- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) để nắm được quy trình viết bài và tham khảo bài văn mẫu.
Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật), Ngữ Văn 8, tập 1 (Kết nối tri thức) sẽ giúp các em học sinh có thể nắm bắt được cách viết một bài văn phân tích tác phẩm văn học hoàn chỉnh và tham khảo thêm một số bài văn mẫu hay. Nội dung chi tiết hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của freetuts nhé!
Yêu cầu bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
Tìm hiểu về nội dung soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật).
Một bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
- Phải giới thiệu được khái quát về tác giả, tác phẩm như là tên bài thơ, thể loại, nhan đề, năm sáng tác, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử tác giả,...
- Đưa ra được ý kiến đánh giá chung của bạn về bài thơ được phân tích.
- Nêu được nội dung, chủ đề của bài thơ.
- Đưa ra được những nhận xét về các đặc điểm, hình thức nghệ thuật của bài thơ.
- Nhận định được vai trò, ý nghĩa của bài thơ.
Tại đây, chúng tôi cũng chia sẻ thêm thông tin về nội dung soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, Văn 8, KNTT, nếu bạn muốn tìm hiểu thì đừng bỏ qua nhé!
Phân tích bài viết tham khảo trang 48,49 SGK Văn 8, Kết nối tri thức
Bài viết “Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương”
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Phần mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu khái quát giá trị của bài thơ “Thương vợ”:
- Tác giả: trần Tế Xương (Tú Xương), một cây bút trào phúng xuất sắc nhất, tác giả có nhiều cách tân táo bạo.
- Tác phẩm “Thương vợ” thuộc thể loại thơ Nôm Đường luật.
- Đây là một trong những bài thơ Nôm nổi tiếng nhất của Tú Xương.
Phần thân bài:
Giới thiệu đề tài, thể thơ bài “Thương vợ”:
- Đề tài: Tam tư, tình cảm dành cho người vợ chịu thương, chịu khó của Tú Xương.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ “Thương vợ”:
- Giới thiệu về người vợ của Tú Xương.
- Thể hiện tình cảm yêu thương và bày tỏ lòng biết ơn, cảm phục người vợ của Tú Xương.
- Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những người vợ, người mẹ Việt Nam.
Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật bài thơ “Thương vợ”:
- Sư dụng linh hoạt, điêu luyện các yếu tố của thơ Nôm Đường luật.
- Hòa phối thanh điệu, kết cấu chặt chẽ, hàm súc…
- Có những cách tân độc đáo.
Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ:
- Đại diện cho giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ Tú Xương.
- Đề tài gần gũi với cuộc sống đười thường, từ đó đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn.
Các bước viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
Nếu các bạn học sinh muốn viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) hoàn chỉnh thì hãy thực hiện theo các bước mà freetuts chia sẻ dưới đây nhé:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Trước tiên, các bạn phải lựa chọn tác phẩm văn học, bài thơ để phân tích:
- Chọn những bài thơ tuân thủ yêu cầu là thuộc thể thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Nên chọn những bài thơ em đã được học hoặc đã đọc và hiểu để có thể phân tích dễ dàng hơn.
Bước 2: Tìm ý
Đọc kỹ lại bài thơ sẽ phân tích và tìm hiểu những ý cơ bản sau:
- Tìm hiểu thông tin cơ bản về bài thơ như năm sáng tác, hoàn cảnh sáng tác,...
- Xác định tác giả bài thơ và tìm hiểu một số thông tin liên quan như năm sinh, năm mất, có thành tựu nổi bật nào không,...
- Xác định nhan đề, bố cục, đề tài của bài thơ.
- Tìm hiểu nội dung chính từng phần của bài thơ.
- Tìm hiểu về những đặc điểm nổi bật trong nội dung, hình thức nghệ thuật của bài thơ.
Bước 3: Lên dàn ý
Dựa vào những ý đã tìm được ở trong bước 2 để chuẩn bị lên một dàn ý chi tiết với bố cục như sau:
Phần mở bài:
- Giới thiệu về bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, năm sáng tác.
- Giới thiệu về tác giả bao gồm có tiểu sử, sự nghiệp,...
- Đưa ra ý kiến đánh giá chung của bạn về bài thơ này.
Phần thân bài:
- Phân tích nội dung của bài thơ.
- Phân tích củ đề của bài thơ.
- Phân tích những đặc điểm nổi bật về nội dung, về hình thức nghệ thuật của bài thơ (về biện pháp tu từ, cấu trúc, từ ngữ,...)
Phần kết bài:
Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ và nói lên suy nghĩ, cảm xúc của bạn.
Bước 3: Viết bài văn hoàn chỉnh
Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn hoản chỉnh và lưu ý một số điều sau:
- Tuân thủ thứ tự của dàn ý để có thể viết bài một cách logic.
- Nên đưa ra các dẫn chứng có trong bài thơ để tăng tính xác thực,
- Ưu tiên sử dụng các từ ngữ có tính liên kết để mạch văn được trôi chảy.
Bước 4: Đọc lại và chỉnh sửa bài viết
Sau khi đã hoàn thành bài viết, bạn cần đọc đi đọc lại một vài lần để có thể kiểm tra nội dung, lỗi chính tả để có thể chỉnh sửa kịp thời.
Bài văn mẫu phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng, cây đại thụ lớn có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà. Và một tong những tác phẩm tiêu biểu đã làm nên tên tuổi cho bà đó chính là bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Tác phẩm này được viết khi bà đi vào Huế nhận chức “Cung Trung giáo tập” và có dừng chân tại đèo Ngang. Bài thơ này thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật và chứa đựng nhiều nội dung, giá trị vop cùng ý nghĩa.
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Chỉ với hai câu thơ đầu, người đọc có thể hình dung được khung cảnh thiên nhiên tại Đèo Ngang khi xế tà, khi mặt trời dần buông xuống, vạn vật cũng tới lúc nghỉ ngơi sau một ngày dài mệt mỏi. Có lẽ chính vì điều này đã làm cho sự hoang sơ nơi đây trở nên buồn hơn bao giờ hết, phải chăng cũng như tâm trạng của tác giả lúc bấy giờ. Tuy nhiên, trong sự hoang sơ, buồn tẻ ấy, chúng ta vẫn thấy được một sự sống mãnh liệt khi cỏ cây “chen” với đá để đâm chồi, nảy lộc và tỏa những bông hoa ngát hương cho đời.
Trong hai câu thơ tiếp theo, chúng ta đã thấy ựu xuất hiện của con người:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
Có thể thấy được giữa không gian thiên nhiên rừng núi mênh mông, con người xuất hiện với dáng vẻ “lom khom” hay một vài căn nhà “lác đác” bên sông, đây chính là điểm nhấn giữa núi đồi rộng lớn.
“Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Vâng, cuối cùng giữa khoảnh khắc ấy, tác giả đã mượn hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” là chim đỗ quyên và chim đa đa để nói lên tâm tư, tình cảm của mình lúc này, đó chính là nỗi niềm “nhớ nước, thương nhà”. Việc sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong bốn câu thơ trên càng làm nổi bật hơn nội dung, chủ đề chính, từ đó giúp cho độc giả có thể cảm nhận được bài thơ một cách sâu sắc hơn bao giờ hết.
“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mình tình riêng ta với ta”.
Tuy nhiên giờ đây, khi tâm trạng là thế, nhưng cũng chỉ có một mình tác giả cô đơn giữa không gian hiu quạnh ấy. Việc sử dụng điệp âm cùng với sự đối lập giữa “trời, non, nước” với “ta với ta” càng khiến cho sự cô đơn được đẩy lên đỉnh điểm.
Qua đèo Ngang không hổ danh là một trong những tác phẩm mang đậm dấu ấn và giúp cho tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan trở nên nổi tiếng lẫy lừng. Và bên cạnh đó nó còn chứa đựng thông điệp vô cùng ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước và nỗi nhớ nhà sâu sắc.
Nếu bạn đang tìm kiếm thêm thông tin về nội dung soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2, trang 55 Ngữ Văn 8, tập 1 (Kết nối tri thức) ngắn gọn nhất thì hãy truy cập tại đây nha.
Trên đây freetuts.net đã hướng dẫn soạn bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) trong chương trình Ngữ Văn 8, tập 1 sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết nhất. Hy vọng các bạn học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với bài viết này.
Đừng quên ghé thăm chuyên mục Văn học của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều bài soạn văn hay cùng các kiến thức Ngữ Văn khác trong chương trình học nhé!