KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Phân tích bài thơ Tràng Giang Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Văn thuyết minh Văn bản tự sự Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Tác dụng dấu hai chấm Dàn ý bài văn tả con chó Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật (câu kể, câu trần thuật) là một loại câu thông dụng trong tiếng Việt được dùng để kể lại, trần thuật lại hay miêu tả về một sự vật, sự việc,...

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Trong ngữ pháp tiếng Việt, câu tường thuật (câu kể, câu trần thuật) là một loại câu đóng vai trò rất quan trọng bởi nó xuất hiện trong hầu hết các câu văn, câu nói giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, các em có thực sự hiểu câu tường thuật là gì không? có mấy loại câu tường thuật và làm thế nào để chuyển đổi từ câu trực tiếp sang câu tường thuật chưa nào? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của freetuts để có thể giải đáp được hết những thắc mắc này nhé!

Câu tường thuật là gì?

cau tuong thuat 1 jpg

Định nghĩa câu tường thuật là gì?

Câu tường thuật hay còn gọi là câu trần thuật, câu kể, là một dạng câu được sử dụng nhằm mục đích kể lại, trần thuật lại hoặc miêu tả, thông báo về hiện tượng, hoạt động hay tính chất của sự vật, sự việc nào đó.

Về mặt hình thức, câu trần thuật sẽ không chứa các đại từ nghi vấn hay các yếu tố cảm thán.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ví dụ:

  • Những quả cam này rất ngọt.
  • Em mới được tặng một chiếc áo khoác gió màu xanh lam.
  • Bầu trời hôm nay trong xanh với nhiều áng mây trắng xóa.
  • Cây hoa hồng tỏa hương thơm ngát một góc vườn.

Phân loại câu tường thuật trong văn học

cau tuong thuat 2 jpg

Câu tường thuật có hai loại là tường thuật đơn và tường thuật ghép.

Trong tiếng việt có 2 loại câu tường thuật thường gặp là câu tường thuật (câu kể, câu trần thuật) đơn và câu tường thuật (câu kể, câu trần thuật) ghép, chi tiết như sau:

Câu tường thuật đơn

Câu tường thuật đơn hay còn gọi là câu kể, câu trần thuật đơn là câu chỉ có một mệnh đề độc lập bao gồm chủ ngữ và vị ngữ, ngoài ra không có thêm mệnh đề nào khác. Đây cũng là loại câu thông dụng nhất trong giao tiếp hàng ngày hay trong văn viết tiếng Việt. Câu trần thuật đơn bắt đầu bằng chủ nghữ được viết bằng chữ cái in hoa, kết câu bằng một dấu chấm.

Ví dụ:

  • Hôm nay, tôi mặc một chiếc váy công chúa màu hồng baby.
  • Hoa là bạn thân nhất của tôi tại lớp học vẽ.
  • Nam rất buồn khi phải xa ông bà ngoại một thời gian.

Câu tường thuật ghép

Câu tường thuật ghép hay còn gọi là câu trần thuật, câu kể ghép. Đây là loại câu mà có ít nhất từ hai mệnh đề độc lập trở lên, các mệnh đề này được liên kết với nhau bằng các từ kết hợp hoặc dấu phẩy (,) hay dấu chấm phẩy (;).

Ví dụ:

  • Em có nuôi một chú mèo tên là mun, mun có bộ lông màu trắng muốt trông như một cục bông gòn, mun rất thích trèo cây cau.
  • Hôm nay tôi đến trường, cảnh vật xung quanh bông trở nên tươi đẹp hơn cả, những cánh hoa đua nhau khoe sắc, trên cành cao thì chim hót líu lo.
  • Ngày mai em sẽ được đi chơi siêu thị Aeon mall với bố mẹ và ông bà ngoại, đây là một siêu thị Nhật bản rất to và đẹp tại quận Hoàn Kiếm.

Cách chuyển đổi câu trực tiếp sang câu tường thuật

cau tuong thuat 3 jpg

Hướng dẫn chuyển đổi câu trực tiếp sang câu trần thuật.

Trong tiếng Việt, nếu bạn muốn chuyển đổi từ câu trực tiếp sang câu kể thì bạn chỉ cần thay đổi đại từ nhân xưng và các tính từ sở hữu trong câu trực tiếp và thêm vào các động từ tường thuật là được nè.

Ví dụ một số từ tường thuật: Nói, bảo, yêu cầu, mời, ra lệnh, thề, đề nghị,...

Cách đổi đại từ nhân xưng từ câu trực tiếp sang câu trần thuật như sau:

Đại từ nhân xưng trong câu trực tiếp

Đại từ nhân xưng trong câu tường thuật

Ngôi thứ nhất số ít: Tôi, tớ, mình, tên riêng,...

Ngôi thứ ba số ít: Cô ấy, bạn ấy, anh ấy, cậy ấy,...

Ngôi thứ nhất số nhiều: Bọn mình, bọn tớ,...

Ngôi thứ ba số nhiều: Họ, các bạn ấy, các anh ấy, các cô ấy, bọn họ,...

Ngôi thứ hai số ít: Bạn, anh, chị,...

Tôi, mình, cô ấy, chị ấy, cậu ấy,...

Của tôi, của mình

Của cậu ấy, của anh ấy, của cô ấy, của các cậu ấy,...

Ví dụ 1:

Mai: “Ngày mai lớp mình sẽ được đi thăm quan ở vườn thú

→ Mai bảo rằng ngày mai lớp cô ấy sẽ được đi thăm quan ở vườn thú.

Ví dụ 2:

Nam hỏi Phong: “Cậu có thích đá bóng à?

→ Nam hỏi Phong rằng có phải cậu ấy thích đá bóng không?

Dấu hiệu nhận biết câu tường thuật

Các bạn có thể dễ dàng nhận biết câu trần thuật trong câu với những dấu hiệu cơ bản sau:

  • Bắt đầu bằng chữ cái in hoa.
  • Kết thúc thường bằng dấu chấm (.), đôi khi sẽ là dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm lửng (;)

Ví dụ:

  • Bạn Phong là người đá bóng giỏi nhất lớp em.
  • Ngày mai em sẽ được mẹ cho đi siêu thị.
  • Hôm nay bố em về trễ vì đường kẹt xe.

Lưu ý khi giải bài tập về câu tường thuật

Để có thể hoàn thành tốt các bài tập về câu trần thuật, các em cần chú ý một số điều sau:

  • Đọc kỹ và phân tích yêu cầu của đề bài, tránh việc hiều nhầm đề dẫn đến việc làm sai bài tập.
  • Cần xác định được các đại từ nhân xưng trong câu để có thể chuyển đổi dễ dàng.
  • Nắm vững các lý thuyết quan trọng về câu tường thuật.
  • Sau khi hoàn thành bài, cần đọc lại một đến hai lần để rà soát lại và kiểm tra lỗi sai.

Bài tập về câu tường thuật và hướng dẫn giải

Như vậy, các em đã nắm được các kiến thức liên quan đến câu tường thuật trong tiếng Việt rồi đúng không nào, bây giờ hãy cùng freetuts áp dụng chúng để đi làm một số dạng bài tập sau nhé.

Dạng 1: Chuyển đổi câu trực tiếp sang câu tường thuật.

Bài tập: Chuyển các câu trực tiếp sau sang câu trần thuật

a. Hoa: “Chiều nay mình sẽ đi xem phim với chị gái

b. Nam: “Hôm qua mình đã gặp cô giáo chủ nhiệm ở trong quán tạp hóa gần nhà

c. Cô giáo: “Các em phải giữ im lặng, không được trao đổi bài trong giờ kiểm tra

d. Chị gái: “Nếu em được 10 điểm trong kỳ thi môn toán, chị sẽ thưởng cho em một chú gấu bông

Hướng dẫn giải:

a. Hoa nói rằng chiều nay cô ấy sẽ đi xem phim với chị gái.

b. Nam bảo rằng, hôm qua cậu ấy đã gặp cô giáo chủ nhiệm ở quán tạp hóa gần nhà.

c. Cô giáo nói rằng, chúng tôi phải giữ im lặng, không được trao đổi bài trong giờ kiểm tra.’

d. Chị gái của tôi bảo rằng nếu tôi được 10 điểm trong kỳ thi môn toán, chị ấy sẽ thưởng cho tôi một chú gấu bông.

Dạng 2: Xác định câu tường thuật trong đoạn văn

Bài tập: Xác định câu trần thuật trong các đoạn văn sau và cho biết vai trò của mỗi câu.

a. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ: “Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa?” Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.

(Trích Tôi đi học - Thanh Tịnh)

b. Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở đâu?

c. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Hướng dẫn giải:

a. Câu kể trong đoạn văn này là “Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa?”, mục đích là trần thuật lại lời dặn dò của ông đốc với các em học sinh.

b. Câu kể là:

  • Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ: để giới thiệu
  • Chú có cái mũi rất dài: câu kể miêu tả hình dáng chiếc mũi của Bu-ra-ti-nô

c. Tất cả những câu trong đoạn c đều là câu kể, mục đích là để kể lại một buổi chiều của những chú bé mục đồng, miêu tả cánh diều trông như thế nào, tả cả tiếng sao diều kêu ra sao.

Dạng 3: Đặt câu với câu tường thuật

Bài tập 1: Hãy nêu 5 ví dụ có sử dụng câu trần thuật (câu kể)

Hướng dẫn giải:

  • Ví dụ 1: Mỗi ngày, em thức dậy vào lúc 5 giờ 30 phút sáng, em đi dạo vài vòng quanh sân và sau đó làm vệ sinh cá nhân để chuẩn bị ăn sáng và đi học.
  • Ví dụ 2: Em có một chiếc balo mới, chiếc balo có màu hồng và in hình gấu dâu rất đáng yêu.
  • Ví dụ 3: Hôm nay là một ngày vui với em, bài kiểm tra 15 phút môn toán em được điểm tối đa, trưa nay em sẽ chạy về khoe với ông bà và bố mẹ ngay.
  • Ví dụ 4: Hôm nay là thứ bảy, em chỉ phải học 2 tiết thể dục buổi sáng.
  • Ví dụ 5: Hôm nay bố em đi làm về muộn hơn mọi khi, vì trời mưa mà bố lại quên mang áo mưa nên phải chờ mưa tạnh bố mới về nhà được.

Bài tập 2: Đặt câu tường thuật với các nội dung sau:

a. Kể về một buổi tối của gia đình em.

b. Kể về một buổi đi học của em.

c. Kể về động vật nuôi của em.

Hướng dẫn giải:

a. Mỗi buổi tối, sau khi ăn cơm xong, mẹ em sẽ rửa chén, em thì quét nhà, còn bố phụ trách pha trà.

b. Buổi học của em bắt đầu vào lúc 7 giờ 30 phút sáng, cứ mỗi sau 2 tiết học, chúng em sẽ được ra chơi 15 phút, sau đó vào tiếp tục học thêm 2 tiết và sẽ kết thúc vào lúc 10 giờ 30 sáng.

c. Em có nuôi một chú mèo tên là mun, mun có bộ lông màu xám, hai mắt to tròn như hai viên bi ve, chiếc mũi hồng lúc nào cũng ươn ướt.

Như vậy, qua bài viết trên, freetuts.net đã chia sẻ cho các bạn những kiến thức liên quan đến câu tường thuật (câu kể, câu trần thuật) trong tiếng Việt và đưa ra một số dạng bài tập thông dụng. Hy vọng với những thông tin này, các em đã hiểu thêm hơn về kiến thức câu quan trọng này. Chúc các em học tốt nhé!

Cùng chuyên mục:

Phân tích nhân vật Phương Định và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích nhân vật Phương Định và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi...

Dàn ý đoạn văn tự giới thiệu về bản thân và mẫu chọn lọc hay

Dàn ý đoạn văn tự giới thiệu về bản thân và mẫu chọn lọc hay

20+ Mẫu mở bài Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất

20+ Mẫu mở bài Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn và các bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn và các bài văn mẫu hay

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Trong bộ môn ngữ văn lớp 6, các em học sinh sẽ được học về…

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Top