KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Viết một văn bản nội quy ở nơi công cộng Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu

Cách làm bài văn nghị luận xã hội với 7 bước chi tiết cùng dàn ý cụ thể về nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí và dàn ý nghị luận về hiện tượng trong xã hội.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Nghị luận xã hội là một dạng đề quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng của môn Văn học, nếu các em chưa biết cách làm bài văn nghị luận xã hội thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của freetuts để nắm được chi tiết các bước và dàn ý cụ thể cho từng dạng đề nhé.

Hiểu về bài văn nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội là những bài văn có chủ đề bàn luận về các vấn đề về xã hội và đời sống nói chung. Những hiện tượng này có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến xã hội, hoặc nó có thể là những tấm gương, tư tưởng, đạo lí tốt cần được tôn vinh.

Có hai dạng nghị luận xã hội chính là:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

  • Nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí (Ví dụ: viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ nói về đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây, viết đoạn văn ngắn nói về câu ca dao tục ngữ “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.)
  • Nghị luận về một hiện tượng trong xã hội (Ví dụ: Viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 150 chữ nói về bạo lực học đường, nghị luận về tình trạng phá thai ở trẻ vị thành niên,...)

Cách làm bài văn nghị luận xã hội chi tiết

nghi luan xa hoi 1 jpg

Các bước và cấu trúc bài văn nghị luận xã hội.

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết 7 bước làm văn nghị luận xã hội ngay bên dưới đây nha.

Bước 1: Đọc hiểu đề bài

Đây là bước đầu tiên nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng, các em cần phải xác định rõ yêu cầu của đề bài để tránh tình trạng làm lạc đề. Đọc kỹ xem đề bài yêu cầu là gì? nghị luận về hiện tượng đời sống hay tư tưởng, đạo lí để có hướng đi phù hợp cho từng dạng đề.

Bước 2: Tìm hiểu thông tin về chủ đề của bài nghị luận xã hội

Sau khi đã đọc hiểu yêu cầu của đề bài, bước tiếp theo các em hãy tìm hiểu các thông tin liên quan đến đề bài từ các nguồn chính thống như sách, báo, website hoặc ý kiến của những người có chuyên môn.

Bước 3: Xây dựng các ý chính

Dựa vào những thông tin đã tìm hiểu được, hãy vạch ra những ý chính cần có trong bài văn nghị luận xã hội này để làm tiền đề cho bước lập dàn ý.

Bước 4: Lập dàn ý cho bài nghị luận văn học

Sau khi có ý chính, hãy tiến hành bước lập dàn ý cụ thể cho bài văn nghị luận xã hội. Xác định rõ ở phần mở bài cần làm gì? Những ý chính nào sẽ thuộc phần thân bài, kết bài sẽ phải nêu bật được những vấn đề gì. Cụ thể như sau:

  • Phần mở bài: Là sự khởi dầu của bài văn, cần tìm các từ ngữ nhằm gây được ấn tượng mạnh cho người đọc. Nên sử dụng 3 cặp sau để dẫn dắt vấn đề là: Tương đồng - tương phản, xuất xứ - đại ý hoặc diễn dịch - quy nạp.
  • Phần thân bài: Các bạn có thể chọn cách giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh hoặc bác bỏ vấn đề cần nghị luận.
  • Kết bài: Hãy viết theo công thức Tóm - Rút - Gọn để có được một kết bài hoàn chỉnh nhất.

Bước 5: Triển khai viết bài văn một cách chi tiết

Đầu tiên, khi lập dàn ý xong, các em hãy bắt đầu triển khai bài viết của mình dựa vào dàn ý đã có.

Ở phần thân bài, các em có thể lựa chọn 2 cấu trúc chuẩn gồm:

  • Cấu trúc 5 đoạn gồm mở bài, 3 đoạn thân bài, 1 đoạn kết bài
  • Cấu trúc 3 đoạn gồm 1 đoạn mở bài, 1 đoạn thân bài và cuối cùng là 1 đoạn kết bài

Và điều quan trọn ở phần này, là các em phải nêu ra được luận điểm chính của bài và tiến hành nghị luận xã hội vấn đề như sau:

  • Nêu biểu hiện, tác dụng và ý nghĩa và vấn đề nghị luận này sẽ đem lại.
  • Nêu thêm thực trạng hiện nay của vấn đề cần nghị luận và đưa thêm một số dẫn chứng cụ thể tiêu biểu nhất.

Khi phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng chung của vấn đề thì phải nêu rõ được nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến xảy ra vấn đề cần nghị luận

Khi phân tích ảnh hưởng của vấn đề nghị luận thì cần lưu ý là:

  • Đối với nghị luận về nhân vật trong tác phẩm thì cần phân tích cụ thể thực trạng, hoàn cảnh và sau đó rút ra kết luận một cách logic và chặt chẽ nhất có thể
  • Đối với nghị luận hiện tượng trong xã hội thì cần nêu rõ biểu hiện, ảnh hưởng của hiện tượng này đối với cuộc sống ra sao.

Bước 6: Bình luận mở rộng và đưa ra giải pháp

Ở bước này, các em hãy nêu quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận, xem đây là hiện tượng tốt hay xấu, cần được nhân rộng hay phải loại bỏ ngay, nhớ là phải đi kèm một số dẫn chứng bài văn nghị luận một cách cụ thể đảm bảo tính tin cậy nhé. Các em có thể mở rộng vấn đề bằng cách đi phân tích sâu về đối tượng, vấn đề được đề cập, đi ngược lại vấn đề bằng cách đưa ra một số lập luận trái ngược với thực trạng rồi tiến hành phân tích chi tiết.

Ví dụ khi nói về thực trạng tử vong vì tai nạn giao thông thì các em có thể đưa thêm dẫn chứng tử vong vì các căn bệnh để so sánh làm nổi bật vấn đề đang nghị luận.

Bước 7: Viết kết luận - Kết bài

Ở bước cuối cùng này, các em cần phải đưa ra bài học rút ra được từ vấn đề nghị luận trên bằng cách: Tóm tắt vấn đề - Rút ra kết luận - Nêu hướng phấn đấu và cảm nghĩ riêng của bản thân về vấn đề đang nghị luận.

Chia sẻ dàn ý bài văn nghị luận xã hội chuẩn

nghi luan xa hoi 2 jpg

Dàn ý cho bài văn nghị luận.

Như đã trình bày ở trên, đề tài nghị luận xã hội thường chia làm hai dạng chính là nghị luận về tư tưởng, đạo lí hoặc nghị luận về các hiện tượng trong xã hội, hãy cùng freetuts đi tìm hiểu chi tiết dàn ý cho từng loại này nha.

Dàn ý nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí

Cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí.

Phần mở bài:

Giới thiệu sơ bộ về tư về tử tưởng, đạo lý cần nghị luận, giới thiệu các từ ngữ nổi bật.

Phần thân bài:

Chi tiết của phần thân bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí gồm các bước sau:

  • Bước 1: Hãy giải thích cụ thể về đạo lý, tư tưởng đang nghị luận, có thể giải thích theo khái niệm, theo nghĩa đen rồi suy ra nghĩa bóng hoặc giải thích mệnh đề, vấn đề mà tư tưởng đạo lí đề cập tới.
  • Bước 2: Chứng minh những mặt đúng, sai của tư tưởng, đạo lí đang bàn luận hay nói đơn giản hơn là đi trả lời các câu hỏi như: Tại sao? biểu hiện của đạo lí, tư tưởng là gì? Dẫn chứng cụ thể ra sao?
  • Bước 3: Đưa ra các đánh giá, ý kiến của bản thân để bàn bạc về vấn đề đang nghị luận. Tư tưởng, đạo lí này có hạn chế gì? cần đóng góp gì thêm không?...
  • Bước 4: Từ bước đánh giá, hãy rút ra bài học cho bản thân về tư tưởng, đạo lí này rồi từ đó đưa ra các phương án đúng đắn cùng các hành động cụ thể để thực hiện các đạo lí, tư tưởng này.

Phần kết bài:

Đưa ra nhận định chung về tư tưởng, đạo lí cần nghị luận và có vài lời nhắn gửi tới mọi người xung quanh.

Dàn ý nghị luận về một hiện tượng trong xã hội

Phần mở bài:

Đầu tiên, các em cần dẫn dắt người đọc vào vấn đề cần nghị luận để giới thiệu sơ qua về hiện tượng này đang được quan tâm như thế nào. Và lưu ý là phải có bước chuyển ý để bài văn được liền mạch hơn nhé

Phần thân bài:

Đây là phần trọng tâm của bài văn, các em hãy tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Nêu thực trạng của hiện tượng cần nghị luận, có thể chèn thêm sự hiểu biết của chính bản than mình về hiện tượng này. Hãy cối gắng đưa ra thông tin cụ thể, dễ hiểu, mang tính thuyết phục cao.
  • Bước 2: Đi sâu vào việc nói đến nguyên nhân - tác hại của hiện tượng đang nghị luận gồm:
    • Hiện tượng này ảnh hưởng đến cộng đồng ra sao, hậu quả mà nó đem lại như thế nào.
    • Nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến hiện tượng trên.
  • Bước 3: Đưa ra các bình luận về hiện tượng đang nghị luận là tốt hay xấu, đúng hay sai.
  • Bước 4: Dựa vào nguyên nhân và đưa ra các giải pháp hay cách khắc phục nếu hiện tượng này là xấu, hoặc cách để phát triển, nhân rộng nếu hiện tượng nghị luận là tốt.

Phần kết bài:

Đưa ra khẳng định cuối cùng về hiện tượng đang nghị luận và kèm theo lời nhắn gửi của bản thân đến tất cả mọi người xung quanh.

Lưu ý khi viết bài văn nghị luận xã hội

Một số lưu ý để các em có được một bài văn nghị luận chuẩn hay đó chính là:

  • Phân biệt được nghị luận về tư tưởng, đạo lí hay hiện tượng đời sống. Mẹo để phân biệt khá là đơn giản đó chính là: Vấn đề mà các em có thể quan sát thấy được ngay đó là hiện tượng đời sống (Ví dụ như: Thực trạng ô nhiễm môi trường, nghiện game, bạo lực học đường, nạn trộm cắp, đua xe trái phép,...) Còn vấn đề nào mà không nhìn thấy được sự tồn tại của nó thì đó là nghị luận về tư tưởng, đạo lí (Ví dụ như: Sự biết ơn, sự hiếu thảo, lễ phép,...)
  • Cần tuân thủ cấu trúc bài văn nghị luận xã hội gồm: Mở bài hoặc mở đoạn, thân bài hoặc thân đoạn và phần kết bài hay kết đoạn.
  • Viết ngắn gọn, dùng các từ nối logic, tránh việc viết quá dài dòng và rườm rà.
  • Đưa ra dẫn chứng cụ thể, có tính chính xác, không mang tính cảm tính.
  • Tuân thủ đúng yêu cầu của đề bài đưa ra, tránh việc viết quá ngắn, hoặc quá dài so với số từ mà bài yêu cầu.

Một số mẫu bài văn nghị luận xã hội hay nhất

Hãy cùng tham khảo một số bài văn mẫu nghị luận xã hội hay nhất ngay bên dưới đây nha.

Mẫu bài văn nghị luận xã hội ngắn 200 chữ

Đề bài: Hãy viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ nói về căn bệnh thành tích trong giáo dục

Bài viết:

Thành tích là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng của mỗi cá nhân hoặc một tổ chức, tập thể. Tuy nhiên, hiện nay, có một hiện tượng vô cùng quan ngại là rất nhiều cá nhân, tập thể chọn cách đi đường tắt để có được cái mác thành tích tốt gây nên căn bệnh thành tích trong giáo dục. Đây là một căn bệnh, hiện tượng xấu để lại nhiều hệ lụy khôn lường cho ngành giáo dục như: tạo ra vấn đề điểm ảo, thành tích ảo, không phản ánh được đúng năng lực của các học sinh, giáo viên. Để khắc phục tình trạng này, nhà trường và thầy cô giáo cần phải tạo ra một môi trường học tập, cạnh tranh lành mạnh, công bằng và hơn hết là luôn minh bạch trong điểm số thi cử, không áp chỉ tiêu vô lí…

Mỗi cá nhân cần phải chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, đi lên bằng chính thực lực của mình để góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp. Hãy cùng nói không với bệnh thành tích trong giáo dục.

Bài nghị luận xã hội của học sinh giỏi

Đề bài: Nghị luận xã hội về bạo lực học đường

Bài viết:

Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến và để lại nhiều hậu quả khôn lường. Việc các học sinh dùng bạo lực nhằm cảnh cáo, bắt nạt những bạn học mà cá nhân họ cảm thấy “ngứa mắt” đã trở nên báo động. Đây là một hành vi hết sức sai trái, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, thể xác của nạn nhân, hành động này cần phải được lên án, bài trừ ngay khỏi môi trường học đường.

Bạo lực học đường đã gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, khiến cho các nạn nhân có thể bị tổn thương nặng nề về mặt tinh thần dẫn đến trầm cảm, luôn sống trong cảm giác lo âu, sợ hãi, thậm chí có những em học sinh đã bị đánh hội đồng dẫn đến tử vong.

Ngày nay, việc giới trẻ tiếp xúc với các trò chơi, phim ảnh mang tính bạo lực cũng dần ảnh hưởng và hình thành một tâm lý méo mó trong cộng đồng các bạn trẻ, khiến họ có xu hướng yêu thích bạo lực và luôn muốn dùng bạo lực để khẳng định đẳng cấp, vị thế của bản thân mình. Ngoài ra, việc quản lý không sát sao của giáo viên, nhà trường cũng là một nguyên nhân hình thành nên tình trạng bạo lực này.

Bạo lực học đường dù trên phương diện tinh thần hay bằng các hành động gây tổn thương về thể xác thì đều đáng bị lên án và cần phải loại bỏ ngay lập tức. Mỗi học sinh, sinh viên cần có ý thức được về sự nguy hại mà tình trạng bạo lực có thể gây ra, hãy cùng chung tay đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường để trả lại một môi trường học tập an toàn và thân thiện cho các em học sinh nhé!

Bài văn mẫu nghị luận xã hội tiếng Anh

Topic: Social commentary on human independence.

Independence is one of the extremely beautiful and precious virtues of humans. So what is independence? Being independent is knowing how to do your own things without having to be reminded by anyone. Being independent is taking care of your own life without relying on family or others. Being independent brings you many benefits such as: Always being proactive, learning many new things, gaining people's trust and making yourself a useful person. However, in today's life, there are still many people who rely on others, have no will to rise, no direction of their own... Just pay attention and see, these people will not never succeed and they will not be able to control their own lives. Your life will be decided by you, so be independent so you can train yourself and bring many good values.

Như vậy, qua bài viết trên, freetuts.net đã chia sẻ cách làm bài văn nghị luận xã hội chi tiết nhất với các dàn ý cụ thể về nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý hay nghị luận về hiện tượng đời sống. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bạn học sinh. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết tiếp theo để cùng tìm hiểu thêm nhiều kiến thức văn học thú vị khác nha.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Bạn biết gì về sóng thần

- Soạn bài Bạn biết gì về sóng thần

Soạn bài Bạn biết gì về sóng thần sẽ giúp các em học sinh chuẩn...

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan…

Hướng dẫn viết một văn bản nội quy ở nơi công cộng và văn mẫu

Hướng dẫn viết một văn bản nội quy ở nơi công cộng và văn mẫu

- Soạn bài Nhớ đồng - Tố Hữu

- Soạn bài Nhớ đồng - Tố Hữu

Bài thơ là tiếng lòng của tác giả, khơi dậy những cảm xúc sâu kín…

Bài 1: Soạn bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương

Bài 1: Soạn bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương

Mỗi tác phẩm văn học là một tấm gương phản chiếu những giá trị...

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Hướng dẫn cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã…

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Top