- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đông của học sinh), văn 8 KNTT tập 1 ngắn gọn, dễ hiểu nhất.
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh) Ngữ văn 8, tập 1, Kết nối tri thức sẽ giúp các bạn học sinh biết cách chuẩn bị một bài nói hoàn chỉnh.
Nội dung chi tiết sẽ được freetuts chia sẻ trong bài viết bên dưới đây, cùng tìm hiểu ngay thôi nào!
Quy trình chuẩn bị bài thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ngắn gọn nhất.
Để có thể tiền hành tốt một bài thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi, bạn cần thực hiện theo quy trình dưới đây:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Bước 1: Chuẩn bị trước thảo luận
- Trước khi tiến hành thảo luận, các bạn cần lựa chọn cho nhóm của mình một đề tài phù hợp với tiêu chí đưa ra là vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh), có thể tham khảo một số đề tài đã giới thiệu trong phần Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) hoặc lựa chọn một số đề tài mới như:Lứa tuổi học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước hay không?, Học sinh có trách nhiệm gì trong vấn đề trật tự an toàn giao thông?
- Sau khi đã chọn lựa được một đê tài, các bạn cần tìm hiểu những thông tin liên quan đến đề tài để có thể tiến hành thảo luận.
- Cử một trưởng nhóm đứng ra có nhiệm vụ sắp xếp buổi thảo luận như sắp xếp thời gian phát biểu của mỗi thành viên, đánh giá ý kiến, tổng kết,...
- Cử một người có nhiệm vụ làm thư ký nhóm để ghi lại những nội dung chính của buổi thảo luận.
Bước 2: Thảo luận nhóm
Khi bước vào buổi thảo luận chính thức, các bạn cần lưu ý mọt số điều sau:
- Tuân thủ định hướng của trưởng nhóm.
- Khi phát biểu thì chú ý chỉ trình bày những ý kiến có liên quan đến đề tài thảo luận, tránh việc lạc đề làm mất thời gian.
- Có thể đưa ra quan điểm cá nhân của bạn với ý kiến của những thành viên khác trong buổi thảo luận.
- Trưởng nhóm, thư ký làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình để có một buổi thảo luận diễn ra suôn sẻ.
Bước 3: Đánh giá
Sau khi tiến hành thảo luận nhóm, các thành viên cần ngồi lại để tiếp tục xem xét về một số vấn đề sau:
- Đề tài thảo luận có ý nghĩa không? nó có tác động gì đến suy nghĩ, nhận thức của bạn không?
- Các ý kiến được thành viên trao đổi đã thực sự tập trung đúng chủ đề chưa?
- Các thành viên tương tác với nhau có
Nếu bạn muốn biết cách soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) ngắn gọn thì hãy truy cập tại đây nha!
Văn mẫu Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
Đề bài: Tiến hành thảo luận để thấy được trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, đất nước, từ đó biết hành động một cách đúng đắn, đề tài “Học sinh có trách nhiệm gì trước vấn đề an toàn giao thông?
Bài viết:
Xin chào thầy cô và các bạn, em tên là…học sinh lớp…trường…, hôm nay em xin thảo tham gia thảo luận về một vấn đề “Học sinh có trách nhiệm gì trước vấn đề an toàn giao thông”.
Hiện nay, vấn đề về an toàn giao thông đã trở thành một mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình trạng mất an toàn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, kéo theo đó là những hệ lụy hết sức nghiêm trọng như nhiều người bị thương vong, tàn tật, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai, nhiều gia đình phải chịu cảnh mất người thân…
Bản thân mỗi học sinh chúng ta đều là một người tham gia giao thông, chinh vì vậy chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho những người xung quanh.
Để nâng cao trách nhiệm khi tham gia giao thông các bạn học sinh cần tìm hiểu và chấp hành đúng luật giao thông, không lạng lách, đánh võng, không điều khiển xe khi chưa đủ tuổi, đi đúng làn đường,...và đặc biệt cũng cần phải tuyên truyền các bạn học khác hay người thân xung quanh cùng nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông để trở thành những người tham gia giao thông văn minh, an toàn.
Trên đây là phần trình bày ý kiến thảo luận của em về việc “Học sinh có trách nhiệm gì trước vấn đề an toàn giao thông?", rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện được ý kiến của mình. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
Như vậy, nội dung soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi, sách Ngữ văn 8, tập 1, Kết nối tri thức của freetuts đã kết thúc tại đây. Hy vọng với những kiến thức này, các bạn học sinh có thể dễ dàng hoành thành bài soạn văn của minh.
Nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm về những bài soạn văn, kiến thức Ngữ văn khác trong chương trình học thì hãy truy cập chuyên mục Văn học của freetuts.net thường xuyên nhé!