KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Viết một văn bản nội quy ở nơi công cộng Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích nhân vật Việt trong truyện “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, hướng dẫn lập dàn ý phân tích Việt chi tiết và chia sẻ văn mẫu hay.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là một trong những đề văn thú vị và độc đáo nhất bởi đây là tuyến nhân vật chính và đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm này.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bạn chưa biết cách triển khai bài văn sau cho hay, cho hợp lý, chính vì vậy trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn các bạn cách lên dàn ý phân tích Việt chi tiết nhất và chia sẻ thêm các bài văn mẫu hay để giúp các em dễ dàng hoàn thành tốt đề văn này nhé!

Dàn ý phân tích nhân vật Việt ngắn gọn nhất

phan tich nhan vat viet 1 jpg

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích Việt - Những đứa con trong gia đình chi tiết nhất.

Dàn ý cho bài văn phân tích nhân vật Việt bao gồm ba phần là mở bài, thân bài, kết bài, nội dung cụ thể như sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Mở bài phân tích Việt

Ở phần mở bài, các em cần chú trọng đề cập đến những nội dung quan trọng sau:

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi: Sinh năm 1928, mất năm 1968, chuyên viết thể loại truyện ngắn, bút ký, tiểu thuyết. Là một trong những cây bút văn xuôi sáng giá vào giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
  • Giới thiệu tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”: Một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất.
  • Giới thiệu tóm tắt về nhân vật Việt: Là nhân vật trung tâm của truyện “Những đứa trẻ trong gia đình”, và là đại diện cho hình ảnh những thanh niên trẻ tuổi miền Nam yêu nước.

Tham khảo: Tiểu sử nhà văn Nguyễn Thi và sự nghiệp sáng tác của ông

Thân bài phân tích Việt

Trong phần thân bài, các em cần tập trung đi sâu phân tích những nội dung quan trọng sau để tránh lạc đề nhé:

Hoàn cảnh và xuất thân của nhân vật Việt:

  • Việt vốn có xuất thân là một gia đình nông dân nghèo ở Nam Bộ.
  • Ông nội, bố bị giặc giết hại, mẹ cậu cũng chết vì bom đạn.
  • Gia đình chỉ còn lại mỗi Việt, chị Chiến, đứa em út 10 tuổi và chú Năm.

Việt vẫn còn là một đứa trẻ hồn nhiên, vô tư:

  • Việt luôn hơn thua và đành hanh với chị Chiến trong mọi việc, từ việc đi bắt ếch cho đến việc đăng ký đi bộ đội để trả thù cho má, cho gia đình và đất nước.
  • Cậu không sợ bom đạn của kẻ thù nhưng lại sợ nhất là con ma cụt đầu ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong đêm mưa ngoài vàm sông,...
  • Khi chị Chiến đang bàn bạc, lo toan việc nhà thì cậu không mấy quan tâm, chỉ nằm lăn ra ván rồi cười khì khì.
  • Trước đêm lên đường nhập ngũ, Việt còn hào hứng bắt đom đóm rồi ngủ quên lúc nào không hay.

Việt có lòng yêu nước sâu sắc:

  • Mặc dù còn mấy tháng nữa mới tròn 18 tuổi nhưng trong đầu Việt lúc nào cũng nung nấu ý định đăng ký trở thành bộ đội để được xông pha ra chiến trường.
  • Cậu luôn quyết tâm lập được nhiều chiến công để trả thù cho ba má, cho đất nước.
  • Tranh cả phần đi bộ đội với chị Chiến.

Việt là một chiến sĩ giải phóng quân gan dạ, dũng cảm:

  • Trong những trận chiến đầu tiên, Việt đã bắn hạ được một xe tăng bọc thép của địch.
  • Khi Việt bị thương, một mình cậu bám trụ trong rừng, cậu không gục ngã mà luôn cố lết về phía trước với khẩu súng trong tay.
  • Vì quá đau và mất máu nhiều, Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần nhưng anh vẫn không hề bỏ cuộc.
  • Khi đồng đội tìm thấy cậu, mặc dù đang bị thương nhưng tay của Việt luôn để ngay cò súng và sẵn sàng chiến đấu.

Việt là một người yêu thương gia đình:

  • Điều đầu tiên đó chính là khát khao và sự quyết tâm được trả thù cho ba má.
  • Khi bị thương ở chiến trường, những lúc nguy hiểm nhất, cậu luôn nhớ về những ký ức đẹp bên má, bên chị Chiến và gia đình, rồi lấy đó làm động lực để cố gắng vượt qua.
  • Ở chị Chiến cậu luôn nhìn thấy dáng dấp, bóng hình của Má.
  • Mặc dù hay dành phần hơn thua với chị Chiến, nhưng thực chất Việt rất yêu thương chị Chiến.

Nhận xét về việc xây dựng nhân vật Việt:

  • Nghệ thuật miêu tả vô cùng chân thực với những hình ảnh, ngôn từ sống động, bình dị.
  • Ngôn ngữ đậm chất vùng Nam Bộ, đem đến sự gần gũi.
  • Xen lẫn các lời thoại nội tâm giúp cho nhân vật được thể hiện sâu sắc hơn, giàu cảm xúc hơn.

Kết bài phân tích Việt

Một lần nữa các em hãy khẳng định lại vẻ đẹp về phẩm chất, tính cách của nhân vật Việt và từ đó rút ra nhạn xét, cảm nghĩ của mình về nhân vật này.

Văn mẫu phân tích nhân vật Việt hay, ấn tượng nhất

phan tich nhan vat viet 2 jpg

Tổng hợp văn mẫu phân tích Việt - Những đứa con trong gia đình hay nhất.

Ngay bên dưới đây, freetuts đã tổng hợp được một số bài văn mẫu phân tích nhân vật Việt trong đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” hay nhất, ấn tượng nhất, mời các em học sinh cùng đọc qua để tham khảo nhé!

Phân tích nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình hay nhất

Đọc truyện “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi, chắc hẳn các bạn đều sẽ có ấn tượng sâu đậm với nhân vật Việt, một chàng trai trẻ tuổi nhưng lại mang trong mình lòng yêu nước và sự quyết tâm trả thù cho ba má, cho gia đình và đất nước.

Việt sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, có truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ. Ông nội và ba cậu đã hy sinh trên chiến trường, má cậu sau đó cũng vì trúng bom đạn của giặc Mĩ mà chết, hiện chỉ còn Việt, chị Chiến và đứa em trai út mới mười tuổi cùng chú Năm.

Việt năm nay vừa tròn mười tám tuổi, cái độ tuổi không quá lớn nhưng cũng chẳng còn nhỏ, nó đủ để giúp cậu nhận thức được những việc dúng đắn và mục tiêu của cuộc đời mình, và hơn cả, Việt luôn xác định được mình muốn trở thành một người lính để có thể trả thù cho ba, má cho đất nước. Nên cậu luôn tranh việc đi lính với chị gái của mình, mặc cho cô có ngăn cản đến đâu thì Việt cũng không hề bỏ cuộc.

Và khi đã được khoác lên mình màu áo lính, Việt đã không làm cho mọi người thất vọng, với sự mưu trí của mình, cậu đã bắn hạ được một chiếc xe tăng bọc thép của quân địch. Và chính điều này đã khiến cho Việt bị thương nặng, nhưng cậu không bao giờ bỏ cuộc mà vẫn kiên kỳ từng bước lê tấm thân mệt nhoài hướng về phía đồng đội của mình, cậu cố gắng bò đi giữa đêm tối, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi tay của người theo sau. Và may mắn thay, cuối cùng những người đồng đội của cậu đã tìm thấy cậu, mặc dù lúc này Việt đã kiệt sức, nhưng cậu luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với ngón tay đang để trên cò súng, súng đã được lên đạn, chỉ cần thấy quân địch là bóp cò ngay. Đây quả thực là một hình ảnh vô cùng đắt giá của câu chuyện, bởi qua đó chúng ta có thể thấy được phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ trẻ tuổi.

Mặc dù gan dạ là thế, dũng cảm là thế, nhưng thực chất, Việt vẫn chỉ là một chàng trai rất hồn nhiên, vô tư, là một đứa em bé bỏng của chị Chiến. Bom đạn của quân thù không làm chàng trai này run sợ, nhưng cậu lại rất sợ khi nghĩ về con ma cụt đầu đang ngồi trên cây xoài mồ côi hay thằng chỏng thụt lưỡi nhảy lò cò trong đêm mưa ngoài vàm sông. Rồi cậu vẫn cười khì khì vô tư khi nghe chị Chiến bàn tính lo chuyện trong gia đình, hay như đêm trước ngày nhập ngũ, Chiến vẫn vô tư bắt đom đóm bên bờ sông rồi ngủ quên lúc nào chẳng hay.

Và chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, Việt là một chàng trai yêu thương gia đình hơn cả. Ngay những bị thương, khi đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, điều đầu tiên cậu nghĩ tới đó chính là những kỷ niệm đẹp thuở còn thơ bé bên mẹ và chị Chiến, và chính những điều này đã khiến cho cậu thêm mạnh mẽ hơn cả. Rồi việc sục sôi ý định nhập ngũ cũng xuất phát từ việc cậu quyết tâm trả mối nợ máu cho gia đình và thậm chí mối thù này có thể sờ thấy được và đè nặng trên vai cậu từng ngày.

Qua tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” tác giả Nguyễn Thi đã gửi đến cho độc giả hình tượng của nhân vật Việt vô cùng xuất sắc và chân thật. cậu là đại diện cho thế hệ thanh niên miền Nam luôn có một lòng yêu nước nồng nàn và sự quả cảm hơn cả, họ không ngần ngại hy sinh tuổi trẻ hay cả tính mạng của mình để đánh đổi sự độc lập, tự do cho đất nước. Và bản thân mỗi người học sinh chúng ta phải luôn ghi nhớ và biết ơn đến những người anh hùng ấy, hãy lấy họ để làm tấm gương, làm động lực trao dồi và phát triển bản thân ngày một hoàn thiện hơn nhé!

Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật Việt chi tiết nhất của học sinh giỏi

Nguyễn Thi là một trong những nhà văn hàng đầu về thể loại truyện ngắn, văn xuôi trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bằng sự tài hoa của mình, ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà vô vàn những tác phẩm hay và quý báu, điển hình nhất đó chính là truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”. Nội dung tác phẩm kể về nhân vật Việt, một người con của miền Nam Bộ thân thương, một anh hùng kiên cường, bất khuất.

Việt có xuất thân từ một gia đình thuần nông có tinh thần yêu nước mãnh liệt ở vùng Nam Bộ. Khi cậu còn bé, ông nội và cha đã bị giặc giết hại trên chiến trường, một mình mẹ gồng gánh nuôi Việt, chị Chiến và đứa em út lớn khôn nhưng rồi không may cũng bị chết bởi bom đạn của quân Mĩ. Có lẽ vì sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng đến vậy, nên từ nhỏ Việt đã sớm giác ngộ được tư tưởng của Đảng, của cách mạng khiên cho cậu luôn nung náu ý định được trở thành một người chiến sĩ, khoác trên vai khẩu súng để có thể chiến đấu, trả thù cho gia đình, cho đất nước.

Năm vừa tròn mười tám tuổi, Việt đã quyết tâm bằng mọi giá phải đăng ký nhập ngũ, mặc cho chị Chiến ngăn cản tới cùng. Và cuối cùng, với sự kiên định của mình, Việt cũng trở thành một người chiến sĩ anh hùng đúng nghĩa. Cậu đã lập được nhiều chiến công lớn trên chiến trường, đặc biệt là việc tiêu diệt gọn một chiếc xe bọc thép của quân Mĩ. Rồi thậm chí khi bị thương nặng, Việt cũng không hề bỏ cuộc mà tự động viên chính mình để có thể vượt qua và tiến lên phía trước. Cậu bò lết từng đoạn ngắn một, trong tay lúc nào cũng lăm lăm khẩu súng với đạn đã lên nòng, chỉ cần thấy quân địch là sẵn sàng bắn hạ ngay lập tức.

Mặc dù là một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm là thế, nhưng thực chất Việt vẫn chỉ là một chàng trai mười tám tuổi ngây thơ, hồn nhiên mà thôi. Việt không sợ giặc Mĩ, không sợ cái chết, nhưng cậu lại vô cùng sợ ma. Những câu chuyện về con ma cụt đầu hay thằng chỏng thụt lưỡi trong các câu chuyện của chị Chiến vẫn ám ảnh cậu tới bây giờ. Rồi Việt nhớ má, cậu ước được gặp má, được má vỗ về, dỗ dành như những ngày còn bé, ước được gặp chị Chiến, được đành hanh và giành đồ với chị như ngày nào. Ngay cả trước đêm nhập ngũ, Việt cũng vô tư chạy nhảy vui đùa, bắt đom đóm rồi sau đó lăn ra ngủ quên lúc nào chẳng hay.

Bằng cách miêu tả diễn biến tâm lí và tính cách của nhân vật Việt, nhà văn Nguyễn Thi đã đem đến cho ta một cách nhìn sâu sắc nhất, chân thật nhất về chàng trai trẻ ấy, từ đó giúp cho tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” trở nên đặc biệt hơn và để lại nhiều cảm xúc cho người đọc.

Phân tích nhân vật Việt trong đoạn trích “Việt tỉnh dậy lần thứ tư” cho đến bắt đầu xung phong”

Nguyễn Thi là một bút sáng giá của nền văn học nước nhà trong cả hai giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cứu nước. Ông đã cống hiến cho độc giả vô vàn tác phẩm hay, quý báu viết về cuộc sống của con người trong giai đoạn chiến tranh, và truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông, truyện có nội dung kể về Việt, một chiến sĩ miền Nam Bộ dũng cảm, kiên cường nhất, điều này được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích “Việt tình dậy lần thứ tư cho đến bắt đầu xung phong”.

Việt là con trai thứ trong một gia đình nông dân nghèo vùng Nam Bộ, cha mẹ và ông nội cậu đều chết dưới tay quân giặc, hiện chỉ còn lại Việt, chị Chiến và đứa em trai út mới hơn mười tuổi. Gia đình cậu vốn có truyền thống cách mạng sâu sắc, chính vì thế ngay từ khi còn nhỏ, Việt đã ý thức được sự mất mát, đau thương mà chiến tranh đã gây ra, và rồi khi lớn lên, cậu phải chứng kiến cảnh người thân, gia đình mình bị bọn giặc Mĩ giết chết, điều này đã dẫn đến sự quyết tâm và ý chí sắt đá trong lòng cậu là phải trở thành bộ đội để có thể ra trận trả thù cho gia đình, cho quê hương.

Khi vừa tròn mười tám tuổi, Việt quyết tâm bằng mọi giá phải đăng ký đi lính, mặc cho chị Chiến cho can ngăn thế nào đi chăng nữa. Khi ra chiến trường, vì Việt nhỏ tuổi nên đồng đội hay gọi là “cậu tư” và luôn coi cậu như em út trong nhà. Không phụ lòng mọi người, Việt luôn cố gắng phấn đấu và quyết tâm lập được nhiều chiến công nhất, tiêu diệt được nhiều quân địch nhất. Điển hình nhất là trong trận đánh tại rừng cao su, Việt đã hạ được một chiếc xe bọc thép của địch, nhưng cũng vì điều này, cậu đã bị thương nặng và lạc mất đồng đội của mình.

Vì vết thương khá nặng, Việt ngất đi và tỉnh lại mấy lần, đến lần thứ tư, trong đầu cậu tràn ngập hình ảnh về má, về chị Chiến, cậu ước gì ngay lúc này mình được gặp má, được má xoa đầu, vỗ về an ủi,...Việt cứ thế mà chìm đắm trong những kỷ niệm đẹp, và có lẽ chính nhờ những điều này mà Việt có thể chống chọi với những con đau cắt da, cắt thịt. Khi Việt đang chìm đắm trong những suy nghĩ ấy, chợt một vài giọt mưa rơi xuống khiến cậu bừng tỉnh. Ngay lúc này đây, Việt mang trong mình một vết thương nặng, không thể di chuyển nhanh được, cũng không có đồng đội, không gian xung quanh vắng lặng đến đáng sợ.

Mặc dù là một chiến sĩ gan dạ, kiên cường nhưng thực chất trong con người Việt vẫn chỉ là một cậu thanh niên mới lớn, cũng cần được sự quan tâm che chở của mọi người. Ban ngày cậu có thể gan dạ liều mình tấn công quân địch nhưng giờ đây, khi cô đơn một mình trong đêm tối, Việt ước mình có thể vùng dậy, thoát khỏi nơi này để gặp anh Tánh và những đồng đội khác rồi níu chặt lấy họ mà khóc. Hay thậm chí cậu còn sợ con ma cụt đầu. con ma thè lưỡi hay xuất hiện trong những câu chuyện của chị Chiến.

May thay lúc ấy, một loạt đạn súng lớn văng vẳng, dội đến từ xa, Việt ngóc đầu dậy, cậu vui mừng nhận ra đó không phải là tiếng pháo của quân giặc mà chính là tiếng súng của đồng đội cậu, nó vang lên từng hồi vô tận rồi hòa quyện vào nhau như tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng Khởi. Ngay giây phút ấy, Việt có thể mường tượng ra được gương mặt của từng đồng đội, đồng chí của mình, nào là cái cằm nhọn hoắt của anh Tánh, hay là nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi khi động viên cậu.

Thấy mọi người đang chiến đấu ác liệt, Việt cũng xốc lại tinh thần nắm chắc khẩu súng trong tay, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại đang lăm le trên cò súng và sẵn sàng bắn bất cứ lúc nào. Việt tiếp tục bò về phía trước một cách khó khăn, cây súng được đẩy lên trước, cậu dùng hai cùi tay chống để lôi người theo. Có lẽ chính trận đánh ấy đã mời gọi Việt, đã giúp cho cậu tiến bước về phía trước, về phía của đồng đội, phía của sự sống.

Qua đoạn trích trên, nhà văn Nguyễn Thi đã đem đến cho ta cái nhìn chân thực nhất, xúc động nhất về nhân vật Việt, một chiến sĩ dũng cảm nhất, kiên cường nhất, cho dù có bao khó khăn, vất vả cậu cũng không bỏ cuộc. Việt như là một tấm gương sáng để cho mọi người cùng học tập và noi theo.

Cảm nhận của em về nhân vật Việt Những đứa con trong gia đình

Sau khi đọc tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của tác giả Nguyễn Thi, em cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật Việt, một người chiến sĩ trẻ tuổi nhưng đầy sự bản lĩnh và gan dạ, tuy nhiên đằng sau sự trưởng thành ấy vẫn là một cậu bé hồn nhiên, ngay thơ.

Việt có xuất thân từ một gia đình nông dân vùng Nam Bộ giàu truyền thống cách mạng, cha và ông nội cậu đều là những người lính và đã hy sinh trên chiến trường. Mẹ cậu vất vả nuôi 3 chị em khôn lớn nhưng rồi bà cũng đã mất vì trúng bom đạn của quân thù. Có lẽ chứng kiến quá nhiều sự đau thương, mất mát đã khiến cho Việt trưởng thành hơn, suy nghĩ chính chắn hơn so với độ tuổi của mình, cậu một lòng quyết tâm đăng ký đi bộ đội để nguyện có thể cống hiến cả cuộc đời của mình cho tổ quốc, và hơn cả để trả thù cho mối nợ máu của gia đình.

Mặc dù Việt năm nay mới chỉ vừa tròn mười tám tuổi nhưng trước mặt chị Chiến, cậu luôn tỏ vẻ mình là người lớn và thậm chí còn tranh giành cả việc đi bộ đội với chị hai của mình. Khi ra chiến trường, dù là người nhỏ tuổi nhất, nhưng cậu luôn quyết tâm cố gắng đặt mục tiêu cho bản thân là phải lập được thật nhiều chiến công. Và Việt đã làm được, trong trận đánh ác liệt tại rừng cao su, Việt đã thành công hạ được một chiếc xe bọc thép của quân địch.

Và chúng ta có thể thấy, Việt là một chiến sĩ rất kiên cường và gan dạ, cho dù đang bị thương rất nặng nhưng Việt vẫn không nản lòng, cậu luôn tự trấn an bản thân bằng những kỷ niệm đẹp về má, về chị Chiến để lấy đó làm động lực mà quên đi cơn đau đang hành hạ thân thể cậu, để có thể tiến về phía trước. Nhưng cho dù có mạnh mẽ đến đâu, kiên cường đến đâu thì Việt cũng mới chỉ là một chàng mới mười tám tuổi đầy hồn nhiên và ngây thơ. Súng đạn của kẻ thù không làm cậu sợ, thế mà Việt lại sợ cái vắng lặng của đêm tối, sợ cả con ma cụt đầu, con mà thè lưỡi trong những câu chuyện phiếm của chị Chiến năm nào.

Bên cạnh đó, Việt cũng là một chàng trai rất tình cảm, cậu luôn đặt gia đình lên trên hết, vì quyết tâm trả thù cho ba má, cho gia đình mà nguyện hy sinh cả thân mình. Ngoài ra, Việt cũng rất thương chị Chiến, bởi vì một tay chị đã nuôi nấng anh em cậu nên người, và hơn cả ở chị ấy, Việt nhìn thấy bóng hình của má. Hình ảnh hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má qua gửi nhà chú Năm trước khi lên đường nhập ngũ không khỏi khiến cho mọi người xúc động.

Chiến tranh đã gây ra rất nhiều đau thương và mất mát, tuy nhiên cũng nhờ đó mà đã tạo ra những thế hệ anh hùng như Việt, như chị Chiến. Chúng ta, là thế hệ trẻ được sinh ra trong giai đoạn hòa bình, độc lập chính vì thế phải luôn ghi nhớ và biết ơn những lớp anh hùng đi trước. Hãy cố gắng hoàn thiện bản thân để trở thành một người có ích cho xã hội nhé!

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Việt

Mời các em cùng tham khảo thêm một số sơ đồ tư duy phân tích Việt sáng tạo, ấn tượng nhất để tìm thêm nhiều ý tưởng hay ho khác nha.

phan tich nhan vat viet 3 jpg

Sơ đồ phân tích Việt chi tiết nhất.

phan tich nhan vat viet 4 jpg

Sơ đồ tư duy phân tích Việt ngắn gọn nhất.

Trên đây, freetuts.net đã hướng dẫn cách lập dàn ý phân tích nhân vật Việt trong “những đứa con trong gia đình” chi tiết nhất và chia sẻ thêm các bài văn mẫu hay, ấn tượng. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích và quý báu đối với các em học sinh lớp 12.

Hẹn gặp lại các em trong những bài viết tiếp theo để cùng nhau khám phá thêm nhiều kiến thức Văn học hay ho khác nha.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top