỉ là một bức tranh tuyệt đẹp về xứ thiên nhiên, con người xứ Huế mộng mơ mà nó còn là những tiếng lòng đầy xót xa của tác giả khi đứng giữa bên bờ vực của cái chết vì căn bệnh phong quái ác.
Mẫu mở bài số 2
“Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ đã giúp khẳng định tên tuổi của nhà thơ Hàn Mặc Tử trong sự nghiệp văn chương nước nhà. Bài thơ được sáng tác vào năm 1938 và lấy cảm hứng từ mối tình đầu của ông và một người con gái quê ở thôn Vĩ Dạ - Huế. Bằng những cảm xúc chân thật nhất, cùng những hình ảnh thiên nhiên đầy trữ tình của xứ Huế, ông đã đem đến cho độc giả một bài thơ rất hay nhưng cũng chứa đựng nhiều tâm trạng.
Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ gián tiếp chọn lọc hay nhất
Nếu các em học sinh muốn có một mở bài gián tiếp Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất thì hãy tham khảo ngay hai mẫu mở bài mà chúng tôi đã chọn lọc ngay bên dưới đây nhé.
Mẫu mở bài số 1
Hàn Mặc Tử hay còn có các bút danh nhưu Minh Duệ thị, Phong Trần,...Ông là một nhà thơ hoạt động rất sôi nổi trong phong trào thơ mới và Trường thơ Loạn. Suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều tập thơ hay và ý nghĩa, và một trong những bài thơ thành công nhất đó chính là “Đây Thôn Vĩ Dạ”, với nội dung kể về mối tình đầy dở dang của ông với người con gái xứ Huế, thông qua việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây và thể hiện nỗi niềm xót xa, tiếc nuối của mình khi nghĩ về những ngày tháng ấy.
Mẫu mở bài số 2
Hàn Mặc Tử được ví là một nhà thơ có tâm hồn yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên và con người đến tha thiết. Chính vì thế phần lớn những tác phẩm của ông đều xoay quanh chủ để này, và chúng ta có thể cảm nhận được rất rõ phong cách của ông thông qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, một tác phẩm được ông viết vào những ngày cuối đời tại trại Phong. Nội dung của bài thơ không chỉ nêu lên bức tranh thiên nhiên xứ Huế đầy mộng mơ và êm đềm mà bên cạnh đó, ông còn thể hiện những tiếng lòng đầy tuyệt vọng và chua xót của mình khi đang phải đối diện với căn bệnh hiểm nghèo đầy quái ác.
Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ nâng cao bằng nhận định
Mời các em học sinh hãy tham khảo thêm cách mở bài nâng cao Đây thôn Vĩ Dạ bằng cách đưa ra các lời nhận định của các tác giả khác về nhà thơ Hàn Mặc Tử ngay bên dưới đây nhé.
Xem thêm: Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu
Mẫu mở bài số 1
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói rằng “Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời văn học Việt Nam với một cái đuôi sáng chói, rực rỡ nhất”. Qủa đúng là như vậy, mặc dù là một nhà thơ tài năng, nhưng vì căn bệnh hiểm nghèo mà ông đã phải ra đi từ khi còn trẻ, nhưng trước đó ông cũng kịp cống hiến cho nền văn học nước nhà rất nhiều tác phẩm hay và có giá trị. Tiêu biểu nhất là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, với nội dung chính là miêu tả bức tranh thiên nhiên của vùng quê thôn Vĩ Dạ ở xứ Huế rất đẹp và tinh tế, kèm theo đó là bộc lộ nỗi xót xa, tiếc nuối của tác giả khi nghĩ về người con gái mà mình đã từng thương.
Mẫu mở bài số 2
Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nhận xét về Hàn Mặc Tử rằng “Ông có khoảng bảy bài thơ thay, trong đó có 4 bài đạt đến trình độ hoàn mỹ. Còn lại đều là những câu thơ thiên tài mà ngoài Hàn Mặc Tử ra thì không có ai có thể viết được”. Ngẫm cũng đúng thật, vì Hàn Mặc Tử là một cây bút vô cùng sáng giá trong nền văn học Việt Nam. Ông đã dành trọn cả cuộc đời ngắn ngủi của mình để viết nên những bài thơ vô cùng hay và nổi bật. Điển hình nhất là tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”, với nội dung là một bức tranh phong cảnh xứ Huế mộng mơ tuyệt đẹp nhưng đối ngược với đó là tâm trạng xót xa, đau đớn của ông khi phải đối diện với thực tại ở trại phong lạnh lẽo, cô đơn.
Mở bài phân tích bức tranh thiên nhân trong thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Cùng xem qua hai mẫu mở bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ, nêu vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cực hay và ấn tượng ngay bên dưới đây nhé.
Mẫu mở bài số 1
Huế luôn được ví là một vùng đất non nước hữu tình với những cảnh đẹp nên thơ cùng con người thân thiện, chính vì vậy vùng đất này đã trở thành chủ đề chính trong rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng, điển hình nhất là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Trong tác phẩm này, chúng ta sẽ cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp trữ tình của Huế từ buổi sáng tinh mơ khi nắng vừa mới lên cho đến khi màn đêm buông xuống trên dòng sông đầy thơ mộng, và tác giả đã mượn cảnh để nói lên tâm trạng day dứt, khôn nguôi của mình khi nhớ về người con gái xứ Huế năm ấy.
Mẫu mở bài số 2
Qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, chúng ta không chỉ cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của tác giả khi đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết mà qua tác phẩm này, ông còn muốn giới thiệu đến cho mọi người một bức tranh non nước hữu tình hết sức là nên thơ của thôn Vĩ Dạ - Huế. Chúng ta có thể thưởng thức vẻ đẹp của một buổi sáng ban mai khi những tia nắng ấm xen qua hàng cau, rồi nào là vườn ai xanh như ngọc, còn khi màn đêm buông xuống thì cảnh vật trở nên tĩnh lặng hơn, buồn hơn khi gió với mây không chung đường cũng giống như tâm trạng của tác giả lúc này.
Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1,2 ý nghĩa nhất
Các em học sinh hãy cùng tìm hiểu một số mẫu mở bài cho đề bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ đầu, khổ hai mà freetuts đã chia sẻ ngay bên dưới đây để hình dung rõ hướng đi cho bài viết của mình nhé.
Mẫu mở bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ đầu (Khổ một)
Trong sự nghiệp văn chương ngắn ngủi của mình, Hàn Mặc Tử đã cống hiến cho nền văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm thơ hay và ấn tượng. Đặc biệt nhất phải kể đến bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được ông sáng tác vào năm 1938, khi đang trong những ngày tháng cuối đời tại trại phong. Thông qua việc miêu tả cảnh non nước hữu tình của thiên nhiên xứ Huế, ông đã phần nào bộc lộ được tâm trạng rối bời, lo lắng của mình ngay lúc ấy. Điều này được thể hiện rất rõ trong khổ đầu của bài thơ
Mẫu mở bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2
Nếu như ở khổ thơ đầu của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, Hàn Mặc Tử đã giới thiệu cho chúng ta một bức tranh ban mai tuyệt đẹp và tươi mới thì trong khổ thơ thứ hai, độc giả sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh sông nước xứ Huế vào một đêm trăng tuyệt đẹp và mộng mơ, kéo theo đó là tâm trạng bồn chồn, lo lắng của tác giả trước sự chia lìa trái ngang của gió với mây cũng giống như nỗi đau đớn đang gào xé trong tâm can của ông khi nghĩ về người thương của mình.
“Gió theo lối gió, mây đường mây
…
Có chở trăng về kịp tối nay?"
Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ cuối ấn tượng
Ngay bên dưới đây là hai mẫu mở bài phân tích đây thôn Vĩ Dạ khổ cuối (khổ 3) hay, ấn tượng nhất, mời các em học sinh cùng tham khảo nhé
Mẫu mở bài số 1
Nếu như hai khổ đầu của bài thơ “Đây thông Vĩ Dạ”, tác giả Hàn Mạc Tử đã đem đến cho người đọc những bức tranh tuyệt đẹp của thiên nhiên xứ Huế thì trong khổ thơ cuối lại chứa đựng những nỗi buồn u uất khôn nguôi khi ông bừng tỉnh và trở về với thực tại. Thi sĩ đành chấp nhận cái cô đơn, lạnh lẽo của trại phong vốn đã hiu hắt nay còn chìm trong mịt mù sương khói khiến cho tất cả hy vọng mà ông vẽ nên trở nên mong manh, xa vời đến chua xót “Ai biết tình ai có đậm đà”
Mẫu mở bài số 2
“Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ có hoàn cảnh sáng tác vô cùng đặc biệt, đó chính là vào khoảng thời gian Hàn Mặc Tử đang đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, khi ông đang dành những ngày cuối đời tại trại phong. Và sau khi mơ tưởng về người con gái xứ Huế mà ông thầm thương, trộm nhớ, thì ở khổ thơ thứ ba, tác giả dường như đã bừng tỉnh và quay trở lại đối diện với thực tế. Đó chính là khung cảnh cô đơn, hiu hắt của trại phong với những làn sương mù mịt mờ nhân ảnh, cho dù ông có khát khao mãnh liệt được sống, được gặp người thương thì cũng đều trở nên vô vọng mà thôi. Thật quá đỗi xót xa và tiếc thương cho một người thi sĩ tài năng xuất chúng.
Mở bài Đây thôn Vĩ dạ 2 khổ cuối
Ngay bên dưới đây là hai mẫu mở bài phân tích 2 khổ cuối trong bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ”, mời các em học sinh cùng tham khảo để có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài viết của mình nha.
Mẫu mở bài số 1
Hàn Mạc Tử được ví là một ngôi sao sáng chói trên bầu trời văn học Việt Nam, ông không chỉ là người tiên phong đi đầu trong phong trào thơ mới mà còn là một tác giả rất năng nổ trong Trường thơ Loạn. Tuy nhiên, vì mắc bệnh hiểm nghèo mà ông phải mất sớm khi mới chỉ vừa tròn 28 tuổi, độ tuổi chín muồi và đẹp nhất. Nhưng may mắn thay, ông đã để lại cho độc giả rất nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa, điển hình nhất là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” với nội dung là tiếng lòng đầy xót xa và tuyệt vọng của ông. Điều này được thể hiện rất rõ trong hai khổ thơ cuối với việc mượn cảnh hữu tình để nói lên sự nhung nhớ người con gái ấy, và khát khao được sống của mình khi ông đang phải đối diện với căn bệnh phong quái ác.
Mẫu mở bài số 2
“Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những tác phẩm văn học đã làm nên tên tuổi cho nhà thơ Hàn Mặc Tử, một người thi sĩ tài năng nhưng bạc mệnh. Tác phẩm này được ông sáng tác vào năm 1938, khi ông đang dành những ngày cuối đời tại trại Phong Tuy Hòa, đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, tác giả đã gửi gắm vào trong bài thơ những nỗi băn khoăn, lo lắng trong lòng mình và thể hiện khát vọng được sống, được yêu và được cống hiến cho đời. Điều này được thể hiện rất rõ trong hai khổ cuối của bài thơ.
“Gió theo lối gió, mây đường mây
…
Ai biết tình ai có đậm đà?"
Mở bài cảm nhận Đây thôn Vĩ Dạ học sinh giỏi
Cuối cùng, mời các em học sinh cùng tìm hiểu thêm hai mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ hay, ý nghĩa nhất được viết bởi các bạn học sinh giỏi nha.
Mẫu mở bài số 1
Hàn Mặc Tử vốn là thi sĩ tiên phong trong phong trong “Trường thơ Loạn” và cũng là một cây bút sáng giá của dòng thơ lãng mạn hiện đại lúc bấy giờ. Ông bén duyên với thơ ca rất sớm khi mới chỉ vừa tròn 16 tuổi, và đã cống hiến cho sự nghiệp văn chương của nước nhà rất nhiều tác phẩm hay. Điển hình nhất là bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, một bài thơ trữ tình chứa đựng nhiều cảm xúc và xót xa của ông khi nghĩ về người con gái xứ Huế mà mình đã từng thương, nhưng nay vì bệnh tật mà sắp phải chia xa mãi mãi.
Mẫu mở bài số 2
Tình yêu luôn là một thứ tình cảm thiêng liêng và đáng trân quý nhất của mỗi con người, nó đem đến cho ta nào là niềm vui, niềm hạnh phúc và thậm chí xen lẫn cả khổ đau, uất hận. Có lẽ chính vì vậy mà đối với thơ ca, tình yêu đã đem lại nhiều nguồn cảm hứng bất tận cho các tác giả. Và nổi bật trong đó chính là nhà thơ Hàn Mặc Tử với bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, với nội dung không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của xứ Huế mà nó còn phần nào diễn tả tâm trạng lo lắng, nhớ thương về một bóng hình xa xăm của tác giả. Và đặc biệt hơn cả, có lẽ tác phẩm này là một liều thuốc tinh thần cuối cùng giúp ông xoa dịu những cơn đau đang cào xé cả về thế xác và tâm hồn của mình.
Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ 16+ mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được đánh giá ngắn gọn, hay nhất với nhiều cách trình bày từ mở bài trực tiếp, gián tiếp cho đến mở bài nâng cao bằng lý luận văn học. Hy vọn các em học sinh lớp 11 sẽ tìm thêm được nhiều ý tưởng mới hay ho cho bài văn của mình.
Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các em trong những bài viết tiếp theo để cùng nhau tìm hiểu thêm nhiều kiến thức Văn học quan trọng khác nha.