- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4) Ngữ Văn 8 tập 1, sách Chân trời sáng tạo cực chi tiết bằng việc ôn tập kiến thức kèm hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4) - Sắc thái của tiếng cười (Truyện cười) sách Ngữ Văn 8, tập 1 - Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em học sinh vừa ôn tập lại kiến thức vừa dễ dàng hoàn thành các câu hỏi đề ra. Chi tiết cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của freetuts nhé.
Ôn tập kiến thức Tri thức ngữ văn
Soạn bài thực hành tiếng Việt bài 4 - trang 86 Ngư Văn 8 - Chân trời sáng tạo.
Cùng ôn tập lại kiến thức tiếng Việt quan trọng đã học trong bài số 4 này nhé.
Định nghĩa Truyện cười
Truyện cười là thể loại tự sự dân gian có những yếu tố gây cười với mục đích giải trí hoặc phê phán, châm biếm những thói hư, tật xấu, đây cũng là đại diện cho sự lạc quan, sắc sảo, thông minh của các tác giả dân gian.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Có hai loại nhân vật thường xuất hiện trong truyện cười đó chính là nhân vật đại diện cho thói xấu và nhân vật tích cực luôn dùng trí thông minh để vạch trần, chế diễu kẻ xấu.
Nghĩa tường minh và hàm ẩn trong câu
- Nghĩa tường minh: Là phần nghĩa được thể hiện trực tiếp thông qua từ ngữ trong câu, là nghĩa mà người đọc nhìn vào có thể nhận ra liền được.
- Nghĩa hàm ẩn: Là nghĩa không được thể hiện bằng từ ngữ trực tiếp trong câu mà chúng ta phải dựa vào bối cảnh, câu chữ để suy luận ra.
Tìm hiểu chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương
- Từ ngữ toàn dân: Là những từ ngữ được sử dụng thông dụng trong toàn dân và ai cũng biết ý nghĩa của nó.
- Từ ngữ địa phương: Là những từ ngữ chỉ được sử dụng ở một vùng miền nhất định.
Tại đây, chúng tôi cũng chia sẻ nội dung soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 3) - Từ Hán Việt, Ngữ Văn 8, nếu bạn quan tâm tới bài học này thì cùng tìm hiểu ngay nha.
Trả lời câu hỏi thực hành tiếng Việt bài 4
Sai khi ôn tập kiến thức, cùng freetuts đi tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trong trang 79, sgk Ngữ Văn 8 tập 1 - Chân trời mới để hiểu rõ hơn về bài học số 4 này nhé.
Câu 1: Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong cách trường hợp sau đây:
a.
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Khoe của)
b. Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?
(Truyện cười dân gian, Con rắn vuông)
Trả lời:
a. Nghĩa tường minh: Người đàn ông hỏi có ai thấy con lợn cưới bị mất của mình chạy qua đây không, ông kia trả lời rằng kể từ lúc ông này mặc chiếc áo mới mua tới nay thì không có con lợn nào chạy qua hết.
Nghĩa hàm ẩn: Một ông khoe cái áo mới, một ông thì khoe con lợn cưới.
b. Nghĩa tường minh: Thể hiện kích thước của một con rắn có chiều dài 20 thước, chiều ngang 20 thước.
Nghĩa hàm ẩn: Người vợ châm biếm, đả kích thói hay khoác loác vì chẳng có con rắn nào hình vuông cả.
Câu 2: Đọc lại truyện Vắt cổ chày ra nước và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu nói: “Thế thì tao cho mượn cái này!” của người chủ nhà. Nghĩa hàm ẩn này được thể hiện trong câu nói nào sau đó?
b. Người đầy tớ thực sự muốn nói gì qua câu: “Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!”?
c. Sau khi đọc xong truyện cười này, em hiểu thế nào về thành ngữ Vắt cổ chày ra nước? Đặt câu có sử dụng thành ngữ này.
Trả lời:
a. Nghĩa hàm ẩn trong câu nói của người chủ nhà đó chính là thể hiện sự ki bo, keo kiệt không muốn cho người đầy tớ mấy đồng tiền lẻ để uống nước khi đi đường.
b. Qua câu nói đó, người đầy tớ muốn nói rằng ông chủ quá keo kiệt hà tiện.
c. Thành ngữ vắt cổ chày ra nước muốn chỉ những người có tính tình kẹt xỉn, keo kiệt.
Câu 3: Đọc truyện cười “Văn hay” trong mục “Đọc mở rộng” theo thể loại và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Câu nói của người vợ: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?” có nghĩa hàm ẩn gì?
b. Thầy đồ có hiểu đúng câu nói của vợ mình hay không? Dựa vào đâu mà em biết điều đó.
c. Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/người đọc suy ra có phải lúc nào cũng trùng nhau không? Vì sao?
Trả lời:
a. Nghĩa hàm ẩn mà người vợ muốn nói tới là ý chê ông thầy đồ viết chữ quá xấu.
b. Thực tế, ông thầy đồ hoàn toàn không hiểu ý vợ mình đang chê bai mình, chúng ta có thể nhận ra điều này vì sau câu nói của người vợ ông còn cảm thấy rất đắc chí và cho là vợ đang khen mình có ý văn dồi dào nên cần giấy khổ to mới viết đủ.
c. Theo em thì nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra không hẳn lúc nào cũng trùng với nghĩa hàm ẩn mà người đọc suy nghĩ được vì thực tế mỗi người sẽ có mỗi suy nghĩ khác nhau nên nhiều khi sẽ hiểu theo ý khác.
Câu 4: Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó.
Trả lời:
Có một ông thầy đồ nọ đang dạy học thêm ở nhà kia, một ngày nọ, đột nhiên vợ chủ nhà lăn ra chết, ông chủ nhà bèn nhờ thầy đồ viết một bài văn tế, ông thầy đồ vốn chẳng hay chữ còn lười biếng nên đã lấy ngay bài văn lần trước dùng để tế bố mình và đưa cho chủ nhà.
Khi đọc to thì dân làng xung quanh cười ầm ĩ, chủ nhà bèn trách thầy đồ “Sao thầy lại nhầm lẫn như vậy?”
Thầy đồ trừng mắt cãi “Văn tôi viết sao mà nhầm được! Có mà người nhà anh chết nhầm thì có!”
Qua truyện cười này, tác giả muốn nói rằng ông thầy đó vốn không phải là người giỏi dang gì mà lại còn lười biếng, kèm khôn lỏi nên mới gây ra cớ sự như vậy.
Câu 5: Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu đạt giá trị của tác phẩm?
a. Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)
b. Khoai sắn tình quê rất thiệt thà! (Tố Hữu, Nhớ đồng)
c. Thò tay mà bứt cọng ngò
thương em đứt ruột giả đò ngó lơ
(Ca dao)
Trả lời:
a. Từ “nom” thường được dùng phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ với ý nghĩa là “trông”, “nhìn”, tác dụng của nó thể hiện sự phong phú của từ ngữ các vùng miền và đem lại điểm nhấn cho câu truyện.
b. Từ “thiệt thà” thường được dùng phổ biến ở miền Trung, nó có nghĩa là “thật thà”. sử dụng từ ngữ này thể hiện được đặc trưng vùng miền.
c. Từ “giả đò” thường được dùng ở miền Nam, có nghĩa là “giả vờ”, việc sử dụng từ ngữ này tạo cảm giác thân thiện vừa bộc lộ sắc thái của người nói.
Câu 6: Viết một đoạn hội thoại (khoảng ba đến bốn câu) trong đó có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương nơi em sống.
Trả lời:
Trong một buổi sinh hoạt lớp cô giáo và học sinh đã có cuộc trò chuyện với nhau:
- Cô giáo: Như các em đã biết vừa qua cơn bão Yagi đã đổ bộ vào nước ta gây thiệt hại nghiêm trọng cho miền Bắc, chính vì vậy hôm nay cô mong muốn cả lớp mình sẽ tham gia quyên góp ủng hộ cho đồng bào miền Bắc nhé.
- Học sinh: Thưa cô, chúng em đồng ý, nhưng chúng em là học sinh nên “nỏ” có nhiều tiền để quyên góp ạ!
- Cô giáo: Các em đừng lo lắng, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, mỗi bạn một ít thì nhiều bạn sẽ được nhiều hơn nè.
Chú thích:
Từ địa phương: “nỏ” có nghĩa là “không”.
Câu có nghĩa hàm ẩn: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Ngoài ra, nếu bạn muốn biết hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 - Văn bản thông tin cực chi tiết và ngắn gọn thì đừng bỏ qua bài viết được chia sẻ tại đây nha.
Trên đây, freetuts đã giúp các bạn học sinh soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4) cực đầy đủ và ngắn gọn, hy vọng các em học sinh có thể hoàn thành tốt phần thực hành này.
Hẹn gặp lại các bạn học sinh trong những bài viết tiếp theo của chuyên mục Văn học để tìm đọc thêm nhiều bài soạn văn ý nghĩa khác nhé.