KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Viết một văn bản nội quy ở nơi công cộng Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và chia sẻ những bài văn mẫu hay nhất được tuyển chọn cho các em học sinh lớp 9, hãy tham khảo tại đây nhé!

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác là một đề bài tập làm văn thường gặp trong các kỳ thi quan trọng như cuối kỳ, thi đầu vào THPT…Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn cảm thấy mơ hồ không biết bắt đầu phân tích từ đâu, hay phân tích những nội dung nào để có thể đạt điểm tối đa.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn các em cách lên dàn ý chi tiết cho bài phân tích thơ Viếng Lăng Bác và chia sẻ một số bài văn mẫu hay, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Dàn ý phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác - Viễn Phương

phan tich bai tho vieng lang bac 1 jpg

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích Viếng Lăng Bác của Viễn Phương.

Ngay bên dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho dàn ý phân tích thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương, mời các em cùng tham khảo nhé.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Phần mở bài phân tích Viếng Lăng Bác

Đối với phần mở bài, các em có thể chọn lựa cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp theo gợi ý sau.

Mở bài phân tích thơ Viếng Lăng Bác trực tiếp:

  • Giới thiệu về tác giả Viễn Phương: Có thể nói về năm sinh, quê quán, phong cách thơ, các tác phẩm tiêu biểu của ông,...
  • Giới thiệu về bài thơ Viếng Lăng Bác: Bài thơ được sáng tác vào năm nào? hoàn cảnh sáng tác ra sao? Nội dung chính của bài thơ đề cập đến vấn đề gì?....

Mở bài phân tích thơ Viếng Lăng Bác gián tiếp:

  • Đưa ra dẫn chứng hoặc các tác phẩm văn học có nội dung viết về Bác rồi từ đó giới thiệu qua tác phẩm Viếng Lăng Bác của Viễn Phương.
  • Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và nội dung chính của tác phẩm này.

Phần thân bài phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác

Đây là một phần quan trọng nhất của bài tập làm văn, đối với tác phẩm này, các em có thể đi phân tích dựa vào các luận điểm của các khổ thơ như sau:

Khổ thơ thứ nhất - Cảm xúc của người con miền Nam khi đứng trước lăng Bác.

  • Mở đầu bài thơ với một câu nói đầy xúc động và ấm áp “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”, một lời chào hết sức giản dị với đại từ nhân xưng “Con” mang đến cho người đọc cảm giác vô cùng gần gũi.
  • Tư “thăm” mang ý nghĩa hết sức chân thành của những người con miền Nam dành cho Bác Hồ kính yêu.
  • Hàng tre xanh” - biểu tượng của làng quên Việt Nam.
  • Bão táp mưa sa” - muốn ám chỉ những khó khăn, thách thức mà nhân dân ta đã phải trải qua trong suốt thời gian qua.
  • đứng thẳng hàng” - thể hiện sự kiên cường của con người Việt Nam.

Từ những ý trên, rút ra kết luận cho khổ 1.

Khổ thơ thứ hai - Cảm xúc của tác giả khi chứng kiến đoàn người xếp hàng vào lăng Bác.

Ở Trong khổ thơ này, các em cần tập trung phân tích vào hai hình ảnh chính là Mặt trời và dòng người đang xếp hàng trước lăng.

Hình ảnh mặt trời trong khổ thơ:

  • Mặt trời đi qua trên lăng là ánh mặt trời của tự nhiên.
  • Mặt trời trong lăng rất đỏ: Sử dụng phép ẩn dụ để ví Bác Hồ chính là mặt trời vĩ đại, soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam.

Hình ảnh dòng người trong thương nhớ:

  • Những người con luôn ghi nhớ công ơn của người cha già kính yêu, đem đến cho Bác những lãng hoa tươi đẹp nhất với sự biết ơn và lòng kính trọng cao cả nhất.

Sau cùng hãy rút ra kết luận cho khổ hai.

Khổ thơ thứ ba - Cảm xúc của Viễn Phương khi vào trong lăng Bác.

Ở khổ thơ thứ 3 này, các em cần phân tích những nội dung quan trọng dưới đây nhé.

  • Sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh “giấc ngủ bình yên” để giảm đi nỗi đau xót trước sự ra đi của Bác.
  • Vầng trăng” vừa là một người bạn tri kỷ của Bác theo năm tháng.
  • Trời xanh là mãi mãi” thể hiện rằng dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn của Bác cho dù hiện nay bác đã đi xa.
  • Nhói trong tim” thể hiện sự chua xót của tác giả trước sự ra đi của Bác.

Khổ thơ thứ tư - Cảm xúc của tác giả khi phải rời khỏi lăng Bác.

  • Thương trào nước mắt” muốn nói đến sự lưu luyến và nỗi đau của tác giả vẫn mãi khôn nguôi.
  • Điệp từ “muốn làm” thể hiện sự khát khao của tác giả được mãi ở bên để chăm sóc cho giấc ngủ nghìn thu của Bác.

Phần kết bài phân tích thơ Viếng Lăng Bác

  • Nêu lên cảm nghĩ của em về bài thơ Viếng Lăng Bác và tác giả Viễn Phương.
  • Nhận xét về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác - Viễn Phương

Cùng tham khảo một số sơ đồ tư duy về các đề bài phân tích tác phẩm Viếng Lăng Bác của Viễn Phương ngay bên dưới đây nha.

phan tich bai tho vieng lang bac 2 jpg

SĐTD Phân tích cảm xúc khi vào Viếng Lăng Bác trong tác phẩm Viếng Lăng Bác của Viễn Phương.

phan tich bai tho vieng lang bac 3 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích 2 khổ thơ đầu bài Viếng Lăng Bác.

phan tich bai tho vieng lang bac 4 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích bài Viếng Lăng Bác ngắn gọn nhất.

phan tich bai tho vieng lang bac 5 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác khổ 2, 3

Văn mẫu phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác hay nhất

phan tich bai tho vieng lang bac 6 jpg

Tổng hợp những bài văn mẫu phân tích thơ Viếng Lăng Bác hay nhất.

Cùng freetuts tham khảo một số bài văn mẫu hay về phân tích, cảm nhận bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương ngay bên dưới đây nhé.

Phân tích Viếng Lăng Bác của học sinh giỏi hay nhất

Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, trong suốt sự nghiệp văn chương của mình, ông đã đem đến cho độc giả nhiều bài thơ hay và ý nghĩa. Điển hình nhất là bài thơ “Viếng Lăng Bác” được sáng tác vào tháng 4 năm 1976, khi tác giả được vinh dự đại diện cho những người con miền Nam ra thăm lăng Bác. Nội dung bài thơ là nỗi niềm xúc động của tác giả cũng như hàng triệu đồng bào miền Nam dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Mở đầu tác phẩm là những câu thơ hết sức bình dị nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa to lớn:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Không quản ngại đường xá xa xôi, ngay khi có cơ hội Viễn Phương, một người con của miền Nam đã lên đường ra thăm lăng Bác với hành trang trên vai là những nỗi xót xa và mong nhớ dành cho người. Nhìn từ xa, tác giả đã nghẹn lòng khi thấy hàng tre xanh đang thấp thoáng trong sương. Từ bao đời nay, cây tre vốn là biểu tượng gắn bó với làng quê Việt Nam, nhìn thấy tre là thấy được sự lam lũ, chịu khó của những người nông dân một nắng hai sương, vất vả sớm khuy. Ngoài ra hình ảnh cây tre “sừng sững” cũng đại diện cho sự kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, dù trải qua muôn vàn khó khăn vẫn hiên ngang không chùn bước.

Sau khi nhìn thấy hàng tre, tác giả phóng tầm mắt ra xa hơn để thấy được cảnh sắc tự nhiên như:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Chúng ta có thể thấy rằng, mặt trời của tự nhiên đều đặn “ngày ngày” đi qua trên lăng Bác, còn ở trong lăng, cũng có một mặt trời vô cùng đặc biệt, đó chính là Bác Hồ. Tác giả thật tinh tế khi ví Bác với hình ảnh mặt trời, bởi vì Bác chính là người soi đường, chỉ lối giúp dân tộc ta thoát khỏi ách áp bức, đô hộ nghìn năm. Cụm từ “rất đỏ” ở cuối câu thơ một lần nữa nhấn mạnh lại điều đó.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Ở hai câu thơ này, tác giả muốn thể hiện rằng ngoài mình ra, còn rất nhiều người khác đều mong muốn được một lần viếng thăm Bác, bằng chứng là qua hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ”. Những đoàn người với tâm trạng đầy tiếc thương, nhói đau khi phải nói lời tạm biệt với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, họ đã chọn những tràng hoa đẹp nhất để dâng lên người. Tác giả đã sử dụng hình ảnh “bảy mươi chín mùa xuân” để tượng trưng cho số tuổi của Bác, người đã ra đi ở tuổi bảy mươi chín.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Sau những khoảng thời gian mệt mỏi, gian khổ, đến lúc gặt hái hoa thơm trái ngọt thì Bác lại chọn một giấc ngủ bình yên mãi mãi. Những câu thơ hết sức bình dị nhưng khiến người đọc cảm thấy xót xa hơn bao giờ hết. Bác ra đi là một mất mát quá lớn của dân tộc, để lại biết bao tiếc thương cho mọi người, nỗi đau ấy cứ dăng dẳng kéo dài mãi không bao giờ nguôi ngoai.

Khổ thơ cuối bắt đầu với lời chào tạm biệt đầy bịn rịn của Viễn Phương đối với Bác “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Tác giả rời khỏi lăng Bác với một tâm trạng lưu luyến khó quên, ông thậm chí còn thể hiện khát khao mãi được ở cạnh người qua những câu thơ như:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Ông nguyện hóa thân thành chú chim để ngày ngày được hót cho Bác nghe, hay là một đóa hoa bé nhỏ tỏa ngát hương thơm cho người, và thậm chí là một cây tre để thể hiện sự trung hiếu của mình đối với Bác Hồ. Đây không chỉ là tình cảm riêng của ông, mà cũng là tiếng nói chung, nỗi khát khao chung của đồng bào cả nước, một lòng một dạ hướng về Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc ta.

Bằng phút pháp tài tình và nỗi niềm cảm xúc chân thật nhất của mình, Viễn Phương đã đem đến cho độc giả một tác phẩm “Viếng Lăng Bác” vô cùng ý nghĩa. Thông qua đó ông cũng muốn nhắn nhủ rằng, thế hệ con cháu sau này phải đời đời ghi nhớ công ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cảm nhận về bài thơ Viếng Lăng Bác khổ 1, 2

Viễn Phương là một trong những tác giả tiêu biểu có nhiều cống hiến cho sự nghiệp văn học miền Nam nói riêng và nước nhà nói chung. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông đó chính là bài thơ Viếng Lăng Bác, tác phẩm được sáng tác vào những năm 1976, khi lần đầu tiên tác giả được vinh dự ra thăm lăng Bác, ông đã bộc lộ hết những tâm tư, tình cảm dồn nén bấy lâu qua bài thơ này, đặc biệt là trong hai khổ thơ đầu.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Vâng, câu thơ đầu tiên nghe sao mà gần gũi, thân thương đến thế, từ “con” được thốt nên rất tự nhiên và chất chứa biết bao tình cảm, đây là một cách xưng hô quen thuộc của người dân miền Nam, qua đó bộc lộ được phần nào tình cảm của tác giả dành cho Bác. Khi đặt chân tới lăng Bác, từ xa, ông đã nhìn thấy hình ảnh hàng tre anh thấp thoáng trong sương. Cây tre là một hình ảnh hết sức quen thuộc với đất nước ta, nó đại diện cho sự cần cù, chịu thương, chịu khó và hơn cả là sự hiên ngang, bất khuất của con người Viêt Nam đứng trước “bão táp mưa sa” vẫn sừng sững uy nghiêm.

Tác giả mở đầu khổ thơ thứ hai với những hình ảnh rất đỗi quen thuộc nhưng lại mang một hàm ý vô cùng sâu xa:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Chúng ta có thể thấy được hình ảnh mặt trời xuất hiện ở cả hai câu thơ, “mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của tự nhiên, của vũ trụ bao la, ngày ngày đem lại ánh sáng cho nhân loại, còn “mặt trời trong lăng” ý chỉ Bác như một vầng hào quang tỏa sáng, soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam vượt qua được ách áp bức, đô hộ để dành được nền độc lập tự do như ngày hôm nay.

Ở 2 câu thơ tiếp theo, là tâm trạng hết sức cảm động khi tác giả nhìn thấy dòng người dài nối đuôi nhau chờ vào thăm lăng Bác:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân

Chúng ta có thể thấy được rằng, không chỉ mỗi tác giả là mong mỏi được một lần đến thăm Bác, mà đây dường như là ước muốn, tâm tư của hàng triệu con người Việt Nam, từng dòng người với niềm tiếc thương vô bờ ngày ngày đều đặn xếp hàng để được vào gặp Bác Hồ một lần. Bên cạnh đó, tác giả đã khéo léo mượn hình ảnh “bảy mươi chín mùa xuân” để thể hiện rằng Bác đã sống và cống hiến cho nước nhà bảy mươi chín năm.

Qua hai khổ thơ trên, chỉ với những ngôn từ mộc mạc, bình dị cùng những biện pháp tu từ như nhân hóa, điệp từ, Viễn Phương đã diễn tả được cảm xúc bồi hồi, xúc động của mình khi được đến thăm lăng Bác sau biết bao ngày ngóng trông mòn mỏi. Tuy Bác đã đi xa, nhưng trong lòng tác giả và mỗi người dân Việt Nam thì Bác còn sống mãi.

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác khổ 3, 4

Viếng Lăng Bác là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của nhà thơ Viễn Phương, bài thơ được viết vào năm 1976, khi tác giả được vinh dự là một đại diện của những người con miền Nam ra thăm lăng Bác. Nội dung bài thơ đã thể hiện hết được tình cảm chan chứa và sự kính yêu của tác giả dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, và điều này được thể hiện rõ nét trong khổ thơ thứ 3 và bốn của bài thơ này.

Khi được vào trong lăng Bác, Viễn Phương đã viết nên những câu thơ hết sức mộc mạc nhưng đầy xót xa:

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Khi được nhìn thấy Bác, tác giả cảm thấy vô cùng thân thuộc và cảm nhận rằng Bác nằm ở đó tựa như đang ngủ, bên cạnh có người bạn tri kỷ là ánh trăng sáng dịu hiền. Sau những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ, giờ đây Bác cũng có thể nghỉ ngơi. Giấc ngủ này bình yên với Bác nhưng nó lại là sự chua xót và mất mát quá lớn của dân tộc ta. Và dù biết đây là sự thật, nhưng khi phải đối mặt với nó thì không ai trong mỗi chúng ta có thể cầm lòng được để rồi “nghe nhói ở trong tim” đến nỗi mà “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”.

Chúng ta có thể thấy được tác giả đang rất cố kìm nén cảm xúc của mình, nhưng khi nghĩ đến việc ngày mai ông phải rời xa Bác để trở lại với miền Nam thì tất cả đã vỡ òa:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt"

Chỉ với một từ “trảo” thôi, đã nói lên hết được những tâm tư, tình cảm của Viễn Phương đối với Bác, vì không biết sau cuộc chia ly này thì đến bao giờ mới được gặp lại. Chưa dừng lại ở đó, tác giả đã thể hiện những tâm tư, tình cảm của mình khi muốn níu kéo những phút giây quý báu được ở cạnh Bác. Ông ước rằng:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

Điệp từ “muốn làm” xuất hiện lặp đi lặp lại ba lần thể hiện sự khát khao cháy bỏng từ tận sâu đáy lòng của tác giả muốn được ở bên cạnh Bác Hồ. Ông nguyện làm con chim bé nhỏ để ngày ngày hót cho Bác nghe, hay là một bông hoa tỏa hương thơm ngát, hay đơn giản là một cây tre luôn một lòng trung hiếu với nước nhà. Những ước mơ rất bé nhỏ nhưng có thể thấy được tấm chân tình bao la của tác giả dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Hai khổ thơ này cũng đã khép lại tác phẩm Viếng Lăng Bác một cách xúc động nhất. Đây không chỉ là nỗi niềm riêng của tác giả mà còn là tiếng nói nói chung của cả dân tộc ta. Bác Hồ luôn sống mãi trong trái tim của hàng triệu con người Việt Nam, chúng ta sẽ đời đời ghi nhớ công ơn vĩ đại của người.

Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ cho các bạn cách lên dàn ý, sơ đồ tư duy và một số bài văn mẫu phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác hay nhất, hy vọng qua bài viết này, các em học sinh sẽ có thêm nhiều ý tưởng hay ho cho bài tập làm văn của mình. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo nhé!

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top