KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Viết một văn bản nội quy ở nơi công cộng Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất

Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, hướng dẫn lên dàn ý phân tích Tràng ngắn gọn và chia sẻ thêm các bài văn mẫu chọn lọc hay nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” của Kim Lân là một trong những đề văn hay và thương xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 11. Tuy nhiên, hiện vân còn rất nhiều em chưa biết cách làm sao để có một bài phân tích thật hay và dễ ăn điểm.

Trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn các em cách lên dàn ý cũng như chia sẻ thêm các bài văn mẫu phân tích Tràng độc đáo và ấn tượng nhất nha.

Dàn ý phân tích nhân vật Tràng gắn gọn

phan tich nhan vat trang 1 jpg

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích Tràng trong truyện ngắn “Vợ Nhặt

Dàn ý của bài phân tích Tràng gồm có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài, nội dung cụ thể như sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Mở bài phân tích Tràng

Đối với nội dung phần mở bài, các em cần giới thiệu được những nội dung chính sau:

  • Giới thiệu về nhà văn Kim Lân và tác phẩm truyện ngắn Vợ Nhặt
  • Giới thiệu sơ về nhân vật Tràng

Tùy vào khả năng mà các em có thể chọn mở bài nhân vật Tràng gián tiếp hoặc trực tiếp nhé!

Tham khảo:

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Mở bài Vợ nhặt của Kim Lân được chọn lọc hay nhất 2024

Thân bài phân tích Tràng

Giới thiệu nhân vật Tràng:

  • Tràng là con trai của bà cụ Tứ, một gia đình nghèo khó ở xóm ngụ cư, cha và em gái mất sớm, chỉ có cậu và mẹ cùng nương tựa vào nhau.
  • Cậu kiếm sống qua ngày bằng nghề đẩy xe bò thuê.

Ngoại hình nhân vật Tràng:

  • Dáng người to lớn, vậm vạp, khá là thô kệch.
  • Ăn mặc xoàng xĩnh, hết sức là đơn sơ.
  • Hai con mắt nhỏ tí, trông gà gà.
  • Dáng đi thường chúi đầu về phía trước.

Tính cách của nhân vật Tràng:

  • Tính cách thật thả, có phần hơi ngây ngô.
  • Thân thiện, gần gũi và hay trêu đùa với lũ trẻ trong xóm.
  • Ăn nói thì trống không, có phần cộc lốc.

Phân tích Tràng trong lần thứ nhất gặp Thị:

  • Trong một lần Tràng đẩy xe thóc Liên đoàn lên tỉnh thì buông lời trêu ghẹo mấy cô gái ngồi gần kho thóc, vô tình gặp Thị.
  • Thị vui vẻ đáp lại lời trêu đùa bằng cách ra đẩy xe cho Tràng, cô cũng cười tình tứ với cậu, khiến cậu vô cùng thích thú.

Phân tích Tràng trong lần thứ 2 gặp Thị

  • Lần thứ 2 sau khi trả xong xe thóc, Tràng đang ngồi uống nước thì Thị chủ động tìm tới.
  • Hắn hào phóng mời Thị ăn những bốn bát bánh đúc.
  • Sau đó hắn đùa rằng Thị có muốn về với hắn thì cùng lên xe rồi về, thế mà Thị cũng làm theo thật.

Phân tích tâm trạng Tràng trên đường trở về nhà:

  • Ban đầu Tràng có vẻ hơi “chợn” - e ngại, lo sợ vì ở giai đoạn này, đến thân mình còn không lo xong thì làm sao nuôi được vợ, nhưng sau đó cậu tặc lưỡi mặc kệ’
  • Mặt cậu trông phởn phơ lạ thường, còn tủm tỉm cười một mình, đôi mắt hí sáng lấp lánh.
  • Khi thấy mấy đứa trẻ tính chọc ghẹo Thị, hắn nghiêm mặt, cảnh báo chúng.

Phân tích tâm trạng Tràng khi về đến nhà:

  • Nhanh chóng phân bua cho sự bừa bộn của bản thân là do nhà cửa không có đàn bà.
  • Lo lắng, sốt ruột đi ra đi vào khi đợi mãi không thấy u về.
  • Cậu căng thẳng trình bày với cụ Tứ, rằng mình và Thị lấy nhau do duyên số, nhưng khi thấy mẹ đồng ý thì hết sức vui mừng.

Phân tích nhân vật Tràng sau khi có vợ

  • Sáng hôm sau khi tỉnh dậy cậu nhận ra sự thay đổi của ngôi nhà, bình thường rất bừa bộn nay trở nên sạch sẽ, gọn gàng từ trong nhà ra ngoài ngõ.
  • Chợt nhận ra sự quan trọng của người đàn bà trong gia đình.
  • Hình ảnh lá cờ bay phấp phới cứ hiện lên trong tâm trí cậu như báo hiệu việc sẽ có một sự chuyển biến mới.

Nhận xét về nghệ thuật của truyện:

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo, qua đó bộc lộ rõ nét tâm trạng, tính cách của Tràng.
  • Lời văn mộc mạc, gần gũi khiến người đọc cảm thấy dễ chịu.

Kết bài phân tích Tràng

Ở phần kết bài, các em cần nêu được vai trò của nhân vật tràng với truyện ngắn này và từ đó rút ra suy nghĩ của bản thân với nhân vật này.

Văn mẫu phân tích nhân vật Tràng chọn lọc hay nhất

phan tich nhan vat trang 2 jpg

Chia sẻ một số bài văn mẫu phân tích Tràng hay nhất.

Ngay bên dưới đây, freetuts đã chọn lọc ra các bài văn, đoạn văn mẫu phân tích Tràng trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” hay nhất, mời các em cùng đọc thêm để tìm được cho mình những ý tưởng hay ho nha.

Phân tích nhân vật Tràng hay nhất của học sinh giỏi

Kim Lân là một nhà văn nổi tiếng trong mảng truyện ngắn và chuyên viết về đời sống của những người nông dân trước cách mạng. Ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà rất nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa. Điển hình nhất phải kể đến truyện ngắn “Vợ Nhặt”, thông qua nhân vật Tràng mà ông đã đem đến những tia sáng đầy hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc giữa cái giai đoạn đói nghèo nhất của dân tộc.

Tràng có xuất thân từ một gia đình nghèo khó, cha và em gái cậu mất sớm, hiện Tràng sống với người mẹ già trong một căn nhà lụp xụp trên mảnh vườn nhỏ đầy cỏ dại. Ngày qua ngày, cậu làm nghề đánh xe bò thuê để kiếm sống, cuộc sống của hai mẹ con vốn rất cơ cực và bấp bênh. Tràng được miêu tả là một chàng trai hiền lành, ngoại hình thô kệch, có phần hơi xấu xí với đôi mắt híp nhỏ tí, cậu cũng khá vụng về và ngờ nghệch, có lẽ vì gia cảnh nghèo khó cộng với ngoại hình như vậy nên cậu mãi chưa lấy được vợ.

Trong một lần đánh xe lên kho thóc liên tỉnh, Tràng vô tình gặp mấy cô gái trẻ, bản tính thích vui đùa nên cậu buông lời chọc ghẹo các cô gái rằng:

Muốn ăn cơm trắng mấy giờ này!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”

Cũng nhờ câu nói này, mà cậu vô tình làm quen được Thị, cô nàng lon ton ngồi dậy giúp cậu đẩy xe rồi còn liếc mắt cười tít khiến cho cậu phấn khởi lắm vì trước giờ làm gì có cô gái nào tình tứ với mình như thế này. Bẵng đi mấy hôm sau, trong một lần Tràng đang ngồi uống nước ở đầu chợ, Thị đột ngột xuất hiện, cô nhanh chóng trách móc cậu rằng hẹn xuống rồi chẳng thấy tăm hơi đâu.

Sau khi nhớ ra, Tràng chỉ toét mồm cười rồi mời thị ăn bánh đúc để đền bù, ăn xong cậu cũng chỉ nói bâng quơ rằng “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, thế mà Thị lại về thật khiến cho Tràng có chút lo lắng vì hiện bản thân cậu còn lo chưa xong, nay còn đèo bòng, nhưng rồi cậu chậc lưỡi mặc kệ.

Tâm trạng của Tràng nhanh chóng trở nên vui vẻ, suốt quãng đường về mặt cậu trở nên rạng rỡ, phấn khởi hơn ngày thường, khi thấy mấy đứa nhỏ tính chọc ghẹo Thị, cậu nghiêm mặt khiến chúng không dám ho he. Tràng vui sướng lâng lâng vì không nghĩ mình đã có vợ. Khi về đến nhà, thấy căn nhà bừa bộn, cậu chỉ biết ngượng ngùng nói với Thị rằng do nhà cửa không có tay đàn bà nên nó thế.

Sau đó, Tràng đi ra đi vào lo lắng khi mãi chẳng thấy u về, khi bà cụ Tứ về tới nhà, cậu lật đật chạy ra đón, rồi nhanh chóng trình bày rằng “Nhà tôi mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau…” Khi thấy u gật đầu đồng ý, Tràng mới thở phào nhẹ nhõm.

Tràng vốn cảm thấy vô cùng vui mừng và hạnh phúc vì cậu có nằm mơ cũng không nghĩ rằng mình đã lấy được vợ mà nhất là thời điểm khó khăn nhất lúc này, đây không chỉ là niềm hạnh phúc của riêng cậu mà nó còn là niềm vui của bà cụ Tứ, của những nghười dân xóm ngụ cư nghèo này. Cũng vì thế mà Tràng bỗng cảm thấy yêu thương, gắn bó với ngôi nhà của mình hơn.

Vốn việc lấy vợ là chuyện vô cùng hệ trọng nhất của một đời người, thế mà Tràng nhặt đại cũng được một người vợ đàng hoàng, không vì thế mà cậu coi thường cô mà ngược lại lại rất quan tâm và trân quý Thị. Có lẽ vì cậu vốn đã khát khao có một gia đình hạnh phúc, một người vợ đảm đang từ bấy lâu nay nhưng mặc cảm vì cái nghèo, vì ngoại hình mà mãi chẳng thực hiện được, thế mà nay đùng một cái cậu lại nhặt được vợ.

Có thể thấy diễn biến tâm lý của Tràng được xây dựng vô cùng hợp lý, ban đầu là sự ngỡ ngàng vì chuyện khó tin này, rồi sau đó chuyển sang lo lắng, lo lắng về tương lai sẽ ra sao, cuộc sống sẽ như thế nào nhưng rồi sau cùng vẫn là niềm vui khôn xiết.

Đỉnh điểm là sáng hôm sau, cậu thức dậy với tinh thần phấn chấn nhất, khi nhìn thấy nhà cửa, sân vườn từ trong ra ngoài sạch sẽ tinh tươm, rồi tiếng chổi quét xào xạc, những âm thanh, hình ảnh hết sức bình thường nhưng đối với cậu thật đáng trân quý biết bao. Ngay lúc ấy, cậu đã mơ về một tương lai tươi sáng, một gia đình nhỏ hạnh phúc và cảm thấy mình phải có trách nhiệm hơn. Có lẽ đây chính là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời Tràng, từ một chàng trai ngờ nghệch, xấu xí, nay đã trở thành người có gia đình và gánh vác trên vai trọng trách cao cả là lo lắng cho vợ con sau này.

Đáng lẽ, truyện có thể kết thúc ở đây vì đây là một cái kết quá là có hậu rồi, nhưng cuối truyện, ta có thể thấy được hình ảnh lá cờ đỏ sao vang tung bay phấp phới cứ hiện lên trong đầu Tràng, phải chăng dự báo sẽ có một biến chuyển mới, một tín hiệu tích cực trong tương lai ư?

Qua truyện ngắn “Vợ Nhặt”, nhà văn Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật Tràng, là đại diện cho tầng lớp lao động nghèo khổ nhưng luôn có một khát khao, một mưu cầu hạnh phúc riêng, họ mạnh mẽ và kiên cường vượt qua số phận, không để cái đói, cái nghèo quật ngã, thật là một nhân vật quá đỗi là ấn tượng.

Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng khi nhặt được vợ chọn lọc

Vợ Nhặt” là một trong những tác phẩm truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân, bằng ngòi bút tinh tế và sáng tạo của mình, tác giả đã thông qua việc tạo tình huống truyện độc đáo cùng với việc phân tích diễn biến tâm trạng của Tràng trong từng giai đoạn cụ thể đã giúp cho tác phẩm trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết.

Tràng vốn là một chàng trai nghèo khó, cậu cùng mẹ sinh sống trong một căn nhà lụm xụp tại xóm ngụ cư. Gia cảnh nghèo khó cộng với ngoại hình thô kệch, có phần xấu xí khiến cho Tràng luôn tự ti và mãi chưa lấy được vợ. Cứ ngỡ rằng việc lấy vợ là điều xa xỉ nhất đối với Tràng trong thời điểm hiện tại, thế mà chỉ qua những lời bông đùa trêu ghẹo và sau 2 lần gặp gỡ định mệnh với Thị mà cậu đã nhặt được vợ.

Ban đầu, Tràng cảm giác hơi hoang mang và lo lắng vì nghĩ rằng hiện tại cậu còn chưa lo đủ cho mình thì làm sao mà đèo bòng thêm được Thị, nhưng rồi cậu cũng chậc lưỡi mặc kệ vì coi như cái duyên, cái số nó vồ lấy nhau thôi mà. Tuy bình thường Tràng có chút ngờ nghệch nhưng nay lại tâm lý lạ thường, “hắn đưa Thị vào chợ tỉnh, bỏ tiền ra mua cho Thị một cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt rồi đánh một bữa no nề rồi cả hai cùng về

Trên đường đi làm về, trái ngược với thị đang ngại ngùng thì Tràng lại tỏ ra thích chí và rất tự đắc, thậm chí nét mặt có phần rất chi là phớn phở, tủm tỉm cười, đôi mắt thì sáng hấp háy, khi nghe những đứa trẻ chọc “chông vợ hài” thì cậu bật cười một cách thích thú. Cậu vui mừng cũng đúng thôi vì cuối cùng mình cũng lấy được vợ rồi mà, tất cà cứ ngỡ như một giấc mơ.

Tuy nhiên, khi về đến nhà, cậu bồn chồn lo lắng vì mãi không thấy bà cụ Tứ về, ngay khi vừa thấy u về đến đầu ngõ, cậu nhanh chân chạy ra đón với gương mặt hồ hởi, sau đó cậu kể cho u nghe về mọi chuyện, vì sợ u phản đối, cậu còn nói thêm rằng “Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau, chẳng qua nó cũng là cái số cả…”. Nhưng sau khi nghe bà cụ Tứ đồng ý, cậu thở phào nhẹ nhõm như trút được một gánh nặng lớn.

Tràng là một đứa con rất hiểu chuyện và hiếu thảo, khi nghe mẹ nói về việc do gia đình nghèo khó nên không thể làm mâm đãi họ hàng, làng xóm, cậu cũng im lặng và không đòi hỏi gì thêm. Rồi sáng hôm sau, Tràng tỉnh dậy bước ra sân thì chợt nhận thấy vườn tược, nhà cửa vốn bừa bộn nay đã sạch sẽ, gọn gàng tinh tươm, xa xa Thị đang lúi húi quét sân, u đang nhổ cỏ dại,...Tất cả những cảnh tượng này vốn đơn giản và bình dị là thế mà lại khiến cậu cảm động vô cùng.

Cuối cùng, sau bao khó khăn thì cậu cũng có vợ, có một gia đình đúng nghĩa, rồi tương lai cậu cùng vợ sẽ sinh con đẻ cái,...nghĩ đến đó, long Tràng lại thấy hạnh phúc tột cùng, cậu nghĩ tới việc mình cần có trách nhiệm hơn để có thể lo lắng cho vợ con sau này, để trở thành một trụ cột của gia đình.

Đọc tới đây, chắc mọi người không còn nhận ra hình ảnh anh cu Tràng ngờ nghệch, ngây ngô như bình thường nữa đúng không nào. Qủa thật, việc nhặt được vợ đã trở thành một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Tràng. Dù cho thực tịa cái nghèo đói đang bủa vây, nhưng trong lòng Tràng vẫn có một khát khao mãnh liệt về gia đình hạnh phúc, về một tương lai tươi sáng hơn. Điều này thật đáng trân trọng trong thời điểm lúc bấy giờ.

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Tràng trong “Vợ Nhặt

Đọc truyện ngắn “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân, chắc hẳn các bạn đều cảm thấy ấn tượng về nhân vật Tràng, một chàng trai tuy có ngoại hình xấu xí, xuất thân nghèo khổ nhưng lại có một tâm hồn đẹp và hồn nhiên lạ thường, có lẽ chính điều này đã giúp cho cậu vượt qua được nạn đói năm Ất Dậu (1945).

Tràng được miêu tả là một chàng trai có thân hình thô kệch cùng với vẻ ngoài xấu xí, xuất thân thì từ một gia đình nghèo khó tại xóm ngụ cư, làm nghề đánh xe bò để kiếm sống qua ngày. Bình thường Tràng là một người rất vui vẻ và hồn nhiên, khi đi làm về cậu thường đùa vui với lũ trẻ trong xóm nhưng giữa giai đoạn nạn đói diễn ra đỉnh điểm nhất khiến người chết như ngả rạ, giữa đường lúc nào cũng có ba, bốn cái thây nằm còng queo. người ta thấy cậu ủ rũ, buồn rầu lạ thường, có lẽ vì cảm nhận được cái đói đã tràn về nơi đây.

Vốn tưởng Tràng chỉ là một kẻ ngờ nghệch nhưng thật ra cậu lại là một chàng trai có tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng. Bằng chứng là khi Thị đồng ý theo cậu về nhà, cậu còn biết ý tứ dẫn thị vào chợ mua một chiếc rổ con con để đựng vài ba thứ linh tinh, thậm chí cậu còn khao thị một bữa no nê mà không hề cảm thấy tiếc tiền, rồi trên đường về nhà, vì sợ lũ trẻ chọc ghẹo thị mà cậu đã nghiêm mặt, dọa dẫm chúng trước để thị cảm thấy đỡ ngại ngùng hơn.

Khi về đến nhà, cậu vì sợ bà cụ Tứ ngăn cấm mình và Thị mà còn nói đỡ thêm rằng cả hai đến với nhau âu cũng là cái duyên cái số, để rồi khi nghe u chấp nhận, cậu thở phào một cách nhẹ nhõm nhất. Mặc dù Tràng cục mịch, ngây ngô, nhưng lời lẽ cậu nói ra với thị rất chi là dè dặt và có phần nhẹ nhàng, chứng tỏ Tràng là một chàng trai rất tinh tế và ý tứ. Mặc dù thị là do cậu nhặt được, nhưng Tràng không hề coi thường cô mà ngược lại, cậu cảm thấy rất đỗi tự hào và tôn trọng người đàn bà này. Khi nhận thức rõ ràng bản thân đã có vợ, đã có gia đình, Tràng tự thấy mình phải có trách nhiệm hơn, trưởng thành hơn để có thể lo cho vợ con có một tương lai tốt đẹp hơn.

Qua truyện ngắn “Vợ Nhặt”, chúng ta có thể thấy rõ được vẻ đẹp tâm hồn của Tràng thật đáng trân trọng nhất là trong hoàn cảnh khó khăn này, cái nghèo đói vẫn không làm cho cậu nản lòng, mà ngược lại cậu còn tự tìm được hạnh phúc cho bản thân.

Phân tích Tràng trong đoạn sáng hôm sau khi có vợ đạt điểm cao nhất

phan tich nhan vat trang 3 jpg

Phân tích diễn biến tâm trạng Tràng sáng hôm sau Studocu.

Đọc truyện ngắn “Vợ Nhặt” của Kim Lân, nhất là đoạn cuối truyện, “sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào…” ta có thể cảm nhận được sự hạnh phúc tột cùng của nhân vật Tràng sau khi nhặt được vợ.

Tràng vốn là một chàng trai có ngoại hình thô kệch, xấu xí cùng gia cảnh nghèo khó nên việc lấy vợ đối với cậu là một điều khá là xa xỉ, nhất là ở thời điểm này, khi nạn đói ngày càng thảm khốc, xác người chất đống như ngả rạ. Thế mà chỉ ngờ vài ba câu chọc ghẹo mà cậu đã có vợ, quả thật cứ ngỡ như một giấc mơ.

Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, lòng Tràng thấy lâng lâng lạ thường, cậu vẫn còn hơi bỡ ngỡ với việc mình đã có vợ. Rồi khi bước ra sân, Tràng nhận thấy cảnh vật xung quanh có phần thay đổi, nhà cửa, sân vườn trở nên sạch sẽ, gọn gàng, bà cụ Tứ đang lúi húi giẫy cỏ, vợ Tràng thì đang quét lại cái sân, tất cả những hình ảnh này vốn dĩ rất bình thường nhưng đối với cậu lại đắt giá hơn bao giờ hết.

Tràng đột nhiên cảm thấy mơ mộng về một tương lai tươi sáng, nghĩ về viễn cảnh mình cùng vợ sẽ sinh con đẻ cái tại ngôi nhà nhỏ lụp xụp này, rồi đây sẽ là tổ ấm hạnh phúc của cả hai. Rồi Tràng nghĩ mình cần phải thay đổi, chính chắn hơn để có thể lo cho vợ cho con. Hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới cứ hiện lên trong tâm trí Tràng như báo hiệu rằng sẽ có sự chuyển biến lớn trong tương lai của cậu.

Tóm lại, qua đoạn trích trên, bằng những lời hết sức giản dị và mộc mạc, nhà văn Kim Lân đã diễn tả được trọn vẹn sự sung sướng và hạnh phúc của Tràng khi nhặt được vợ. Đây là một đoạn văn ấn tượng và để lại nhiều cảm xúc cho độc giả.

Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong bữa cơm ngày đói cực hay

Truyện ngắn “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân có nội dung kể về cuộc sống cơ cực của những người nông dân trong nạn đói năm 1945. Giữa hoàn cảnh ấy, việc có một bữa cơm ấm cúng là điều khó khăn nhất, thế mà nhân vật Tràng vẫn có một bữa cơm đặc biệt hơn cả, khi có rau, có cháo còn có cả một người vợ, khiến cho cậu cảm thấy vui mừng khôn xiết.

Tràng là một chàng trai có ngoại hình thô kệch, xấu xí, gia cảnh thì nghèo khó, cha và em gái cậu mất sớm, một mình cậu và mẹ sống trong căn nhà nhỏ lụp xụp ở xóm ngụ cư, ngày ngày cậu làm nghề đánh xe bò thuê để kiếm miếng cơm manh áo. Giữa thời điểm lúc bấy giờ, nạn đói năm 1945 đạt đến đỉnh điểm, người chết vì đói như ngả rạ, xác chết chất đống ngoài đồng, thế mà nhờ dăm đôi câu bông đùa, chọc ghẹo mà Tràng đã nhặt được vợ, đây vốn là điều mà thật ra có nằm mơ cậu cũng không dám nghĩ tới.

Sáng hôm sau, bà cụ Tứ đã đãi Tràng và con dâu mới một bữa cơm hết sức đặc biệt với lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối nhỏ cùng nồi cháo trắng, ngoài ra còn có một nồi cháo cám mà bà gọi vui là “cháo khoái”. Có vẻ bữa cơm này quá sức nghèo nàn và đạm bạc, nhưng so ra mà nói, vào thời điểm này thì đây là một mâm cơm quá đỗi là đắt giá và quan trọng rồi.

Tràng và Thị biết hoàn cảnh gia đình mình vốn khó khăn nên cả hai vui vẻ ăn bữa cơm đạm bạc mà không đòi hỏi gì thêm, chỉ đến lúc thưởng thức món “cháo khoái” thì cả ba người đều cảm thấy ngẹn đắng ở cổ, nhưng họ không ai nói với ai câu nào cả, cứ thế lặng lẽ mà ăn xong bữa cơm.

Qua hình ảnh này, tác giả đã phần nào tố cáo nên chế tộ tàn ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra cho dân tộc ta, và cũng vừa làm nổi bật sức sống mãnh liệt cùng khát khao về một tương lai tươi sáng của những người nông dân nghèo khổ.

Đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Tràng siêu hay

Đọc xong truyện ngắn “Vợ Nhặt” có lẽ chắc hẳn các bạn ai cũng sẽ cảm thấy ấn tượng đối với Tràng đúng không nào, cậu không chỉ là nhân vật chính mà còn là một hình ảnh đại diện cho những người nông dân nghèo khó giữa giai đoạn nạn đói năm 1945.

Ban đầu ai cũng nghĩ Tràng vốn chỉ là một chàng trai xấu xí, có xuất thân nghèo khó với tính cách ngây ngô, cục mịch, nhưng khi đi sâu tìm hiểu về tác phẩm này, chúng ta mới thấy được hết vẻ đẹp trong phẩm chất, tâm hồn của cậu. Thực tế, Tràng là một người đàn ông rất tinh tế và thậm chí có phần hào phóng, cậu sẵn sàng bao thị những 4 bát bánh đúc ở lần gặp đầu tiên, rồi sau đó khi Thị đồng ý theo cậu về nhà, cậu còn dẫn cô vào chợ sắm sửa thêm cái rổ con con rồi đãi cô thêm một bữa no nê, mặc dù những đồng tiền cậu kiếm được là hết sức khó khăn và vất vả.

Tuy việc có vợ hết sức là đơn giản chỉ nhờ vài ba câu nói đùa nhưng Tràng lại vô cùng coi trọng và tỏ ra thương yêu thị hết mực. Trên đường về nhà, gương mặt cậu rạng rỡ, hạnh phúc và có phần tỏ ra tự đắc như thể muốn khoe với cả mọi người rằng, cuối cùng Tràng cũng có vợ rồi, một người vợ xinh đẹp và hiền từ. Sau khi có vợ, Tràng tỏ ra mình là một người chồng có trách nhiệm và chính chắn, cậu nghĩ rằng mình cần cố gắng hơn để có thể lo được cho vợ, cho con có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Giữa cái đói nghèo bủa vây khắp nơi, thì sự trong sáng, tươi đẹp của tâm hồn Tràng hiện lên càng rõ nét hơn bao giờ hết, đây có lẽ là những tia sáng hiếm hoi giúp xoa dịu mọi người trong viễn cảnh lúc bấy giờ.

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Tràng chi tiết nhất

Bên dưới đây là một số sơ đồ tư duy phân tích Tràng trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” được chúng tôi tổng hợp từ các trang web học văn uy tín, mời các em cùng tham khảo thêm nhé.

phan tich nhan vat trang 4 jpg

Sơ đồ phân tích Tràng của Studocu.

phan tich nhan vat trang 5 jpg

Sơ đồ phân tích tâm trạng nhân vật Tràng của thichvanhoc.

Trên đây, freetuts.net đã hướng dẫn cách lập dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ Nhặt” chi tiết nhất và còn chia sẻ thêm các bài văn mẫu hay được chọn lọc kỹ lưỡng cùng các sơ đồ tư duy thú vị. Hy vọng, bài viết này sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn học sinh lớp 11.

Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các em trong những bài viết tiếp theo để khám phá thêm nhiều kiến thức Văn học thú vị khác nha. Chúc các em luôn học tập thật tốt và đạt kết quả như mong đợi!

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top