Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày
Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày đầy đủ nhất bằng cách trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1, trang 80,81 và 82.
Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày là phần chuẩn bị quan trọng trước khi chính thức bước vào bài học này trong chương trình Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 1. Nhờ có việc soạn bài sẽ giúp các bạn học sinh hiểu và nắm rõ được nội dung của bài học.
Cùng freetuts đi sâu tìm hiểu về bài soạn Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày bằng cách trả lời các câu hỏi trong SGK nhé.
Phần 1 - Chuẩn bị đọc
Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày.
Câu hỏi: Theo em, thế nào là keo kiệt?
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Trả lời:
Theo em, keo kiệt là việc ki bo, kẹt xỉn, tính toán quá mức đối với người khác và cả bản thân mình.
Tại đây, chúng tôi còn hướng dẫn soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo đây đủ, ngắn gọn, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thì đừng bỏ qua nha.
Phần 2 - Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 - Suy luận: Câu trả lời “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống?” thể hiện nét tính cách gì của người chủ nhà?
Trả lời:
Câu nói đó thể hiện sự tính toán chi li, keo kiệt và bủn xỉn của người chủ nhà với kẻ tôi tớ. hắn vì không muốn mất vài đồng bạc lẻ mà khước từ đề nghị của người khác và thậm chí còn đưa ra những cách làm oái ăm nhất.
Câu 2 - Dự đoán: Vì sao lời giải thích của nhân vật ông hà tiện lại gây bất ngờ đối với người đọc?
Trả lời:
Lời giải thích này gây bất ngờ với người đọc là vì ông ta quá keo kiệt tới mức mặc dù chân đã rớm máu những không cảm thấy lo lắng mà ngược lại lại cảm thấy vui mừng vì không làm hỏng đôi giày. Ông ta coi trọng vật chất hơn cả tính mạng, sức khỏe của mình.
Phần 3 - Suy ngẫm và phản hồi
Ngay bên dưới đây là những câu trả lời mà freetuts đã đưa ra cho các câu hỏi trong SGK Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1, trang 81,82, các em học sinh cùng tham khảo thêm nhé.
Câu 1: Xác định đề tài của hai truyện trên, theo em nhan đề “Vắt cổ chày ra nước” và “May không đi giày” có thể hiện được nội dung của mỗi truyện không? Vì sao?
Trả lời:
Hai câu truyện “Vắt cổ chày ra nước” và “May không đi giày” đều chung một đề tài đó chính là vừa phê phán, vừa châm biếm những người có lối sống keo kiệt, hà tiện với người khác và cả với chính bản thân của mình.
Theo em thì cả hai nhan đề đều thể hiện được nội dung của mỗi truyện bởi tên của 2 truyện này đề là những nội dung, sự kiện chính xảy ra trong mỗi truyện.
Câu 2: Em có nhận xét gì về bối cảnh của hai truyện cười trên?
Trả lời:
Bối cảnh của truyện cười “Vắt cổ chày ra nước” là khi chủ nhà sai người đầy tớ về quê có việc và người này đã xin mấy đồng tiền lẻ để uống nước dọc đường”.
Bối cảnh của truyện cười “May không đi giày” diễn ra khi một ông có tính hà tiện đi chợ và vô tình vấp phải hòn đá dẫn đến chân bị chảy máu.
Có thể thấy hai bối cảnh này không được miêu quả quá tỉ mỉ nhưng lại rất quen thuộc và gần gũi với chúng ta.
Câu 3: Các nhân vật trong hai truyện trên thuộc loại nhân vật nào của truyện cười?
Cả hai nhân vật chính trong truyện đều thuộc loại nhân vật thứ nhất - là những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội thể hiện sự keo kiệt. Đây là lớp nhân vật rất quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong các truyện cười gian gian.
Câu 4: Chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau trong thủ pháp gây cười của hai truyện “Vắt cổ chày ra nước” và “May không đi giày”
Thủ pháp |
Điểm giống nhau |
Điểm khác nhau |
|
Vắt cổ chày ra nước |
May không đi giày |
||
1. Tạo tình huống trào phúng |
Đều tạo ra tiếng cười từ sự keo kiệt của các nhân vật chính, bối cảnh quen thuộc, gần gũi |
Keo kiệt, bủn xỉn và tính toán với người khác (Chủ nhà với người làm) |
Keo kiệt với cả chính bản thân của mình. |
2. Sử dụng các biện pháp tu từ |
Biện pháp tu từ được sử dụng trong cả hai truyện đề là: Lối nói chơi chữ, khoa trương |
Câu 5: Câu nói: “Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!” của nhân vật người đầy tớ trong truyện Vắt cổ chày ra nước và câu nói: “... may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật ông hà tiện trong truyện hay không đi giày đóng vai trò quan trọng vừa là tình tiết gây cười vừa là tính tiết thể hiện được chủ đề chính của 2 truyện trên là sự keo kiệt, bủn xỉn của cả hai người đàn ông, một kẻ là keo kiệt với đầy tớ, một kẻ thì keo kiệt với chính bản thân mình.
Câu 6: Theo em, tác giả dân gian sang tạo các câu chuyện trên với mục đích gì? Nhận xét về cách hìn cuộc sống, con người của các tác giả dân gian thông qua các truyện cười này.
Trả lời: Theo em, tác giả dân gian đã sáng tác ra những truyện trên với mục đích phê phán. châm biếm những người có tính tình keo kiệt, vừa đem lại tiếng cười vui vẻ cho mọi người.
Và qua đây, có thể thấy tác giả là một người vui vẻ, tích cực nhưng lại rất thâm thúy khi không chê bai, nói xấu người khác mà thể hiện nó thông qua những mẩu truyện cười tuy có vẻ hài hước nhưng lại mâng hàm ý vô cùng sâu sắc.
Câu 7: Viết một đoạn văn (Khoảng năm đến bảy câu) trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm.
Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa “keo kiệt” và “tiết kiệm”, thực tế hai khái niệm này mang hàm ý hoàn toàn khác nhau. Keo kiệt là chỉ việc một người tiết kiệm quá mức mặc dù nó không cần thiết, có thể keo kiệt với người khác hay là keo kiệt với cả chính mình. Còn tiết kiệm là việc sử dụng tài nguyên một cách có tính toán, có chừng mực và mục đích rõ ràng. Việc tiết kiệm sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc sử dụng tiền bạc, thời gian đúng mục đích từ đó đem lại nền tảng vững chắc cho tương lai, còn người keo kiệt sẽ chỉ nhận lại sự lẻ loi vì họ luôn tính toán một cách thái quá, dẫn đến tự tách biệt mình với xã hội, với mọi người xung quanh. Các bạn hãy phân biệt rõ keo kiệt và tiết kiệm để có một hướng đi đúng cho bản thân nhé.
Nếu bạn đang tìm kiếm hướng dẫn soạn bài Cái chúc thư, Ngữ Văn 8, tập 1 Chân trời sáng tạo thì hãy truy cập tại đây nha.
Qua bài viết trên, freetuts.net đã giúp các em soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày một cách ngắn gọn, chính xác và vô cùng dễ hiểu, hy vọng các em học sinh sẽ chuẩn bị bài thật tốt và có những tiết học thú vị.
Đừng bỏ qua chuyên mục Văn học của chúng tôi nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều bài soạn văn hay khác trong chương trình Ngữ Văn nhé.