Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất
Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết và chia sẻ các dàn ý nghị luận văn học theo từng dạng đề cùng một số lưu ý quan trọng cần nắm.
Nghị luận về một tác phẩm văn học là một đề tập làm văn vô cùng quan trọng và thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra quan trọng của chương trình Ngữ Văn lớp 11. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều em học sinh không nắm được cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học sao cho hay và đạt điểm cao.
Chính vì vậy trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ đi sâu hướng dẫn cụ thể từng bước làm và chia sẻ một số dàn ý thường gặp để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức này nha.
Các bước làm một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết
Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học chi tiết nhất.
Để viết được một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học hoàn chỉnh, đủ ý, các em học sinh cần thực hiện theo các bước dưới đây nhé.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Bước 1: Xác định đề bài
Trước khi bắt tay vào làm bài, các em cần đọc kỹ đề bài đưa ra và xác định xem đề bài yêu cầu làm gì để có thể định hướng được cho bài viết của mình, tránh việc đi sai hướng, lạc đề.
Lưu ý: Một số đề ra sẽ nói thẳng vào vấn đề cần nghị luận, nhưng bên cạnh đó cũng có một số đề bài sẽ đưa ra những ẩn ý nên các em cần đọc đi đọc lại thật kỹ để có thể xác định đúng yêu cầu nhé.
Bước 2: Lập dàn ý
Khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, các em cần lập một àn ý chi tiết cho bài văn của mình bao gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài với những nội dung chính sau:
Phần mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm văn học cần nghị luận, bao gồm giới thiệu sơ qua về tác giả, thời gian sáng tác, nội dung chính,...
- Các em có thể chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng lưu ý nên dẫn dắt thẳng vào vấn đề, tránh việc lan man dài dòng nhé.
Xem thêm: Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất
Phần thân bài:
- Giới thiệu chi tiết về tác phẩm nghị luận, phong cách sáng tác, tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh nào, bối cảnh lịch sử ra sao,...
- Đi sâu phân tích, giới thiệu nội dung theo bố cục từng phần của tác phẩm.
- Phân tích giá trị nội dung, giá trị nghị thuật.
- Phân tích các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm, phân tích thể thơ, cốt truyện, tình huống truyện,...
- Có thể mở rộng thêm bằng cách nói về các tác phẩm, nhân vật có liên quan để giúp cho bài nghị luận được chặt chẽ hơn.
- Phân tích thông điệp của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
- Đưa ra nhận xét về phong cách sáng tác của tác giả.
Phần kết bài:
-
Một lần nữa hãy tóm tắt lại các nội dung đã trình bày ở trên, đưa ra ý kiến cá nhân nhận xét về tác phẩm văn học đang nghị luận.
Bước 3: Viết văn nghị luận
Sau khi đã có một dàn ý chi tiết, các em hãy tiến hành việc viết một văn bản nghị luận hoàn chỉnh. Lưu ý sử dụng ngôn từ rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu, bám sát vào dàn ý để tránh bị lan man, lạc đề.
7 dàn ý nghị luận về tác phẩm văn học thường gặp
Ngay bên dưới đây, freetuts sẽ chia sẻ một số dàn ý nghị luận về tác phẩm văn học theo từng dạng đề cụ thể và rất hay gặp, mời các em học sinh cùng tham khảo thêm nhé.
Dàn ý nghị luận về một truyện ngắn hoặc đoạn trích
Dưới đây là một dàn ý chi tiết cho bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, mời các em cùng tham khảo nhé.
Phần mở bài:
-
Giới thiệu sơ lược về tác phẩm truyện ngắn, đoạn trích và đưa ra ý kiến đánh giá tổng quan của mình.
Phần thân bài:
- Đi sâu giới thiệu chi tiết về tác phẩm, bao gồm thời gian sáng tác, hoàn cảnh sáng tác. giới thiệu về tác giả,...
- Các em cần đưa ra được những nhận xét cá nhân của mình về tác phẩm này, bao gồm cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật và các biện pháp tu từ được sử dụng trong đó.
- Đưa ra các nhận xét, đánh giá cá nhân về tác phẩm nghị luận bao gồm cả về nội dung và về biện pháp nghệ thuật.
- Giữa các phần, các đoạn phải có sự liên kết với nhau.
Phần kết bài:
-
Một lần nữa đưa ra nhận định, đánh giá của cá nhân bạn về truyện ngắn, đoạn trích được nghị luận.
Dàn ý nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Ngay bên dưới đây là bố cục chi tiết cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, mời các em học sinh cùng tham khảo thêm nhé.
Phần mở bài:
-
Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ được nghị luận, đưa ra nhận xét sơ bộ của mình về tác phẩm này.
Phần thân bài:
- Giới thiệu chi tiết hơn về bài thơ, đoạn thơ, bao gồm năm sáng tác. hoàn cảnh sáng tác, vị trí (đối với đoạn thơ),...
- Đưa ra nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, ngôn từ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, tính nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm thơ, đoạn thơ này.
Phần kết bài:
-
Đưa ra nhận xét chung của mình về tác phẩm, một lần nữa khái quát lại những giá trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được nghị luận.
Dàn ý nghị luận về một nhân vật
Nếu các em học sinh gặp phải dạng đề nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn học thì hãy tham khảo ngay dàn ý chi tiết dưới đây nhé.
Phần mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm cần nghị luận.
- Giới thiệu về nhân vật được nghị luận, là ai? có vai trò gì trong tác phẩm này.
Phần thân bài:
- Giới thiệu chi tiết hơn về tác phẩm, tóm tắt sơ luộc nội dung của tác phẩm.
- Đi sâu phân tích, đánh giá về nhân vật: Tên, tuổi, xuất thân, có đặc điểm gì nổi bật,...
- Nhận xét về vai trò của nhân vật này đối với tác phẩm, có thể liên quan gì đến nội dung, giá trị hiện thực, nhân đạo hay bài học được rút ra.
- Nghị luận về việc xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả có gì đặc sắc không?...
Phần kết bài:
-
Một lần nữa nhận xét về vai trò của nhân vật nghị luận đối với tác phẩm này và đưa ra suy nghĩ của bản thân về nhân vật này.
Lưu ý: Tập trung nghị luận về nhân vật, tránh việc đi sâu phân tích về nội dung tác phẩm sẽ gây ra tình trạng lạc đề nhé.
Dàn ý nghị luận về tình huống truyện
Đối với đề tài nghị luận về tình huống truyện thì cách trình bày và triển khai cũng sẽ khác hẳn so với nghị luận về nhân vật, tác phẩm. Mời các em học sinh tham khảo dàn ý chi tiết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Phần mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm cần nghị luận.
- Đưa ra tình huống truyện cần nghị luận.
Phần thân bài:
- Đi sâu phân tich tình huống truyện của tác phẩm cần nghị luận.
- Phân tích cả về ý nghĩa nội dung và tính nghệ thuật của tình huống truyện này.
- Đưa ra nhận xét về việc ảnh hưởng của tình huống truyện đến tác phẩm nghị luận, có gì đặc biệt, ấn tượng không?...
Phần kết bài:
-
Đưa ra nhận xét về giá trị của tình huống truyện có góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm văn học này hay không và nói lên ý kiến cá nhân của mình.
Lưu ý: Tập trung phân tích, đánh giá tình huống truyện, tránh việc lan man, dài dòng phân tích nội dung tác phẩm sẽ gây ra tình trạng lạc đề.
Dàn ý nghị luận so sánh tác phẩm văn học
Đối với dạng đề này, các em thường sẽ gặp so sánh hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hai nhân vật, so sánh tình huống truyện, hai chi tiết trong tác phẩm,...Tuy nhiên, đối với đề tài nào cũng cần có một dàn ý chi tiết như sau:
Phần mở bài:
-
Giới thiệu về hai đối tượng cần so sánh, nằm trong tác phẩm nào?, tác giả là ai?, sáng tác năm nào?,...
Phần thân bài:
- Giới thiệu chi tiết về đối tượng thứ nhất.
- Giới thiệu chi tiết về đối tượng thứ hai.
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng cần nghị luận. Bao gồm về nội dung, hình thức, biện pháp nghệ thuật, vai trò đối với tác phẩm,...
- Khi so sánh cần đưa ra những dẫn chứng cụ thể ở cả hai tác phẩm để giúp bài nghị luận trở nên chặt chẽ, sắc bén hơn nhé.
Phần kết bài:
- Nhận xét khái quát về điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật, đối tượng cần so sánh.
- Đưa ra nhận xét, ý kiến cá nhân về hai đối tượng này.
Dàn ý nghị luận về một ý kiến văn học
Nghị luận về một ý kiến văn học là đề tài khá khó, tuy nhiên các em đừng lo lắng mà hãy áp dụng ngay dàn ý dưới đây để giải quyết vấn đề nhé.
Phần mở bài:
-
Dẫn dắt trực tiếp vào ý kiến văn học cần nghị luận.
Phần thân bài:
- Đi sâu giải thích chi tiết về ý kiến văn học này, có thể giải thích nghĩa cả câu, hoặc cắt nghĩa từng cụm từ, từng đoạn để người đọc có thể hiểu hết ý nghĩa của ý kiến này.
- Đưa ra nhận xét cá nhân về ý kiến văn học này: Đúng hay sai, đồng tình hay không,...
- Có thể mở rộng, liên hệ với các ý kiến khác tương đồng,...
Phần kết bài:
-
Một lần nữa khẳng định lại giá trị của ý kiến văn học được nghị luận.
Dàn ý nghị luận về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm
Để có thể hoàn thành tốt dạng đề nghị luận về giá trị hiện thực hoặc giá trị nhân đạo của một tác phẩm các em cần lưu ý trình bày được những nội dung chính sau đây:
Phần mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận là giá trị nhân đạo hoặc giá trị hiện thực của tác phẩm.
Phần thân bài:
- Giới thiệu chung về tác giả (Năm sinh, năm mất, có thành tựu gì nổi bật không?)
- Giới thiệu tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác, năm sáng tác, nội dung chính,...)
- Giới thiệu chi tiết về giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực cần nghị luận. Có tố cáo những thế lực đen tối không? có đồng cảm, cảm thông với số phận con người không?...
- Đưa ra nhận xét của cá nhân về giá trị hiện thực hoặc giá trị nhân đạo này. Có đồng tình hay phản đối,...
Phần kết bài:
- Một lần nữa khẳng định lại giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực của tác phẩm.
- Nêu lên ý kiến riêng của bản thân về giá trị được nghị luận.
Lưu ý khi viết bài văn nghị luận về tác phẩm văn học
Để có một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học hay, ấn tượng, các em học sinh cần lưu ý một số điều sau:
- Nội dung phần mở bài chỉ nêu khái quát sơ về tác phẩm nghị luận, không đi sâu phân tích.
- Hệ thống luận điểm đưa ra trong bài cần rõ ràng, rành mạch, tránh việc lan man, dài dòng dễ gây lạc đề.
- Đối với nghị luận tác phẩm là bài thơ, đoạn thơ thì nên chú ý phân tích về thể thơ, nhịp điệu, biện pháp tu từ sử dụng trong tác phẩm.
- Đối với nghị luận tác phẩm là truyện ngắn, văn xuôi thì nên chú ý phân tích cốt truyện, tình huống truyện, các thông điệp mà tác giả có lồng ghép trong tác phẩm.
- Ở phần kết bài, đừng chỉ nên tóm tắt lại nội dung bài viết mà cần khơi gợi, mở ra những ý kiến riêng của bản thân mình và từ đó đánh sâu vào tâm lý của người đọc.
Sơ đồ tư duy nghị luận về một tác phẩm văn học
Ngay bên dưới đây là một số sơ đồ tư duy vô cùng sáng tạo với đề tài nghị luận về một tác phẩm văn học, mời các em học sinh cùng xem thêm để hiểu rõ cách làm dạng đề này hơn nhé.
Sơ đồ tư duy nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm văn học.
Sơ đồ tư duy nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Sơ đồ tư duy nghị luận về một ý kiến văn học.
Qua bài viết trên, freetuts đã hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học với các bước cụ thể cùng một số dàn ý tiêu biểu và các lưu ý quan trọng cần nắm. Hy vọng với những nội dung này, các em học sinh có thể nắm rõ được cách làm và tự tin hơn khi dạng đề này.
Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của chuyên mục Văn học để cùng nhau tìm hiểu, củng cố thêm nhiều kiến thức Ngữ Văn quan trọng khác nhé!