20+ Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng hay, ngắn gọn nhất
20+ mở bài Tây Tiến của Quang Dũng được đánh giá hay, ý nghĩa nhất với đa dạng cách viết từ mở bài phân tích Tây Tiến gián tiếp, trực tiếp cho đến nâng cao HSG.
Tây Tiến là một trong những bài thơ rất hay và ý nghĩa của tác giả Quang Dũng khi viết về hình tượng những người chiến sĩ cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tác phẩm này đã trở thành một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 và thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts tìm hiểu hơn 20+ mẫu mở bài phân tích Tây Tiến ngắn gọn nhưng rất hay và dễ ăn điểm nha.
Mở bài gián tiếp Tây Tiến của Quang Dũng siêu hay
Tổng hợp mẫu mở bài Tây Tiến hay, ý nghĩa nhất.
Ngay bên dưới đây là một số mẫu mở bài Tây Tiến gián tiếp cực hay, các em học sinh hãy cùng tham khảo để biết cách trình bày cho đúng nhé. Bật mí rằng các em hãy liên hệ hoặc đưa dẫn chứng là những bài thơ có liên quan rồi dẫn dắt vào tác phẩm cần phân tích nha.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Mẫu mở bài số 1
Đất nước Việt Nam chúng ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chông Mỹ đầy khó khăn và vất vả, biết bao thế hệ ông cha đã phải ngã xuống để đổi lấy nền hòa bình, tự do cho dân tộc, và điều này đã trở thành chủ đề chính của rất nhiều tác phẩm văn chương. Điển hình nhất trong số đó phải kể đến bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, đây là một trong những tác phẩm vô cùng ý nghĩa viết về tinh thần và ý chí sắt đá của những người lính cụ Hồ, dù có trải qua bao khó khăn, nguy hiểm nhưng hơn hết họ vẫn nở nụ cười trên môi và quyết không bao giờ lùi bước trên con đường chống giặc ngoại xâm.
Mẫu mở bài số 2
Mặc dù chiến tranh đã đi xa, nhưng những nỗi đau mà nó đã gây ra cho đất nước Việt Nam thì vẫn còn mãi. Và thật may mắn rằng, trong những năm tháng gian khổ ấy, các thế hệ ông cha đi trước và những người lính cụ Hồ đã không quản ngại khó khăn, vất vả, họ không tiếc hy sinh tính mạng của mình để có thể hoàn thành mục tiêu chung của dân tộc. Tất cả những điều này đã được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, một tác phẩm rất ý nghĩa và chứa đựng nhiều cảm xúc khi viết về những người chiến sĩ anh hùng năm ấy.
Mở bài Tây Tiến trực tiếp ngắn gọn nhất
Mở bài trực tiếp Tây Tiến là cách viết mở bài được nhiều em học sinh chọn lựa nhất bởi nó vô cùng đơn giản, ngắn gọn, không đòi hỏi lối viết hoa mỹ hay các dẫn chứng phức tạp nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao. Mời các em cùng tham khảo một số mẫu mở bài trực tiếp dưới đây nhé.
Mẫu mở bài số 1
“Tây Tiến” là một trong những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ được sáng tác vào cuối 1948, khi tác giả phải rời đơn vị Tây Tiến để lên đường làm nhiệm vụ mới. Ban đầu tác phẩm có tên là “Nhớ Tây Tiến” nhưng sau khi được in lại thì đổi tên thành “Tây Tiến”. Nội dung bài thơ kể về những khó khăn, vất vả mà các người chiến sĩ cụ Hồ đã phải trải qua nơi “rừng thiêng nước độc” này, nào là thời tiết khắc nghiệt, nào là bệnh tật, rồi cả nỗi nhớ nhà da diết nhưng hơn cả, những người chiến sĩ ấy vẫn anh dũng động viên nhau để vượt qua.
Mẫu mở bài số 2
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, ông không chỉ vẽ tranh rất đẹp mà sáng tác văn thơ cũng rất hay. Bằng sự tinh tế, hồn nhiên và phóng khoáng của mình, ông đã để lại cho độc giả nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa, điển hình nhất phải kể đến bài thơ “Tây Tiến” (1948). Nội dung của tác phẩm kể về sự khó khăn, vất vả của những người chiến sĩ khi đóng quân tại vùng núi Tây Tiến, nhưng họ vẫn luôn lạc quan, vui vẻ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần dành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Mở bài Tây Tiến nâng cao học sinh giỏi
Cùng xem thử cách viết mở bài nâng cao Tây Tiến của các bạn học sinh giỏi sẽ có gì khác biệt và ấn tượng không nha.
Mẫu mở bài số 1
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những người chiến sĩ cụ Hồ đã phải trải qua biết bao khó khăn vất vả, nhất là những binh đoàn đang đóng quân tại vùng núi Tây Tiến với thiên nhiên khắc nghiệt cùng địa hình cheo leo hiểm trở. Họ ngoài việc phải chiến đấu với kẻ thù thì còn phải tìm cách sinh tồn giữa chốn “rừng thiêng, nước độc” cùng với nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ gia đình quay quắt. Thế nhưng, tất cả những điều ấy cũng không thể làm quật ngã sự kiên cường của nhưng người chiến sĩ ấy, họ vẫn yêu đời, vẫn anh dũng vượt qua tất cả để hoàn thành nhiệm vụ đánh giặc cứu nước.
Mẫu mở bài số 2
Từ xưa đến nay, hình ảnh những người lính cụ Hồ luôn là một đề tài được đông đảo các nhà văn, nhà thơ yêu ưu ái, và chính vì vậy, có rất nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa được ra đời nhằm ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của những người chiến sĩ năm ấy. Tiêu biểu nhất là tác phẩm “Tây Tiến” được nhà văn Quang Dũng viết vào cuối năm 1948, nhân dịp ông phải rời Tây Tiến để chuyển đến nơi công tác mới. Bài thơ không chỉ miêu tả những khó khăn, vất vả mà các chiến sĩ đã phải trải qua mà còn ngợi ca tinh thần lạc quan, anh hùng của họ.
Mở bài Tây Tiến khổ 1 ấn tượng nhất
Mở bài phân tích khổ 1 Tây Tiến ấn tượng, ý nghĩa nhất.
Ngay bên dưới đây là 2 mẫu mở bài phân tích Tây Tiến khổ 1 được đánh giá hay, ấn tượng nhất, mời các em học sinh cùng tham khảo ngay nha.
Mẫu mở bài số 1
Quang Dũng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn chương của mình vào đầu năm 1945 nhưng mãi đến năm 1948, khi ông viết bài thơ “Tây Tiến” thì tiếng tăm của ông mới được nhiều người biết đến. Bài thơ được sáng tác nhân dịp ông phải chuyển công tác đến một đơn vị mới, nội dung chứa đựng sự tiếc nuối và nỗi niềm nhớ thương với vùng đất Tây Tiến này, điều này được thể hiện rất rõ trong khổ một của bài thơ.
Mẫu mở bài số 2
Nhắc đến nhà thơ Quang Dũng là nhắc đến bài thơ “Tây Tiến”, nó được xem như là một trong những tác phẩm hay nhất, ấn tượng nhất đã làm nên tên tuổi ông. Tác phẩm này không chỉ khắc họa vẻ đẹp của hình tượng người lính cụ Hồ gan dạ, dũng cảm mà còn thể hiện nỗi nhớ của tác giả với cùng đất Tây Tiến thân thương, nơi chứa đựng biết bao kỷ niệm vui buồn của ông khi công tác tại đây, các bạn có thể thấy rõ điều này qua đoạn 1 của bài thơ.
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
…
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến 8 câu thơ đầu
Nếu các em học sinh đang phân vân không biết viết mở bài phân tích 8 câu thơ đầu trong bài thơ “Tây Tiến” sao cho hay và ấn tượng thì hãy tham khảo ngay hai mẫu dưới đây nhé!
Mẫu mở bài số 1
Quang Dũng đã trở thành một nhà thơ đại diện cho nỗi lòng của những người lính cụ Hồ trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Những bài thơ của ông vừa có sự lãng mạn, nhưng cũng mang đậm chất lính với tinh thần sắt đá cùng ý chí quyết tâm tới cùng, tiêu biểu nhất phải kể đến bài thơ “Tây Tiến” được ông sáng tác vào cuối năm 1948. Và ngay 8 câu thơ đầu của bài thơ, chúng ta đã cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc, tuy cheo leo, hiểm trở nhưng cũng khiến cho người ta phải nhung nhớ khôn nguôi.
Mẫu mở bài số 2
“Tây Tiến” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất đã làm nên tên tuổi cho nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ không chỉ miêu tả sự khó khăn, vất vả mà những người lính đã phải trải qua chốn rừng già đầy nguy hiểm mà còn ca ngợi sự dũng cảm, kiên cường của họ, đồng thời cũng vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về vùng núi Tây Bắc. Các bạn có thể cảm nhận rõ được điều này thông qua 8 câu đầu của bài thơ.
Mở bài phân tích Tây Tiến khổ 2 đạt điểm cao
Cùng freetuts tham khảo thêm một số mẫu mở bài Tây Tiến đoạn 2 hay, đạt điểm cao dưới đây để nắm được cách trình bày nhé.
Mẫu mở bài số 1
Nếu như ở khổ một bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng đã thể hiện nỗi nhớ da diết với vùng đất này thì qua khổ hai, tác giả đã vẽ nên một bức tranh đầy lãng mạn và vui tươi về một buổi liên hoan giữa các chiến sĩ bộ đội với người dân vùng núi Tây Bắc. Giữa đất trời bao la, tình quân dân thắm thiết đã tiếp thêm sức mạnh cho những người chiến sĩ để giúp họ có thể vượt qua biết bao khó khăn và thử thách đang chờ phía trước. Ở đoạn 2 này, ngôn từ cũng đã mềm mại hơn, uyển chuyển hơn và không còn đanh thép, cứng nhắc như trước nữa.
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
…
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
Mẫu mở bài số 2
Ông cha ta đã có câu nói “Quân với dân như cá với nước”, điều này quả thật là không sai. Trong những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ ấy, những người chiến sĩ cụ Hồ luôn nhận được sự yêu thương, giúp đỡ, động viên từ vật chất cho đến tinh thần của những người dân chân chất, thật thà. Các bạn có thể cảm nhận rõ được tình đoàn kết này thông qua khổ 2 của bài thơ “Tây Tiến” được Quang Dũng sáng tác vào cuối năm 1948.
Mở bài phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong Tây Tiến
Tổng hợp mở bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến hay nhất.
Mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo thêm 2 mẫu mở bài phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để tìm thêm ý tưởng cho mình nha.
Mẫu mở bài số 1
Phong cách thơ của Quang Dũng rất hồn nhiên, tinh tế và cũng không kém phần phóng khoáng, lãng mạn. Ông đã cống hiến cho nền văn học của nước nhà nhiều tác phẩm hay, và tiêu biểu nhất không thể không kể đến bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác vào năm 1948, giai đoạn kháng chiến chống Pháp căng thẳng nhất. Nội dung tác phẩm chủ yếu ca ngợi vẻ đẹp hình tượng của những người lính cụ Hồ, dù cho điều kiện hết sức thiếu thốn và khắc nghiệt nhưng họ luôn lạc quan và cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao.
Mẫu mở bài số 2
Đất nước Việt Nam luôn tự hào vì chúng ta có một về bề dày lịch sử cũng như tinh thần yêu nước sâu sắc. Và để có được nền độc lập, hòa bình như ngày hôm nay không thể không nhắc đến những công lao to lớn của các thế hệ cha ông đi trước và những người chiến sĩ cụ Hồ anh dũng, họ đã hy sinh xương máu của mình để đánh đuổi giặc ngoại xâm. Và vẻ đẹp của những người lính đã được khắc họa trong rất nhiều tác phẩm văn chương ý nghĩa, điển hình nhất là bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Mở bài Tây Tiến khổ 3, khổ 4 ý nghĩa nhất
Tổng hợp hai mẫu mở bài phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến hay, ý nghĩa nhất, mời các em học sinh cùng tìm hiểu thêm nhé!
Mẫu mở bài số 1
Vào cuối năm 1948, khi Quang Dũng phải nhận nhiệm vụ ở một đơn vị mới, ông đã sáng tác bài thơ “Tây Tiến” vừa là để thể hiện tình cảm của mình với vùng đất này, vừa ca ngợi sự anh dũng cùng tinh thần lạc quan của những người đồng đội, đồng chí đã sát cánh bên nhau trải qua bao vất vả và khó khăn chốn “rừng thiêng, nước độc” này. Họ vừa phải đối đầu với giặc Pháp đầy nguy hiểm, vừa phải gồng mình chiến đấu với thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt của rừng già. Điều này được thể hiện rất rõ trong đoạn 3 của bài thơ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Mẫu mở bài số 2
Trong số những bài thơ viết về người lính, chắc hẳn các bạn không thể quên được đoàn binh không mọc tóc trong “Tây Tiến” của Quang Dũng đúng không nào? Một đoàn binh tóc không mọc nổi vì sốt rét, một đoàn binh đã kiên cường chiến đấu đến từng hơi thở cuối cùng để rồi phải “rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Tất cả những khó khăn, vất vả của những người lính cụ Hồ năm ấy đều được mô tả rất rõ trong khổ 3 của bài thơ, những câu thơ ngắn gọn nhưng khiến cho người đọc cảm thấy rưng rưng nước mắt.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Mẫu mở bài số 3
Nếu như ở khổ 1, khổ 2 bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã miêu tả sự nhớ thương, lưu luyến với vùng đất này thì qua khổ 4, tác giả đã thể hiện được tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của những người chiến sĩ. Họ đã xác định rõ tư tưởng rằng, đã dứt áo ra đi thì sẽ không hẹn ngày trở về cho đến khi nào đất nước được độc lập, tự do. Cái giá của nền hòa bình thật sự quá đắt, biết bao thế hệ ông cha đã nằm xuống nơi chiến trường khốc liệt ấy. Tất cả tinh thần sắt đá cùng ý chí quyết tâm này được thể hiện rất rõ trong khổ 4 của bài thơ:
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
…
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.
Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ 20+ mẫu mở bài Tây Tiến của Quang Dũng cực hay, cực ý nghĩa với đa dạng cách viết, các em học sinh lóp 10 hãy tham khảo và chọn cho mình một cách mở bài phù hợp nhất nhé.
Nếu muốn khám phá thêm nhiều kiến thức Văn học thú vị khác, hãy ghé thăm trang web của chúng tôi thường xuyên nhé, các bài viết sẽ được cập nhật mới mỗi ngày.