Phân tích nhân vật dì Bảy, dàn ý và bài văn mẫu hay nhất
Phân tích nhân vật dì Bảy, hướng dẫn lên dàn ý phân tích dì Bảy trong tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” và chia sẻ những bài văn mẫu hay, ấn tượng nhất.
Phân tích nhân vật dì Bảy trong truyện ngắn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” là một trong những đề văn ý nghĩa và xúc động nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Bởi thông qua hình ảnh dì Bảy, chúng ta mới cảm nhận hết được sự hy sinh to lớn của những thế hệ đi trước để đánh đổi được nền hòa bình cho dân tộc.
Trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn cách lên dàn ý cũng như chia sẻ các bài văn mẫu hay về đề bài phân tích dì Bảy để giúp các em có thể đạt điểm cao với đề bài tập làm văn này nha.
Dàn ý phân tích nhân vật dì Bảy chi tiết nhất
Hướng dẫn lập dàn ý phân tích nhân vật dì Bảy trong tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.
Cùng tìm hiểu những nội dung quan trọng cần có trong một dàn ý phân tích dì Bảy ngay bên dưới đây nhé!
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Mở bài phân tích dì Bảy
Ở phần mở bài này, các em cần nêu được những nội dung quan trọng sau:
- Giới thiệu nhà văn Huỳnh Như Phương
- Giới thiệu tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà”
- Giới thiệu chung về nhân vật dì Bảy.
Thân bài phân tích dì Bảy
Thân bài là phần quan trọng nhất của một bài tập làm văn, để giúp bài văn phân tích nhân vật dì Bảy được hấp dẫn hơn, hay hơn, các em cần chú ý đến những nội dung sau:
Tìm hiểu về hoàn cảnh của nhân vật dì Bảy
- Dì Bảy với dượng Bảy mới lấy nhau chỉ vọn vẹn có một tháng thì hai người phải chia đôi ngả vì dượng phải theo quân ra Bắc tập kết.
- Tháng 4 năm 1975, gia đình mừng rỡ khi nghe tin dượng Bảy vẫn bình an.
- Đến cuối năm 1975, dì Bảy nhận được giấy báo từ của dượng Bảy, dượng đã hy sinh trong trạn đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn.
Phân tích đặc điểm nhân vật dì Bảy
- Dì Bảy là một người vợ luôn yêu thương chồng: Minh chứng là mỗi ngày, sau khi đi làm đồng về, dì đều ngồi trên chiếc phản gỗ, trông ngóng bóng hình của dượng Bảy.
- Dì luôn cầu mong cho dượng tránh khỏi được tên bay đạn lạc nơi chiến trường nguy hiểm.
- Dì Bảy cũng là một người vợ hết sức chung thủy, khi chồng biền biệt vắng nhà, có biết bao người đàn ông ngỏ ý, dạm hỏi nhưng dì không đồng ý.
- Thậm chí khi hay tin dượng Bảy đã hy sinh, hòa bình lặp lại lúc này dì ngoài bốn mươi, vẫn có người để ý nhưng dì không mảy may quan tâm.
⟹ Dì Bảy là hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ chung thủy, chịu thương, chịu khó đã hy sinh rất nhiều vì chiến tranh, vì nền độc lập, tự do của nước nhà.
Đánh giá về nghệ thuật:
- Tác giả đã kể lại câu chuyện một cách chân thật và giàu cảm xúc nhất.
- Cách lồng ghép từng chi tiết nhỏ cũng góp phần để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.
Kết bài phân tích dì Bảy
Nêu vai trò của nhân vật dì Bảy và từ đó rút ra những hàm ý sâu xa hơn của tác giả Huỳnh Như Phương muốn gửi gắm đến cho người đọc.
Văn mẫu phân tích nhân vật dì Bảy hay nhất
Tổng hợp bài văn mẫu phân tích dì Bảy hay, ấn tượng nhất.
Ngay bên dưới đây là những bài văn mẫu phân tích dì Bảy trong truyện ngắn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” hay nhất mà freetuts đã tổng hợp được, mời các em học sinh cùng tham khảo để tìm thêm những ý tưởng hay cho bài viết của mình nha.
Phân tích phẩm chất, tính cách của dì Bảy trong “Người ngồi đợi trước hiên nhà” hay nhất
Mặc dù chiến tranh đã đi qua rất lâu, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho con người Việt Nam hết sức là nặng nề. Có rất nhiều tác phẩm văn học hay và ý nghĩa viết về sự hy sinh và mất mát lớn lao của những người vợ, người mẹ, điển hình nhất là tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của nhà văn Huỳnh Như Phương. Thông qua hình ảnh nhân vật dì Bảy, ông đã khắc họa thành công sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ lúc bấy giờ.
Tác phẩm được kể dưới cái nhìn, giọng văn của nhân vật tôi là cháu của dì Bảy khiến cho câu chuyện trở nên chân thực hơn, khách quan hơn bao giờ hết. Dì Bảy và dượng Bảy mới lấy nhau vừa tròn một tháng thì dượng đã lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, hai vợ chồng cứ thế mà chia đôi ngả.
Dì Bảy ở nhà một lòng ngóng trông chồng mình, tuy nhiên, kết cục lại nhận được hung tin rằng dượng Bảy đã hy sinh trong trận đánh tại Xuân Lộc khi cách thời gian giải phóng chỉ vọn vẹn có hơn mười ngày mà thôi. Dì chỉ biết nén nỗi đau vào sâu trong lòng, lập một bàn thờ nhỏ để tưởng nhớ về người chồng của mình.
Tác giả cũng miêu tả dì Bảy là một người vợ hết sức thủy chung, điển hình là khi dượng Bảy ra trận, dì chỉ mới ngoài hai mươi tuổi, cái tuổi đẹp nhất của người con gái nên có rất nhiều người theo đuổi dì, nhưng dì đều bỏ ngoài tai và một lòng chung thủy với dượng Bảy. Thậm chí sau khi dượng hy sinh, hòa bình lập lại, lúc này dì đã ngoài bốn mươi nhưng nhan sắc của dì vẫn khiến cho biết bao người đàn ông để ý, nhưng lòng gì vốn đã nguội lạnh từ lâu, dì quyết tâm ở vậy thờ chồng mà không đi bước nữa.
Dì Bảy quả thật là một người phụ nữ đáng để chúng ta thán phục và noi theo. Dì sẵn sàng đánh đổi hạnh phúc của bản thân chỉ mong đất nước được hòa bình, độc lập. Dì đã hy sinh cả tuổi xuân, cả hơn 20 mươi năm của cuộc đời để chờ đợi và cầu bình an cho dượng Bảy. Mỗi ngày, dì đều ngồi trên chiếc phản gỗ, ngóng trông về một hình bóng xa xăm, từ lúc dì còn trẻ cho đến lúc về già, hình ảnh này quả thật vô cùng xót xa.
Dì Bảy chính là đại diện cho những người vợ, người mẹ đã chịu biết bao hy sinh thầm lặng trong cuộc chiến tranh đầy dai dẳng ấy. Những người phụ nữ kiên cường này đã chấp nhận đánh đổi tất cả, nuốt nước mắt vào trong để cho chồng, cho con của họ của an tâm nơi chiến trường, để mong cho đất nước sớm dành lại được tự do.
Bằng những ngôn từ hết sức là giản dị cùng giọng văn mộc mạc, tác giả Huỳnh Như Phương đã xây dựng thành công hình ảnh nhân vật Dì Bảy, một người phụ nữ hội tụ những phẩm chất cao quý nhất. Và qua đó muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng, để có được nền hòa bình như ngày hôm nay, thế hệ cha ông đi trước đã phải hy sinh biết bao xương máu, chúng ta cần phải biết ơn những người chiến sĩ, những người vợ, người mẹ Việt Nam anh hùng.
Biểu cảm về hình ảnh của nhân vật dì Bảy
Đề bài: Viết bài văn ngắn nêu biểu cảm của em về nhân vật dì Bảy.
Bài viết:
Chiến tranh đã đi qua rất lâu, nhưng nó đã để lại nhiều đau thương và mất mát cho những người ở lại, chúng ta có thể thấy rõ được điều này thông qua nhân vật dì Bảy trong truyện ngắn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của nhà văn Huỳnh Như Phương, một người phụ nữ đã chịu biết bao hy sinh thầm lặng.
Nội dung câu chuyện kể về dì Bảy, một người phụ nữ có chồng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dì Bảy và dượng Bảy chỉ mới kết hôn được vỏn vẹn có 1 tháng trời thì sau đó dượng phải lên đường ra miền Bắc tập kết. Dì ở nhà chỉ biết ngóng trông và một lòng cầu nguyện cho chồng mình được bình an nơi chiến trường khốc liệt.
Suốt những năm tháng xa chồng dài đằng đẵng ấy, tâm hồn dì được xoa dịu phần nào bởi những bức thư tay báo tin dượng Bảy vẫn bình an, có lẽ chính điều này là nguồn động lực to lớn giúp gì vượt qua được suốt hơn hai mươi năm trời. Mặc dù có biết bao người ngỏ lời tán tỉnh, nhưng dì vẫn một lòng sắc son chung thủy với dượng Bảy.
Nhưng nào ngờ, chiến tranh quá đỗi tàn khốc, dượng Bảy đã hy sinh anh dũng trong một trận chiến tại Xuân Lộc, khi mà cách ngày giải phóng chỉ vọn vẹn có mười ngày. Lúc nhận được tin giữ, lòng dì như thắt lại, nhưng tuyệt nhiên, dì đã cố kìm nén hết đau thương để lập cho dượng Bảy một cái bàn thờ nhỏ. Và cứ thế, dì lặng lẽ sớm hôm lo chuyện hương khói mà quên đi hạnh phúc của bản thân.
Thoáng một cái, dì cũng đã ngoài tám mươi, nhưng dì vẫn giữ thói quen ngồi trước hiên nhà với ánh mắt xa xăm, như ngóng trông sự trở về của dượng. Hình ảnh này thật đắt giá và khiến cho độc giả không khỏi xúc động.
Dì Bảy cũng chính là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam đã chịu biết bao hy sinh, mất mát, những người vợ mất chồng, người mẹ mất con vì chiến tranh, vì nền độc lập, tự do cho dân tộc. Chúng ta phải luôn ghi nhớ những công lao trời bể ấy, phải cố gắng sống và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh để không phụ công lao của những thế hệ đi trước nhé!
Phân tích sự hy sinh thầm lặng của nhân vật dì Bảy
Đất nước chúng ta có được nền độc lập, tự do như ngày hôm nay ngoài công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ thì còn có một phần đóng góp hết sức to lớn đến từ các bà, các mẹ, các người vợ là những hậu phương vững chắc, mặc dù họ không trực tiếp ra trận nhưng những người phụ nữ này cũng đã chịu biết bao hy sinh thầm lặng. Điều này được thể hiện rõ nét nhất thông qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của nhà văn Huỳnh Như Phương.
Dì Bảy là một người phụ nữ mới ngoài hai mươi tuổi, dì lấy dượng Bảy, vốn là một trong những người lính từng đóng quân ở trong làng của dì, hai người yêu nhau và được đơn vị của dượng Bảy đứng ra tổ chức đám cưới cho. Tuy nhiên, dì và dượng chỉ mới lấy nhau có một tháng thì dượng phải lên đường ra miền Bắc tập kết.
Suốt những năm tháng khó khăn ấy, dì vẫn luôn một lòng thủy chung, son sắc hướng về người chồng của mình, cho dù lúc ấy với vẻ ngoài xinh đẹp, trẻ trung, dì khiến cho biết bao chàng trai phải rung động. Dì luôn hy vọng rằng, kháng chiến thành công, dượng Bảy sẽ trở về. Tuy nhiên, hiện thực đau đớn thay, cuối năm 1975, dì nhận được tin dữ rằng dượng Bảy đã hy sinh nơi chiến trường miền Nam, khi mà chỉ cách có hơn mươi ngày là “chiến tranh ngưng tiếng súng”.
Tuy đau đớn là thế, nhưng dì vẫn tỏ ra mạnh mẽ, nuốt nước mắt vào trong để lập cho dượng một ban thờ nhỏ, ngày ngày lo chuyện hương khói. Mặc dù dượng đã hy sinh, nhưng dì vẫn một lòng, một dạ giữ trọn lời thề, không đi thêm bước nữa mặc dù cho biết bao người đàn ông ngỏ lời. Dì vẫn giữ một thói quen đó chính là chiều chiều ngồi trên chiếc phản gỗ nhỏ, hướng ánh mắt xa xăm như mong chờ một điều gì đó.
Qua những điều trên, chúng ta có thể thấy được dì Bảy đã phải chịu biết bao hy sinh, vất vả, dì chấp nhận gác lại hạnh phúc của mình để cho dượng tiếp tục cống hiến vì nền độc lập của dân tộc, dì đã hy sinh cả tuổi xuân để chờ đợi chồng để rồi khi chiến tranh kết thúc, dì trở thành một góa phụ, thật quá đỗi xót xa. Và trên mảnh đất hình chữ S thân thương này, không phải chỉ có mình dì Bảy là chịu nỗi mát mát to lớn này mà còn rất nhiều người vợ, người mẹ cùng chung cảnh ngộ. Họ đánh đổi tất cả, hy sinh tất cả chỉ mong đất nước được hòa bình, dân tộc được tự do.
Thông qua nhân vật dì Bảy, tác giả Huỳnh Như Phương dường như muốn nhắn nhủ rằng, thế hệ trẻ chúng ta bây giờ phải luôn biết ơn và ghi nhớ về những hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước, vì có những con người anh hùng ấy, mới có chúng ta như ngày hôm nay!
Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật dì Bảy
Mời các em học sinh cùng tìm hiểu thêm sơ đồ tư duy phân tích dì Bảy trong tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” ngay bên dưới đây để hình dung rõ hơn về bố cục cũng như nội dung của bài phân tích này nhé!
Sơ đồ tư duy phân tích dì Bảy hay, đủ ý nhất.
Trên đây, freetuts.net đã hướng dẫn chi tiết cách lên dàn ý cho bài phân tích nhân vật dì Bảy trong tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của nhà văn Huỳnh Như Phương và chia sẻ các bài văn mẫu cực hay. Hy vọng các em học sinh sẽ cảm thấy thích thú với những kiến thức này.
Nếu các em muốn tìm hiểu thêm nhiều tác phẩm hay đề tập làm văn hay, hãy ghé thăm chuyên mục Văn học của chúng tôi ngay nha. Siêu nhiều bài viết thú vị đang chờ đón các em cùng khám phá đấy nhé!