KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Viết một văn bản nội quy ở nơi công cộng Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Chia sẻ 10 cách mở bài chung cho nghị luận văn học hay, dễ ghi điểm nhất bằng cách trực tiếp, gián tiếp, so sánh, phản biện, quy nạp, đi từ nhận định,...

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Trong một bài nghị luận văn học, phần mở bài là phần mở đầu và có vai trò khá là quan trọng, vì nếu mở bài hay sẽ kích thích người đọc theo dõi bài viết hơn. Tuy nhiên các bạn đã nắm được cách mở bài chung cho nghị luận văn học hay và dễ ghi điểm nhất chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của freetuts để có thêm nhiều ý tưởng cho phần mở bài của mình ngay nhé!

Cách 1: Mở bài chung bằng cách trực tiếp

mo bai chung cho nghi luan van hoc 1 jpg

Mở bài nghị luận văn học bằng cách trực tiếp.

Cách đầu tiên và thông dụng nhất cho nghị luận văn học đó chính là mở bài trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận mà không cần rườm rà, dài dòng gì cả. Đây là một cách mở bài rất hiệu quả, các em có thể giới thiệu trực tiếp về tác phẩm, hay đoạn trích cần nghị luận.

Ví dụ:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Viếng Lăng Bác là một tác phẩm vô cùng ý nghĩa và xúc động của nhà thơ Viễn Phương, bài thơ được sáng tác nhân dịp ông được vinh dự đại diện cho hàng triệu người con miền Nam xa xôi đến thăm lăng Bác vào một ngày đẹp trời. Nội dung tác phẩm đã nói lên hết những tình cảm vô cùng trân quý của tác giả đối với chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chúng ta hãy cùng đi phân tích bài thơ này để có thể cảm nhận được hết các cung bậc cảm xúc ấy nhé!

Cách 2: Mở bài chung bằng cách gián tiếp

Có một cách mở bài rất dễ để lại ấn tượng cho người đọc và thể hiện mình là một người có kiến thức sâu rộng về chủ đề cần nghị luận đó chính là mở bài gián tiếp. Các bạn hãy đừng vội đi thẳng vào vấn đề mà hãy đưa ra các nhận định, tác phẩm có liên quan đến nội dung nghị luận sau đó mới dẫn dắt vào vấn đề chính nhé. Đảm bảo với cách viết mở bài này, bạn sẽ đạt điểm khá cao đấy nha.

Ví dụ:

Trong thời đại phong kiến tối tăm, mục nát, đã có rất nhiều con người lương thiện phải chịu bao áp bức, bóc lột và quả thực, hiếm ai dám đứng dậy phản kháng bởi “con kiến làm sao dám kiện củ khoai”. Tuy nhiên, đến với “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, chúng ta sẽ bắt gặp Mị, một người con gái vô cùng mạnh mẽ đã dám đứng dậy, đấu tranh để đòi lại sự công bằng cho bản thân và giải thoát chính mình khỏi ách áp bức của thống lý Pá Tra.

Cách 3: Mở bài chung cho nghị luận văn học bằng cách so sánh

Mở bài bằng cách so sánh là việc sử dụng hai vấn đề để đối chiếu, so sánh với nhau, từ đó giúp cho người đọc hieur được bản chất của bấn đề cần nghị luận. Với cách viết mở bài này, bạn có thể thể hiện mình là một người có kiến thức sâu rộng và phong phú.

Ví dụ:

Trên dòng Hương Giang

Em buông mái chèo

Trời trong veo

Nước trong veo

Em buông mái chèo

Trên dòng Hương Giang.”

Nếu như trong thơ của Tố Hữu sông Hương hiện lên vô cùng dịu êm và yên ả thì trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta sẽ được bắt gặp sông hương với những góc nhìn hoàn toàn mới mà ít ai biết được. Là sự dữ dội, hoang dại khi ở đầu thượng nguồn, hay sự lắt léo, quanh co khi ở vùng ngoại vi thành phố, để rồi mới được mềm mại, dịu êm khi tiến sâu vào thành phố Huế.

Các 4: Mở bài chung nghị luận văn học bằng việc phân tích nhân vật

Có một cách mở bài rất hay cho đề văn nghị luận đó chính là đi thẳng vào phân tích nhân vật hoặc hình tượng được xây dựng trong tác phẩm, rồi từ đó làm nổi bật lên vấn đề cần nghị luận.

Các 5: Mở bài chung bằng cách đi từ tác giả của tác phẩm

Đây là một cách mở bài khá là quen thuộc và được nhiều học sinh chọn lựa bởi sự đơn giản nhưng là hiệu quả cao. Các bạn chỉ cần tập trung giới thiệu về tác giả của tác phẩm, kể về đời tư, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật,...rồi sau đó đưa ra tác phẩm cần nghị luận.

Ví dụ:

Nguyễn Du là một danh nhân văn hóa thế giới, là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã cống hiến cho chúng ta biết bao tác phẩm hay và quý báu. Và nổi bật nhất trong những sáng tác của ông phải kể đến Truyện Kiều, một kiệt tác văn học tiêu biểu của Việt Nam.

Các 6: Mở bài chung bằng cách đi từ nhận định

Nếu các bạn cảm thấy việc mở bài bằng cách phân tích tác giả, tác phẩm quá bình thường và nhàm chán thì hãy thử cách mở bài đi từ một nhận định nhé, hãy trích dẫn một nhận định của ai đó về tác phẩm mà mình đang cần nghị luận rồi từ đó dẫn dắt vào bài một cách tự nhiên nhất nhé/

Ví dụ:

Nhà thơ Chế Lan Viên từng nói rằng “Tố Hữu là một tác giả có lý tưởng, lý tưởng ấy khiến cho thơ của ông luôn hướng về cách mạng, hướng về tổ quốc”. Qủa thực đúng là như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng hầu hết các tác phẩm của ông luôn có chủ đề về lý tưởng cách mạng, về tình yêu đất nước, và qua tác phẩm “Từ Ấy”, chúng ta có thể cảm nhận rõ được điều này nhất.

Các 7: Mở bài chung cho nghị luận văn học bằng cách sử dụng ca dao, tục ngữ, châm ngôn

Theo freetuts được biết, mở bài nghị luận bằng cách sử dụng ca dao, tục ngữ, châm ngôn đó chính là việc bạn lựa chọn những câu nói hay, ca dao, tục ngữ có liên quan đến vấn đề nghị luận để dẫn dắt vào trọng tâm của bài một cách tự nhiên nhất. Với cách mở bài độc đáo này, đảm bảo bạn sẽ gây được ấn tượng mạnh cho người đọc nè.

Ví dụ:

Ông bà ta đã có câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Qủa đúng là như vậy, công ơn của cha mẹ đối với con cái không thể diễn tả hết được bằng lời. Cha mẹ là người ban cho ta cuộc sống, là người nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta nên người, là bệ phóng để chúng ta có thể bước vào đời một cách đầy hiên ngang. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng bàn luận về vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển của con cái nhé.

Các 8: Mở bài chung bằng cách đối lập

Mở bài nghị luận văn học bằng cách đối lập đó chính là việc các em sẽ đưa ra những vấn đề đối lập với nội dung mà mình đang nghị luận để từ đó làm đòn bẩy nêu bật lên vấn đề mà mình cần phân tích.

Ví dụ:

Trong các tác phẩm văn học của Việt Nam, chúng ta hẳn rất quen thuộc với hình ảnh những người phụ nữ có số phận đầy bi kịch dưới thời đại phong kiến, họ bị áp bức, chà đạp một cách không thương tiếc. Tuy nhiên khi đến với dòng văn học hiện đại, chúng ta sẽ bắt gặp một hình ảnh hoàn toàn khác, hình tượng những người phụ nữ mạnh mẽ, dám đứng dậy để đấu tranh, dành lại tự do cho mình, và một trong những nhân vật điển hình đó chính là Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.

Các 9: Mở bài văn nghị luận bằng cách quy nạp

Một cách mở bài rất hay dành cho các đề văn phân tích đoạn trích hoặc khổ thơ cho sẵn đó chình là mở bài theo lối quy nạp. Các bạn hãy đưa ra những nhận xét chi tiết, xong sau đó đều hướng chúng đến vấn đề cần nghị luận để làm nổi bật nội dung chính của bài viết.

Ví dụ:

Có một sự thật rằng, thời gian sẽ không bao giờ ngừng trôi, và tuổi trẻ cũng sẽ vì thế mà nhanh chóng qua đi, đó là quy luật của tự nhiên. Con người càng khát khao, mong chờ bao nhiêu thì sẽ càng bối rối và cuống quýt khi nhận ra thực tại khắc nghiệt ấy. Và Xuân Diệu cũng vậy, ông là một nhà thơ luôn khát khao và say mê với cái đẹp nên hơn ai hết, ông rất lo lắng trước dòng chảy vô tình của thời gian. Bài thơ “Vội vàng” là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ nét được những điểm trên, một tác phẩm chứa đựng sự khát khao cháy bỏng được sống hết mình với tuổi trẻ, tuổi xuân.

Cách 10: Mở bài nghị luận văn học bằng cách đi từ hoàn cảnh sáng tác

Mỗi tác phẩm văn học đều có một hoàn cảnh sáng tác vô cùng đặc biệt và ý nghĩa, chúng sẽ luôn được đề cập đến trong phần chú thích của bài, bạn có thể khéo léo đề cập đến mốc thời gian này rồi dẫn dắt vào tác phẩm, hay đoạn trích một cách tự nhiên để gây được ấn tượng cho người đọc nè.

Ví dụ:

Sau hai cuộc chiến tranh đầy gian khổ, khi hòa bình được lập lại, đất nước tiến vào thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển, đây cũng là giai đoạn đem lại nhiều nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn. Vào khoảng thời gian đó, rất nhiều tác phẩm hay được ra đời, điển hình nhất là bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, một tác phẩm vô cùng ý nghĩa khi thể hiện sự khát khao được cống hiến chút sức lực bé nhỏ của mình cho mùa xuân lớn của đất nước.

Lưu ý viết mở bài chung cho nghị luận văn học

Để có một mở bài hay cho đề tài nghị luận văn học, các em cần ghi nhớ một số nội dung quan trọng sau nhé:

  • Mở bài phải có nội dung vừa ngắn gọn, vừa xúc tích, tránh việc viết lan man, dài dòng, tối đa chỉ cần từ 4 - 6 câu mà thôi. Viết theo hướng khơi gợi nội dung để kích thích trí tò mò của người đọc để khám phá ở phần thân bài.
  • Giới thiệu chủ đề một cách rõ ràng, cụ thể để người đọc có thể hiểu được bạn đang đề cập đến vấn đề gì.
  • Sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu để người đọc cảm thấy dễ chịu hơn, tránh dùng những từ ngữ cao siêu hay mang hàm ý quá sâu xa khiến người đọc bị bối rối và không hiểu.
  • Nên tóm tắt sơ nội dung chính mà bài viết bạn đề cập tới, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được tổng thể bài nghị luận.

Qua bài viết trên, freetuts.net đã chia sẻ 10 cách mở bài chung cho nghị luận văn học hay dễ ăn điểm nhất. Hy vọng các em học sinh sẽ tìm được cho mình những cách viết mở bài phù hợp nhất để có thể đạt điểm cao trong môn Ngữ Văn.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top