KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Viết một văn bản nội quy ở nơi công cộng Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích nhân vật cụ Mết trong Rừng Xà Nu, dàn ý và văn mẫu

Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành, hướng dẫn lập dàn ý phân tích nhân vật cụ Mết và chia sẻ các bài văn mẫu hay.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn “Rừng Xà Nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một đề văn khá là khó xơi đối với các em học sinh lớp 12 bởi đây không phải là một nhân vật trung tâm và không xuất hiện nhiều trong tác phẩm.

Nắm bắt được điều này, trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn các em cách lên dàn ý phân tích cụ Mết chi tiết nhất và chia sẻ thêm các bài văn mẫu siêu hay để các em có thể dễ dàng hoàn thành thật tốt đề tập làm văn này nha.

Dàn ý phân tích nhân vật cụ Mết trong Rừng Xà Nu ngắn gọn nhất

phan tich nhan vat cu met 1 jpg

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích cụ Mết ngắn gọn, đủ ý nhất.

Ngay bên dưới đây là những nội dung quan trọng cần có trong dàn ý phân tích cụ Mết, mời các em cùng tìm hiểu chi tiết nha.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Mở bài phân tích cụ Mết

Trong nội dung phần mở bài, các em cần nêu được những nội dung cơ bản như sau:

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Rừng Xà Nu”.
  • Giới thiệu nhân vật cụ Mết.

Thân bài phân tích cụ Mết

Nội dung trong phần thân bài, các em cần tập trung phân tích những ý chính quan trọng sau đây:

Ngoại hình nhân vật cụ Mết:

  • Quắc thước, bộ râu đen bóng, dài tới ngực.
  • Đôi mắt xếch ngược, sáng ngời.
  • Trên má phải có một vết sẹo dài láng bóng.
  • Ngực căng như một cây xù nu lớn, đôi bàn tay nặng trịch như kìm.
  • Tuy đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng tiếng nói vẫn ồ ồ, dội vang trong lồng ngực.

⟹ Cụ Mết hiện lên như một người anh hùng vĩ đại, một cánh chim đầu đàn của dân làng Xô Man.

Phân những vẻ đẹp tính cách của cụ Mết

Luôn trung thành với Đảng và Cách mạng:

  • Giác ngộ tư tưởng của Đảng và Cách mạng,
  • Cụ Mết cũng là người đã truyền bá tư tưởng của Đảng của Cách mạng cho Tnú, cho Mai, cho Dít và toàn thể người dân làng Xô Man.
  • Ông luôn nhắc nhở mọi người rằng “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn

⟹ Cụ Mết đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm tới toàn bộ người dân làng Xô Man.

Cụ Mết có tấm lòng bao dung với tất cả mọi người:

  • Khi Tnú đi xa trở về, cụ rất vui mừng và đãi cậu món ăn đặc biệt nhất là món cá nấu chua.
  • Khi được Dít chia muối cho, cụ không ăn mà để dành cho những người ốm đau, chỉ khi được Tnú cho mọt thìa muối nhỏ, cụ cũng chia đều cho mỗi người dân xung quanh một ít để cùng thưởng thức.
  • Ông coi Tnú như con cháu trong nhà, khi cậu đi xa trở về, ông dẫn cậu ra máng nước đầu làng, xối những dòng nước mát lạnh lên người muốn nhắc nhở cậu hãy luôn nhớ về cội nguồn của mình.

Cụ Mết là một người biết nhìn xa trông rộng:

  • Cụ biết cuộc cách mạng đánh thằng Mĩ còn kéo dài nên rất biết tiết kiệm gạo mặc dù năm nay làng không đói.
  • Cụ cũng rút ra được chân lý rằng “Chúng nó đã cầm súng, thì mình phải cầm giáo”.

Cụ Mết là một người lãnh đạo đáng quý của làng Xô Man:

  • Khi cụ lên tiếng thì tất thảy mọi người đều yên lặng.
  • Khi thấy Tnú bị địch bắt giữ, tra tấn, ông đã lãnh đạo thanh niên trong làng lên rừng tìm giáo mác để quay về giải cứu cậu.

Kết bài phân tích cụ Mết

Một lần nữa nhấn mạnh lại vai trò của cụ Mết và nêu lên cảm nghĩ của bản thân em về nhân vật này.

Văn mẫu phân tích nhân vật cụ Mết trong Rừng Xà Nu hay nhất

phan tich nhan vat cu met 2 jpg

Tổng hợp một số bài văn mẫu phân tích cụ Mết hay, ấn tượng nhất.

Mời các em cùng tham khảo thêm một số bài văn mẫu phân tích cụ Mết cực hay mà freetuts đã tổng hợp bên dưới đây để có thêm nhiều ý tưởng thú vị cho bài tập làm văn của mình nhé!

Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật cụ Mết hay nhất

Trong tác phẩm “Rừng Xà Nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành, ngoài nhân vật trung tâm là anh hùng Tnú ra thì còn một người khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong câu chuyện sử thi và cuộc đời của Tnú đó chính là cụ Mết, một cây xà nu đại thụ đáng kính, một người lãnh đạo soi sáng cho làng Xô Man.

Cụ Mết được miêu tả như một người già làng chính hiệu, năm nay cụ đã ngoài 60 tuổi nhưng thân hình vẫn rất là quắc thước, bộ râu đen láy dài đến ngang ngực, đôi mắt sáng xếch ngược lên, trên mặt thì có một vết sẹo to bóng loáng, cụ luôn ở trần, để lộ tấm ngực căng như một cây xà nu lớn, đôi bàn tay nặng trịch với lực chắc như những gọng kìm.

Chính cụ Mết là người giác ngộ tư tưởng của Đảng, của cách mạng đầu tiên trong làng, sau đó, ông truyền bá rộng rãi chân lý này đến với toàn thể người dân làng Xô Man từ người già cho đến trẻ nhỏ, khiến cho ngôi làng có một truyền thống yêu nước nồng nàn hơn bao giờ hết.

Cụ Mết luôn tâm niệm rằng “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”, chính tư tưởng này đã giúp cho Tnú trở thành một người anh hùng vĩ đại như vậy. Cụ cũng rất tự hào vì suốt những năm tháng qua, chưa có một cán bộ nào bị giặc bắt ở trong rừng của làng này cả. Ở cụ Mết luôn toát nên một khí chất, sức mạnh đặc biệt, với giọng nói ồ ồ, âm vang khắp núi rừng, những lời ông nói ra tựa như sấm khiến mọi người chỉ dám im lặng và lắng nghe.

Không chỉ là một người già làng tài ba, cụ Mết còn là một người vô cùng giàu tình thương, khi Tnú đi xa trở về, việc đầu tiên là ông đã dẫn cậu ra con suối đầu làng để nhắc nhở cậu rằng hãy luôn nhớ về nguồn cội, quê hương ruột thịt. Ông còn đãi cậu món cá chua đặc biệt nhất. Khi được Dít cho một lọ muối, cụ Mết không dám ăn mà ông chỉ để dành cho những người ốm đau, rồi khi Tnú cho ông một thìa muối, cụ mết cũng chia đều cho mỗi người một vài hạt rồi cùng nhau thưởng thức.

Hơn cả, cụ Mết là một người biết nhìn xa, trông rộng, ông biết kháng chiến chống Mĩ còn dài nên luôn nhắc nhở dân làng phải tiết kiệm gạo để đủ dùng cho ba năm tới, ông biết rằng tay không thì không thể nào chiến thắng được súng đạn của kẻ thù mà phải dùng giáo, dùng mác. Bên cạnh đó, cụ mết cũng là một người vô cùng gan dạ và nhạy bén, khi thấy Tnú bị địch giam giữ, cụ lặng lẽ rút lui rồi cùng thanh niên trai tráng đi tìm giáo, tìm mác quay lại tấn công và tiêu diệt gọn bọn giặc, giải cứu cho Tnú.

Cụ Mết luôn dành một tình cảm đặc biệt cho Tnú, khi cậu còn nhỏ, ông dạy cậu thấm nhuần tư tưởng của Đảng, lớn lên khi cậu đi đánh giặc, ông đã kể cho con cháu nghe một cách đầy tự hào về cuộc đời của Tnú - người anh hùng của làng Xô Man.

Qua tác phẩm “Rừng Xà Nu”, chúng ta thấy được cụ Mết quả thật là một cây xà nu đại thụ, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người dân làng Xô Man, dẫn dắt họ đi theo lý tưởng đúng đắn của Đảng và Bác Hồ, nhờ có cụ Mết mới có anh hùng Tnú, mới có làng Xô Man khiến cho quân địch nghe tên là phải khiếp sợ. Mặc dù trong truyện cụ Mết không được nhắc đến nhiều nhưng cũng đủ để lại một ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng độc giả.

Phân tích phẩm chất anh hùng của nhân vật cụ Mết trong Rừng Xà Nu chọn lọc

Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà văn tiêu biểu có nhiều đóng góp trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước, những tác phẩm của ông luôn gắn liền với người lính và những cuộc chiến khốc liệt. Điển hình nhất là tác phẩm “Rừng Xà Nu” được ông sáng tác vào năm 1965, nói về con người và vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Trong tác phẩm này, ngoài nhân vật chính là Tnú thì còn một người anh hùng được ví là cánh chim đầu đàn của làng Xô Man đó chính là cụ Mết.

Cụ Mết được tác giả giới thiệu vô cùng đặc biệt và ấn tượng thông qua hình ảnh đôi bàn tay chắc nịch nắm chặt lấy vai Tnú như gọng kìm sắt, gương mặt quắc thước, bộ râu đen láy dài đến ngang ngực, đôi mắt xếch sáng ngời và hơn cả là vết sẹo chạy dài bên má. Mặc dù đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng ngực cụ vẫn căng như một cây xà nu lớn, giọng nói thì ồ ồ vang dội đủ khiến cho mọi người muôn phần nể phục.

Mặc dù có vẻ ngoài nghiêm nghị là thế, nhưng thực chất cụ Mết lại là một người giàu tình yêu thương, luôn hướng về cộng đồng. Cụ đã vui mừng chào đón Tnú sau một thời gian dài trở về như cách người cha già chào đón đứa con của mình vậy, cụ dẫn cậu ra dòng suối đầu nguồn như muốn nhắn nhủ rằng cho dù có đi đâu, làm gì thì cũng không được quên đi cội nguồn của mình, sau đó cụ Mết còn đãi Tnú món cá chua ngon nhất, đặc biệt nhất. Khi được cho muối, cụ không hề giữ lại cho riêng mình, mà hết để dành cho người ốm, rồi sau đó chia cho mọi người xung quanh cùng thưởng thức.

Hơn cả cụ Mết như là mọt người già làng vĩ đại của người dân làng Xô Man, cụ không chỉ là chỗ dựa tinh thần mà còn là người soi đường, chỉ lối giúp cho dân làng tiếp cận được với tư tưởng của Đảng, của cách mạng. Cụ luôn nói rằng “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”, chính lời nói này đã khắc sâu vào trong tâm trí của Tnú, của người dân làng Xô Man, để giúp họ có một lòng yêu nước nồng nàn, góp phần xây dựng nên một ngôi làng giàu truyền thống cách mạng như vậy.

Cụ Mết cũng biết nhìn xa trông rộng, khi cụ biết rõ việc đánh thằng Mỹ đòi hỏi rất nhiều thời gian, chính vì thế, người dân phải vững vàng, phải kiên định và hơn cả là phải biết tiết kiệm gạo, lương thực. Cụ cũng có rất nhiều kinh nghiệm dày dặn khi đưa ra được nhưng đường lối đúng đắng, sáng suốt như việc “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. Hình ảnh một cụ ông ngoài 60 tuổi, dẫn đầu đám thanh niên trong làng với những cây rựa sáng loáng trong tay, giọng nói ồ ồ “Chém! Chém hết!” lao vào tiêu diệt gọn đám giặc để giải cứu Tnú trong cái đêm định mệnh ấy đã khiến cho nhiều người ấn tượng và không khỏi xúc động.

Ở hình ảnh cụ Mết, chúng ta có thể thấy ông hội tụ hết những phẩm chất cao quý của một anh hùng, nào là tinh thần yêu nước, thương dân, sự liều lĩnh, gan dạ, thông minh, sáng suốt,...tất cả những tính cách này, đã tạo nên một nhân vật anh hùng, một niềm tự hào của người dân làng Xô Man.

Cảm nhận về nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng Xà Nu

Trong truyện ngắn “Rừng Xà Nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành, ngoài nhân vật trung tâm là anh hùng Tnú thì em còn rất ấn tượng với cụ Mết, một người lãnh đạo bản lĩnh, kiên cường của làng Xô Man, nhờ có cụ mới có Tnú, mới có làng Xô Man tiếng tăm lừng lẫy như vậy.

Cụ Mết được giới thiệu là một người đã ngoài 60 tuổi, nhưng rất minh mẫn và khỏe mạnh, gương mặt cụ quắc thước, bộ râu dài ngang ngực, đôi mắt rất sáng và ấn tượng hơn cả là vết sẹo chạy dài bên má, là minh chứng cho sự chai lì và dũng cảm của cụ. Bên cạnh đó, giọng nói của cụ Mết ồ ồ, rất có tiếng vang và khí chất, khiến mỗi lời cụ nói ra đều như có lửa ở trong đó, khiến cho mọi người kính nể.

Mặc dù nhìn có vẻ nghiêm nghị, khó tính là thế, nhưng thực chất cụ Mết lại là một người sống rất tình cảm, cụ vui mừng khi thấy Tnú khỏe mạnh trở về từ chiến trường. Cụ còn đãi Tnú những món ăn ngon nhất. Khi Tnú đi xa, cụ luôn kể lại cho những đứa trẻ, người dân trong làng biết về câu chuyện của Tnú để mọi người biết đến sự anh hùng, gan dạ của cậu. Khi được Dít cho một lọ muối, cụ không dám ăn mà lặng lẽ để dành cho những người ốm đau, chỉ khi Tnú cho cụ một thìa muối, cụ mới dám chia đều cho mọi người xung quanh rồi cùng nhau thưởng thức một cách ngon lành.

Trong làng Xô Man, chắc có lẽ cụ Mết là người đầu tiên tiếp cận được với tư tưởng và đường lối của Đảng và Cách mạng, để rồi truyền bá rộng rãi tinh thần yêu nước ấy, tư tưởng đúng đắn ấy cho tất cả mọi người, khiến cho toàn thể dân làng Xô Man từ người già cho đến trẻ em, thanh niên trai tráng ai nấy đều giác ngộ và có một lòng yêu nước nồng nàn.

Và phải công nhận một điều rằng, nếu không có cụ Mết có lẽ sẽ không có anh hùng vĩ đại Tnú, bởi vì cụ Mết là người đã đồng hành và chứng kiến những dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời của cậu. Chắc hẳn các bạn còn nhớ hình ảnh cụ Mết lãnh đạo thanh niên trai tráng trong làng với những cây giáo nhọn hoắt trong tay cùng hô vang “Chém! Chém hết!” lao vào giải cứu Tnú khỏi bọn giặc Mĩ. Chính vào đêm ấy, cụ đã tìm được chân lý rằng “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”, không thể nào tay không mà bắt giặc, mà đọ được với súng đạn của thằng Mỹ được.

Có thể nói, đối với dân làng Xô Man, cụ Mết như là một người từ trưởng, già làng vĩ đại nhất, sáng suốt nhất, cụ giống như một cây Xà Nu cổ thụ ngày ngày mạnh mẽ, hiên ngang đương đầu và không khuất phục trước bọn giặc Mĩ. Qủa thật là một nhân vật truyenf cảm hứng và rất đáng được tôn vinh.

Phân tích điểm chung và riêng của cụ Mết và Tnú

Trong tác phẩm “Rừng Xà Nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh hai người anh hùng mạnh mẽ nhất, đáng tự hào nhất của dân làng Xô Man là Tnú và cụ Mết. Bên cạnh những phẩm chất cao quý giống nhau thì giữa hai nhân vật cũng có những đặc điểm riêng làm nên tính cách và cá tính cho mỗi người.

Đầu tiên, phải nói đến điểm chung của Cụ Mết và Tnú đó chính là sự giác ngộ tư tưởng của Đảng và Cách Mạng, họ luôn phấn đấu để trở thành những người có ích trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cả hai đều không quản ngại khó khăn hay gian khổ thậm chí không tiếc hy sinh cả tính mạng của mình trong việc che dấu, hay tiếp tế đồ ăn cho cán bộ, chiến sĩ lúc bấy giờ.

Và hơn cả họ đều là những con người hết sức dũng cảm và kiên cường, cho dù bọn giặc Mĩ có tàn ác, có khủng khiếp tới đâu cũng không thể làm nhụt chí của hai vị anh hùng này. Oử họ luôn thể hiện sự yêu nước, yêu buôn làng nồng nàn và sự căm thù giặc Mĩ sâu sắc.

Cụ mết là người lãnh đạo đáng tin cậy, là linh hồn của dân làng Xô Man, cụ là người đã đưa ra những đường đối, chinh sách vô cùng đúng đắn. Cụ biết con đường đánh Mĩ cứu nước cần nhiều thời gian, chính vì thế cụ luôn dặn mọi người phải biết tiết kiệm lương thực, đồ ăn để còn nuôi bộ đội, chiến sĩ trong những năm tháng tới. Cụ cũng nhận ra việc tay không thì không thể nào đọ lại được súng đạn của giặc Mĩ, chính vì vậy chúng cầm súng nên ta phải cầm giáo, mác,...

Tnú lại là một người con ưu tú nhất của làng Xô Man, là niềm tự hào của tất cả mọi người, tuy tính tình cậu hơi nóng vội, nhưng tất cả cũng vì sự căm thù bọn giặc Mĩ sâu sắc. Nhờ có cụ Mết mà Tnú đã trở thành một chiến sĩ kiên cường, mạnh mẽ, một vị anh hùng đã tạo nên những sử thi chấn động vang danh khắp núi rừng Tây Nguyên. Tất cả được gói gọn trong hai từ bàn tay, bàn tay của sự yêu thương, bàn tay của sự hận thù.

Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã rất xuất sắc khi xây dựng được trọn vẹn hai nhân vật anh hùng là cụ Mết và Tnú, nhờ vậy mà tác phẩm “Rừng Xà Nu” trở nên ấn tượng hơn và đâmh chất sử thi hơn cả. Chúng ta phải đời đời ghi nhớ công ơn của những vị anh hùng cũng như các thế hệ ông cha đã hy sinh vì nền độc lập, hòa bình cho nước nhà.

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật cụ Mết

Bên dưới đây là hai sơ đồ tư duy phân tích cụ Mết hay, sáng tạo nhất, mời các em học sinh cùng tìm hiểu thêm nhé!

phan tich nhan vat cu met 3 jpg

Sơ đồ phân tích cụ Mết chi tiết nhất.

phan tich nhan vat cu met 4 jpg

Sơ đồ phân tích cụ Mết ngắn gọn nhất.

Trên đây, freetuts.net đã hướng dẫn cách lên dàn ý phân tích nhân vật cụ Mết chi tiết nhất và chia sẻ thêm các bài văn mẫu hay nhất được tuyển chọn, hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích đối với các em học sinh trong chương trình Ngữ Văn lớp 12.

Và đừng quên rằng tại chuyên mực Văn học của chúng tôi còn siêu nhiều bài học ý nghĩa khác đang chờ đón các em tìm đọc đấy nhé!

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top