KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Viết một văn bản nội quy ở nơi công cộng Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích nhân vật Chiến, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích nhân vật Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, hướng dẫn lập dàn ý phân tích chị Chiến ngắn gọn và chia sẻ văn mẫu hay.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích nhân vật Chiến trong truyện “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là một trong những đề bài thú vị và đã gây không ít khó khăn cho các bạn học sinh lớp 12 bởi nó đòi hỏi các em phải đọc hiểu tác phẩm và biết cách phân tích, nắm bắt vấn đề.

Chính vì vậy. trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn cho các bạn cách lập dàn ý phân tích nhân vật chị Chiến chi tiết nhất và chia sẻ thêm một số bài văn mẫu hay nhất để các em có thể dễ dàng hoàn thành tốt đề văn này nha.

Lập dàn ý phân tích nhân vật Chiến ngắn gọn, đủ ý nhất

phan tich nhan vat chien 1 jpg

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích chị Chiến ngắn gọn, đủ ý nhất.

Một dàn ý chuẩn cho bài phân tích nhân vật chị Chiến trong “Những đứa trong trong gia đình” sẽ bao gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài, nội dung cụ thể như sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Phần mở bài

Trong phần mở bài nhân vật Chiến, các em cần nêu được những ý chính quan trọng như sau:

  • Giới thiệu nhà văn Nguyễn Thi và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”
  • Giới thiệu nhân vật Chiến

Tham khảo: Tiểu sử nhà văn Nguyễn Thi và sự nghiệp sáng tác của ông

Phần thân bài

Hoàn cảnh xuất thân của nhân vậy chị Chiến:

  • Xuất thân từ một gia đình nông dân có mối thù sâu nặng với đế quốc Mĩ - Ngụy.
  • Ông nội và bố bị giặc giết hại dã man.
  • Mẹ cô cũng chết vì bom đạn của bọn giặc Mĩ.
  • Gia đình chỉ còn lại Chiến, em trai tên Việt và thằng cu Út cùng với chú Năm và một chị nuôi đã lấy chồng ở xa.

⟹ Chính những điều trên đã tạo nên một gia đình có truyền thống yêu nước nồng nàn và sự căm thù bọn giặc Mĩ sâu sắc để khiến cho chị Chiến có quyết tâm đánh giặc trả mối nợ máu cho gia đình.

Ngoại hình của chị Chiến:

  • Một người con gái có thân hình to, chắc nịch và thô kịch.
  • Hai bắp tay tròn vo, sạm đỏ vì cháy nắng.
  • Dáng đi bịch bịch vô cùng mạnh mẽ.

Chị Chiến là một người có tình cảm sâu nặng với gia đình:

  • Cô thương má và thần tượng má hơn cả, tự lấy má làm tấm gương để phấn đấu, noi theo nên có thể thấy tính cách, lời nói của chị Chiến có phần rất giống má.
  • Đối với Việt, cô luôn tỏ ra mình là một người chị mẫu mực và luôn cố gắng bảo vệ em mình bằng mọi giá.
  • Cô nhường nhịn các em của mình, chỉ trừ việc đi tòng quân đánh giặc.

Chiến là một người con, người chị chu toàn:

  • Sau khi má mất, cô đã trở thành trụ cột của gia đình. sắp xếp mọi việc lớn nhỏ trong gia đình
  • Khi cả hai chị em cùng đi tòng quân, cô đã tính toán mọi việc hết sức chu đáo, giao lại ruộng vườn của má cho chi bộ, nhà cửa để dành làm lớp học chữ, gửi cả bàn thờ má qua nhà chú Năm.
  • Trước khi đi, cô còn viết thư báo cho chị hai mọi chuyện.

Chị Chiến là một người con gái có những phẩm chất anh hùng cao quý:

  • Một lòng quyết tâm tòng quân đi đánh giặc để trở thành một người chiến sĩ anh hùng, trả thù được cho cha, mẹ.
  • Vô cùng dũng cảm và gan góc, cô xác định rõ tư tưởng “Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”.
  • Hứa hẹn với má “chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập, con lại đưa má về”, cho thấy sự quyết tâm cao độ cùng ý chí sắt đá, kiên định trên con đường đánh giặc Mĩ.

Phần kết bài

Trong phần kết bài, các em cần rút lại nhận xét về nhân vật chị Chiến và nêu rõ vai trò của cô trong sự thành công của tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”.

Tổng hợp văn mẫu phân tích nhân vật Chiến hay, ấn tượng nhất

phan tich nhan vat chien 2 jpg

Tổng hợp bài văn mẫu phân tích chị Chiến hay, đạt điểm cao nhất.

Bên dưới đây, freetuts đã tuyển chọn ra những bài văn mẫu phân tích nhân vật chị Chiến trong truyện “Những đứa con trong gia đình” hay nhất, ấn tượng nhất để cho các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Chiến hay, ấn tượng nhất

Chiến tranh đã gây ra biết bao đau thương, mất mát cho dân tộc ta, đất nước mất đi những anh hùng kiên trung, bất khuất. những đứa con mất cha, mất mẹ, mất anh, mất chị nhưng tất cả điều này không làm cho thế hệ cha ông ta nản lòng mà ngược lại còn khiến mọi người sục sôi hơn nữa, quyết tâm hơn nữa để trả mối thù xương máu này, dành lại tự do cho dân tộc. Điều này được thể hiện vô cùng rõ nét qua truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của tác giả Nguyễn Thi, đặc biệt là thông qua nhân vật Chiến, một tượng đài sừng sững cho tinh thần kháng chiến của người dân Nam Bộ lúc bấy giờ.

Chị Chiến sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo, nhưng lại có một mối thù vô cùng sâu nặng với bọn giặc Mĩ - ngụy khi cha và ông nội cô bị chúng giết hại, mẹ cô cũng mất vì bom đạn, hiện chỉ còn chị Chiến, Việt, đứa em út cà chú Năm cùng chị nuôi đang lấy chồng ở xa. Chính những nỗi đau thương, mất mát to lớn mà bọn giặc đã gây ra đã khiến cho chị Chiến và Việt quyết tâm trở thành những người lính để có thể trả thù cho gia đình, cho đất nước.

Chị Chiến năm nay vừa tròn 19 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của người con gái. Chị có dáng người to con, hơi thô kệch với hai bắp tay rắn chắc, cháy sém vì nắng gắt, tướng đi bình bịch vô cùng mạnh mẽ. Vì cha mẹ mất sớm, nên mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà đều đến tay chị Chiến, nhưng cô cũng đều lo lắng rất chu toàn. Trước khi đi lính, chị Chiến tính toán mọi việc đâu ra đó, căn nhà sẽ cho xã mượn mở trường học, đồ dùng trong nhà cùng bàn thờ mẹ sẽ gửi chú Năm, còn năm công ruộng thì chia cho các cô bác mần,...Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng Chiến suy nghĩ vô cùng thấu đáo, khiến cho Việt em trai cô cứ ngỡ mình đang nói chuyện với mẹ, thậm chí khiến cho cả chú Năm ngạc nhiên vì sự chững chạc này.

Chị Chiến vì muốn trả thù cho cha mẹ, trả thù cho đất nước mà quyết tâm xin tòng quân lên đường đánh giặc, thậm chí cô còn tranh việc đi lính với em trai mình. Trước khi ra trận, cô cũng xác định rõ tư tưởng và ý chí của mình, Chiến còn đùa với em trai rằng “thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu” hay câu nói chắc nịch rằng “Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”, chỉ với hai câu nói ấy, chúng ta có thể thấy được ý chí sục sôi và tinh thần chiến đấu quả cảm của chị Chiến, quả thực khiến cho người khác hâm mộ.

Cuối tác phẩm, hình ảnh Chiến và em trai cùng khiêng bàn thờ má qua gửi nhà chú Năm chắc có lẽ đã khiến cho nhiều độc giả không khỏi xúc động. Những con người ấy đã tạm gác bỏ lại tất cả để quyết tâm lên đường tòng quân đánh giặc, họ đã trở thành những người chính chắn, đủ ý chí để tiếp bước tinh thần yêu nước của gia đình, rồi từ đó có thể viết lên những trang sử vẻ vang nhất, đầy tự hào nnhaats.

Thông qua nhân vật Chiến, tác giả Nguyễn Thi đã phần nào làm nổi bật được vẻ đẹp của người con gái Việt Nam lúc bấy giờ, họ là những cô thanh niên xung phong, những chiến sĩ đầy quả cảm và kiên định. Thế hệ trẻ như chúng ta ngày nay phải luôn ghi nhớ công ơn và cảm thấy tự hào về lịch sử, quá khứ hào hùng của dân tộc, từ đó lấy động lực để cố gắng hoàn thiện bản thân hơn, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp để không phụ công thế hệ đi trước nhé!

Phân tích tâm lí, tính cách của Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mĩ, đất nước chúng ta đã phải chịu biết bao đau thương và mất mát, nhưng cũng chính những thời gian đó, đã tạo nên biết bao thế hệ anh hùng, họ đã trở thành những nhân vật chính trong vô vàn các tác phẩm văn học. Điển hình nhất là nhân vật chị Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của tác giả Nguyễn Thi, người phụ nữ đại diện cho những đức tính tốt đẹp nhất, gan dạ nhất của một người chiến sĩ.

Chị Chiến vốn là chị cả của một gia đình có ba chị em, điều không may là ông nội, ba và má cô đều đã hy sinh dưới tay bọn giặc Mĩ. Một mình cô gánh vác trách nhiệm chăm sóc, nuôi nấng mấy đứa em nên người. Chính hoàn cảnh khó khăn ấy, và mối thù sâu nặng này, đã không ngừng thôi thúc chị đăng ký đi bộ đội, để có thể trả thù cho ba má, dành lại tự do cho dân tộc.

Chị Chiến năm nay mới chỉ vừa tròn 19 tuổi, nhưng có lẽ sự bươn chải và vất vả đã khiến cho chị trông khá già giặn cả về ngoại hình lẫn tính cách. Vóc dáng của chị to, hơi thô, hai bắp tay tròn vo, vạm vỡ và bị đen xạm vì cháy nắng. Có thể thấy cách nói chuyện của Chiến với cậu em trai Việt rất bốp chát và hơn thua, nhưng thực chất là cô chỉ muốn quan tâm và mong em trai được an toàn mà thôi, điển hình nhất là việc Chiến tranh đi bộ đội trước Việt vì cô thấy em mình còn nhỏ và chưa được chính chắn, hơn cả chắc có lẽ cô sợ bom đạn chiến tranh sẽ cướp đi mất đứa em trai của mình.

Càng trưởng thành, cách nói chuyện của chị Chiến càng giống má, điều này thể hiện rõ trong việc cô có thể suy nghĩ thấu đáo và chu toàn hết mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Từ việc để lại căn nhà cho xã mượn làm trường học, mấy mẩu ruộng thì gửi cho chi bộ để chia cho các cô chú, đồ đạc linh tinh cùng với bàn thờ má thì gửi nhà chú Năm để tiện hương khói,...tất cả điều này đều khiến cho Việt tưởng chừng như mình đang nói chuyện với má chứ không phải chị hai của cậu, thậm chí cả chú Năm cũng phải gật đầu khen khôn.

Với ngôn từ hết sức mộc mạc, giọng văn giản dị, tác giả Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc miêu tả tâm lý, tính cách của nhân vật chị Chiến, giúp cho cô trở thành một biểu tượng tốt đẹp và đáng trân quý cho những người phụ nữ miền Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung, họ là những người giỏi việc nước, đảm việc nhà, là những tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo.

Cảm nhận của em về nhân vật Chiến hay đạt điểm cao nhất

Trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của tác giả Nguyễn Thi, chị Chiến tuy là tuyến nhân vật phụ nhưng cô lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa góp phần tạo nên sự độc đáo cho câu chuyện vừa là hình ảnh đại diện cho những nữ du kích miền Nam dũng cảm, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Chị Chiến sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông có truyền thống đánh giắc, ông nội, ba và má cô đều hy sinh dưới tay của bọn giặc Mĩ. Ở chị, hội tụ những vẻ đẹp của một người phụ nữ miền Nam chân chất, giàu truyền thống yêu nước.

Chị Chiến năm nay mới chỉ 19 tuổi, cái độ tuổi xuân xanh đẹp nhất của người con gái, nhưng hơn cả, chị chỉ biết chăm lo cho đàn em thơ, và gồng gánh hết thảy những công việc lớn nhỏ trong nhà. Chị vừa là ba, vừa là má, vừa là chị hai của Việt và đứa em út. Chị Chiến luôn coi má là một tấm gương sáng để noi theo, mọi việc chị tính toán, sắp xếp đâu ra đó khiến cho Việt giật mình vì sao mà giống má đến thế.

Điển như trước ngày lên đường tòng quân đánh giặc, chị Chiến đã bàn bạc với Việt rằng căn nhà của ba má sẽ để lại cho xã mượn làm lớp học, mảnh vườn và mấy mẫu ruộng thì tặng cho bà con cô bác, còn đồ đạc trong nhà cùng ban thờ má thì gửi sang nhà chú Năm để lo hương khói mỗi ngày. Có thể thấy chị Chiến là người rất chu toàn thế nhưng cô không dám tự ý quyết định hết mọi việc mà đều tham khảo, hỏi ý kiến của Việt để thống nhất tất cả mặc cho cậu có quan tâm hay không.

Và có lẽ vì những nỗi đau mà giặc Mĩ đã gây ra cho gia đình Chiến đã khiến cho cô luôn nung nấu quyết tâm trở thành một người lính thực thụ để có thể tiêu giệt quân địch, trả thù cho ba, má, cho người thân và hơn cả là muốn cống hiến chút công sức bé nhỏ trong công cuộc đem lại hòa bình, tự do cho nước nhà. Trước khi lên đường ra trận, chị Chiến cũng xác định rõ rằng “Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”, đây giống như là một lời thề xương máu thể hiện sự quyết tâm và bản lĩnh của thiếu nữ mười 19 tuổi này.

Nhân vật Chiến tuy tuổi còn nhỏ nhưng cô đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ khi đất nước đang bị quân giặc giày xéo, nó đã dần hình thành một mục tiêu cao cả trong lòng cô, bằng mọi giá phải chiến đấu vì gia đình, vì đất nước. Cô cũng là đại diện cho người con gái đảm việc nước, giỏi việc nhà, là một nữ chiến sĩ du kích miền Nam kiên cường nhất, dũng cảm nhất.

Phân tích, so sánh nhân vật Chiến và Việt trong truyện “Những đứa con trong gia đình

Chị Chiến và Việt là hai chị em ruột, họ cùng sinh ra trong một gia đình nông dân miền Nam giàu lòng yêu nước. Cả hai đều có chung một mỗi thù sâu sắc với giặc Mĩ đó chính là mối thù giết ba, má, người thân và có lẽ chính nhờ nỗi mất má ấy mà khiến cho cả hai người luôn sục sôi ý định xung phong trở thành những người lính để có thể cầm súng bảo vệ đất nước, tiêu diệt sạch quân thù. Bên cạnh đó, họ còn là những đứa con vô cùng hiếu thảo, biết suy nghĩ thấu đáo, chu toàn. Hình ảnh chị Chiến và Việt cùng khiêng bàn thờ má qua gửi nhà chú Năm chắc đã để lại nhiều cảm xúc cho độc giả.

Chị Chiến tuy là con gái, nhưng tính cách lại vô cùng mạnh mẽ và quyết đoán, cô đã thay ba má gánh vác trách nhiệm nặng nề trên vai nuôi nấng hai đứa em nên người. Và hơn cả, khi thời cơ đến, cô một long quyết tâm xung phong lên đường tòng quân đánh giặc. Tuy nhiên, trước khi đi, cô đã lo chu toàn mọi việc trong gia đình, từ việc nhà cửa, ruộng vườn, đất đai và cả bàn thờ của ba má. Cô còn nhắc Việt viết thư báo tin cho chị nuôi đã lấy chồng ở xa, xong xuôi đâu đó cô mới yên tâm lo việc nước. Chị Chiến đúng là chuẩn câu “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

Còn Việt mặc dù còn mấy tháng nữa mới đủ mười tám tuổi nhưng cậu cũng đã thấm nhuần tư tưởng của Đảng và Cách mạng, cũng một lòng viết đơn xin nhập ngũ để có thể khoác trên vai khẩu súng cùng với trách nhiệm cao cả là bảo vệ non sông, đất nước. Thậm chí dù cho mang trên mình vết thương nặng nề, nhưng cậu quyết không bỏ cuộc, luôn hướng về phía trước cùng với cây súng, và niềm tin vào các đồng đội, đồng chí.

Có thể dễ dàng nhận thấy vì Chiến là chị cả nên có phần chững chạc hơn, thấu đáo hơn Việt, điển hình là trong khi cô hỏi ý kiến của cậu về việc lo nhà cửa, đất đai ruộng vườn thì Việt chỉ cười khì khì và không mấy để tâm, mặc cho chị Chiến quyết định tất cả. Trước ngày lên đường nhập ngũ, Chiến còn vô tư nô đùa bắt đom đóm rồi ngủ quên lúc nào không hay.

Qua tác phẩm “Những đứa trẻ trong gia đình” chúng ta có thể thấy được nhân vật Chiến và Việt như là đại diện cho những thế hệ thanh niên trẻ tuổi miền Nam luôn một lòng hướng về nền độc lập, tự do của dân tộc, họ sẵn sàng cống hiến hết cả tuổi xuân, cả xương máu của mình. Chúng ta cần phải đời đời ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước, bởi nhờ có những người anh hùng ấy, mới có chúng ta của ngày hôm nay.

Chia sẻ sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Chiến

Mời các em cùng khám phá thêm một số sơ đồ tư duy phân tích chị Chiến hay, sáng tạo nhất để có thể hiểu thật rõ cách phân tích đề văn này nha.

phan tich nhan vat chien 3 jpg

Sơ đồ phân tích chị Chiến chi tiết nhất, sáng tạo nhất.

phan tich nhan vat chien 4 jpg

Sơ đồ tư duy dàn ý phân tích nhân vật chị Chiến đủ ý, đạt điểm cao nhất.

Trên đây, freetuts.net đã hướng dẫn cách lập dàn ý phân tích nhân vật Chiến ngắn gọn, chi tiết nhất và chia sẻ thêm các bài văn mẫu siêu hay, siêu ấn tượng để giúp các em học sinh lớp 12 có thể tự tin hơn với đề tập làm văn này.

Đừng quên theo dõi chuyên mục Văn học của chúng tôi nhé, vì các bài học bổ ích sẽ được cập nhật mới mỗi ngày.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top