- Soạn bài Cái chúc thư
Soạn bài Cái chúc thư, Ngữ Văn 8, tập 1 Chân trời sáng tạo hay đầy đủ nhất với việc tìm hiểu bố cục và câu trả lời cho các câu hỏi trong SGK.
Soạn bài Cái chúc thư, sách Ngữ Văn 8, tập 1 - Chân trời sáng tạo sẽ giúp các bạn học sinh vừa tìm hiểu được bố cục của truyện hài kịch này, vừa trả lời được những câu hỏi trong sách giáo khoa để giúp việc chuẩn bị bài ở nhà được tốt hơn.
Nội dung chi tiết hãy tham khảo ngay trong bài viết được chia sẻ dưới đây của freetuts nhé.
Tìm hiểu chung bài Cái chúc thư
Soạn bài Cái chúc thư - Vũ Đình Long.
Cùng tìm hiểu đôi nét về tác phẩm hài kịch “Cái chúc thư” nhé.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Nguồn gốc xuất xứ
Vở hài kịch “Cái chúc thư” được trích từ tác phẩm “Gia tài” của tác giả Vũ Đình Long phóng tác từ năm 1958 dựa trên vở hài kịch Lesgataire Universel cửa Regnard)
Tóm tắt Cái chúc thư
Văn bản kể về việc cụ Di Lung vốn lâm bệnh nặng sắp không qua khỏi mà gia tài khổng lồ của cụ chưa biết sẽ cho ai thừa hưởng. Cùng lúc đó, Hy Lạc, Khiết và Lý bàn nhau đóng giả làm cụ Di lung mời công chứng đến để lập chúc thư giả, trong đó Khiết se cải trong làm ông DI Lung để qua mặt người công chứng viên.
Bố cục Cái chúc thư
Tác phẩm được chia làm hai phần như sau:
- Phần 1: Từ đầu cho đến “làm việc ám muội này”, nội dung kể về việc Hy Lạc, Khiết và Lý chuẩn bị màn kịch đánh lừa công chứng viên.
- Phần 2: Đoạn còn lại, nội dung kể về tình tiết diễn ra khi Khiết giả vờ làm cụ Di Lung và thành công lừa người công chứng viên.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nội dung soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục đầy đủ, ngắn gọn nhất thì cùng tìm hiểu trong bài viết được chia sẻ tại đây nha.
Trả lời câu hỏi bài Cái chúc thư trong sách giáo khoa văn lớp 8
Cùng freetuts đi tìm những câu trả lời chính xác nhất, đầy đủ nhất cho các câu hỏi trong trang 111, 112 SGK Ngữ Văn 8, tập 1 - Chân trời sáng tạo nhé.
Phần Chuẩn bị đọc
Câu hỏi: Các bản chúc thư thường có nội dung, mục đích thế nào và thường do ai lập? Điều gì bảo đảm cho một bản chúc thư có giá trị?
Trả lời:
Các bản chúc thư thường có nội dung, mục đích là để lời di nguyện, lời dặn dò về việc phân chia tài sản của một người trước khi qua đời. Điều giúp cho bản chúc thư có giá trị đó chính là có chữ ký của người lập trong trạng thái tinh thần minh mẫn, có người làm chứng.
Phần trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 - Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật khi họ tham dự vào màn kịch làm chúc thư mạo danh này?
Trả lời:
Việc làm giả chúc thư bị pháp luật ngăn cấm nên nếu họ làm giả chúc thư sẽ có khả năng bị phát hiện và có thể bị bắt đi tù vì hành vi trái pháp luật này.
Câu 2 - Suy luận: Ở lớp kịch thứ III và thứ IV, khi sắp thực hiện mưu kế đã vạch sẵn, tâm trạng của Hy Lạc, Khiết, Lý có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau ấy?
Trả lời:
Ở lớp kịch thứ III và IV này, tâm trạng của Hy Lạc và Khiết, Lý hoàn toàn khác nhau:
- Hy Lạc thì hào hứng vì sắp được thừa hưởng tài sản và lấy người mình yêu
- Khiết thì lại run và lo sợ, vì hắn là người ký tên, nếu bị bắt thì hắn se mang trọng tội vì mình là người giả mạo.
Câu 4 - Theo dõi: Từng nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý hiện ra trong màn kịch với nét tính cách như thế nào?
Trả lời:
- Hy Lạc: Là một người cháu vô cùng tham lam, bất chấp thủ đoạn để có thể dành phần thừ kế tài sản của bác mình.
- Khiết: Cũng là người ham vật chất nhưng hắn ta vẫn còn biết lo sợ.
- Lý: Là một kẻ khôn ranh nhất, biết lợi dụng người khác cho mình hưởng lợi mà lại chẳng mang tiếng xấu gì cả.
Phẩn suy ngẫm và phản hồi
Câu 1: Nêu một số biểu hiện cụ thể của hành động kịch trong văn bản. Có thể sử dụng mẫu bảng sau (làm vào vở):
Nhân vật |
Hành động kịch qua lời đối thoại |
Hành động kịch qua lời độc thoại |
Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi |
Hy Lạc |
- Chẳng quên Khiết vì đã giúp hắn làm việc trái pháp luật này. - Nói Trời Phật chứng cho vì tình yêu mà hắn mới làm vậy. - Cố tình ở cạnh Khiết để xem xét hành động của hắn. - Khi nghe Khiết sẽ để lại gia tài cho thì giả vờ buồn. |
- Tỏ ra giận dữ và chửi thầm vì Khiết tự ý để lại tiền cho mình. - Hăn muốn biết Khiết đang muốn gì? |
- Chửi thầm, tức giận, bất ngờ, vui mừng. |
Khiết |
- Lo sợ bị phát hiện nhưng vẫn quyết định làm theo. - Cho Hy Lạc và Lý ở lại bên cạnh vì sợ bị phát hiện. - Đóng giả người bác và muốn chết một cách tiết kiệm nhất. - Hắn tự ý để lại một phần tiền cho mình |
Không có độc thoại |
Vui mừng |
Lý |
- Nhiệt tình giúp Khiết đóng giả người bác. - Muốn ở lại để theo dõi xem Khiết đóng giả ra sao. - Vui mừng khi nghe tin được để lại cho 200 ngàn đồng. |
- Hắn sợ Khiết sẽ quên phần của mình. - Tỏ ra vui mừng vì việc đóng giả đa thành công |
- Bất ngờ, vui mừng. |
Câu 2: Phân tích một số điểm tương đồng và khác biệt trong tính cách của các nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý.
Trả lời:
Điểm tương đồng: Cả ba người đều là những kẻ hám tiền, tham lam, bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích.
Điểm khác biệt:
- Hy Lạc: Một kẻ không biết tính toán nên khi biết Khiết tự ý trực lợi, để lại tài sản cho mình thì tức tối nhưng đành chấp nhận.
- Khiết: Có vẻ lo lắng, sợ sệt nhưng vẫn quyết định làm liều, hắn còn rất khôn khi biết lợi dụng để lại tài sản cho mình.
- Lý: Một kẻ ranh ma nhất, chỉ ngồi không không làm gì cũng được lợi.
Câu 3: Tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì qua văn bản trên? Căn cứ vào đâu để xác định như vậy?
Trả lời:
Tác giả muốn phê phán, lên án hành động sai trái của những người vì hám tiền của mà bất chấp tất cả mọi thủ đoạn để đạt được mục đích.
Câu 4: Phân tích thủ pháp trào phúng mà em cho là đặc sắc trong văn bản.
Trả lời:
Thủ pháp trào phúng mà theo em nghĩ là đặc sắc nhất trong văn bản này là:
- Khiết mặc dù biết sợ nhưng vì tiền mà bất chấp.
- Hy Lạc mặc dù vui vì làm giả chúc thư thành công nhưng lại bị Khiết chơi một vố nên tức tối.
- Giọng văn hết sức mỉa mai và có sử dụng biện pháp cường điệu.
Câu 5: Cho biết ý kiến của em về một trong hai nhận định dưới đây:
a. Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn luôn có mặt trong các Lớp kịch III, IV, V, VI.
b. “Cái chúc thư” cũng là một nhân vật văn học có nhiều ý nghĩa.
Trả lời:
Theo em nhận định a là đúng, vì mặc dù cụ Dì Lung không xuất hiện trực tiếp trong lớp kịch nhưng cụ luôn được nhắc tới vì tên Khiết đang đóng giả làm cụ.
Câu 6: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Cái chúc thư là hài kịch?
Trả lời:
Dấu hiệu giúp e nhận ra văn bản “Cái chúc thư” là hài kịch đó là:
- Dựa trên hành động kịch của ba nhan vật Hy Lạc, Khiết, Lý.
- Qua những lời đối thoại, độc thoại nội tâm của các nhân vật.
Câu 7: Cùng với ba bạn trong lớp, em hãy nhập vai và thể hiện lời thoại của một trong bốn nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý, Thận Trọng.
Trả lời:
Để nhập vai tốt, các em cần học thuộc lời thoại của mình và sử dụng đúng ngữ điệu để cho vở kịch được hay hơn nhé.
Ngoài ra, chúng tôi cũng chia sẻ thêm nội dung soạn bài Lối sống đơn giản - Xu thế của thế kỉ XXI, nếu bạn có nhu cầu thì cùng tìm hiểu nhé!
Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ nội dung soạn bài Cái chúc thư chi tiết và đầy đủ nhất bao gồm bố cục văn bản cũng như tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong SGK, hy vọng bài viết này sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị bài học tốt hơn.
Hẹn gặp lại trong các bài viết khác của chuyên mục Văn học để tìm hiểu thêm các bài soạn văn khác trong chương trình Ngữ Văn nhé.