KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Biện pháp tu từ, tổng hợp đầy đủ và bài tập áp dụng

Biện pháp tu từ là việc sử dụng các từ, cụm từ nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn, một số phép tu từ phổ biến như: Ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, nhân hóa,...

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Biện pháp tu từ là một phần kiến thức văn học vô cùng quan trọng mà các em học sinh cần phải nắm vững. Vậy biện pháp tu từ là gì? có bao nhiêu phép tu từ? Hãy cùng freetuts tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nha.

Khái niệm biện pháp tu từ trong văn học

bien phap tu tu 1 jpg

Biện pháp tu từ hay còn gọi là phép tu từ

Biện pháp tu từ (phương tiện tu từ, phép tu từ) là cách sử dụng từ, cụm từ, câu, đoạn văn để nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp người đọc có thể hiểu được sự vật, sự việc một cách dễ dàng và sinh động nhất có thể.

Các biện pháp tu từ thường gặp

bien phap tu tu 2 jpg

Các phép tu từ thường gặp.

Cùng tìm hiểu về các biện pháp tu từ và tác dụng của chúng trong văn học hiện nay ngay bên dưới đây nhé.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Biện pháp ẩn dụ

Biện pháp tu từ Ẩn dụ là việc dùng một hình ảnh, sự vật, hành động, tính chất hoặc một biểu tượng để ám chỉ hoặc tượng trưng cho một hình ảnh, sự vật, hành động, tính chất hoặc một biểu tượng khác có nét tương đồng.

Có 4 loại ẩn dụ gồm:

  • Ẩn dụ hình thức: Là phép ẩn dụ mà người nói, người viết dựa trên điểm tương đồng của 2 sự vật, sự việc để tạo nên hình ảnh ẩn dụ
  • Ẩn dụ cách thức: Là hình thức giúp cho người nói, người viết đa dạng cách diễn đạt thông qua hàm ý khác.
  • Ẩn dụ phẩm chất: Dựa vào sự tương đồng giữa hai sự vật, sự việc để thay thế nó.
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Là hình thức ẩn dụ miêu tả đặc tính của sự vật, sự việc được cảm nhận bằng giác quan này nhưng lại được diễn đạt bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác.

Ví dụ: Trong ca dao Việt Nam có câu thơ:

Gặp đây mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!

Tác giả đã khéo léo sử dụng hình ảnh mận, đào, vườn hồng để nói về việc chàng trai đang tìm hiểu xem cô gái đã có người yêu hay chưa, quả thật là một cách ẩn dụ đầy tinh tế đúng không nào.

Biện pháp hoán dụ

Hoán dụ là việc dùng một từ ngữ để chỉ sự vật, hiện tượng, tính chất này nhưng thực chất lại chỉ một sự vật, hiện tượng, tính chất khác có tính chất tương đồng với nó.

Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp là:

  • Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
  • Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.
  • Lấy dấu hiệu, đặc điểm của sự vật này, chỉ các sự vật khác.
  • Lấy sự cụ thể để chỉ sự trừu tượng.

Ví dụ: Trong câu ca dao tục ngữ

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

Trong câu ca dao, tục ngữ trên, tác giả đã sử dụng cụm từ một cây để hoán dụ cho số lượng ít, ba cây để hoán dụ cho số lượng nhiều, ý nói việc đoàn kết sẽ làm nên sức mạnh.

Biện pháp liệt kê

Biện pháp tu từ Liệt kê là việc sử dụng nhiều từ ngữ cùng loại, có quan hệ với nhau nhằm tăng sức biểu đạt, gợi nhiều hình ảnh, sự việc.

Có hai phép liệt kê là:

  • Liệt kê tăng tiến: Là phép liệt kê theo một thứ tự nhất định. Ví dụ như liệt kê từ nhỏ đến lớn, thấp đến cao, xa đến gần,...
  • Liệt kê không tăng tiến: Là phép liệt kê các thành phần có mối quan hệ bình đẳng, khi ta thay đổi vị trí của chúng thì nội dung không bị ảnh hưởng.

Ví dụ: Trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu có khổ thơ:

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt

Năm mươi sáu ngày đêm,

khoét núi, ngủ hầm,

mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn!

Qua khổ thơ trên, tác giả Tố Hữu đã sử dụng khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt để nhấn mạnh sự vất vả, khó khăn của các chiến sĩ Điện Biên trong chiến tranh.

Biện pháp nhân hóa

Nhân hóa là việc dùng những từ ngữ vốn chỉ dành cho con người để chỉ sự vật, hành động hoặc tính cách của con vật hoặc vật vô tri vô giác, giúp cho nó trở nên sinh động và gần gũi hơn bao giờ hết.

Các hình thức nhân hóa phổ biến:

  • Dùng đại từ vốn chỉ người để gọi đồ vật, con vật.
  • Dùng từ ngữ chỉ chỉ hoạt động của con người để chỉ hoạt động của đồ vật, con vật.
  • Trò chuyện với đồ vật, con vật như con người.

Ví dụ: Trong bài thơ tác giả Trần Đăng Khoa có khổ thơ:

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Trong khổ thơ này, tác giả đã sử dụng các từ ngữ để chỉ con người như: dang tay, gật đầu để nhằm việc mô tả cây dừa trở nên sinh động nhất có thể.

Biện pháp nói quá

Một phép tu từ tiếp theo mà freetuts muốn chia sẻ cho các em đó chính là nói quá, đây là phép tu từ sử dụng những hình ảnh, sự việc phóng đại quá mức nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng cho sự vật, sự việc được mô tả.

Ví dụ: Trong câu ca dao

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”

Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nói quá để phóng đại sự vất vả của người nông dân làm việc dưới trời trưa nắng khiến mồ hôi tuôn nhiều như những hạt mưa.

Biện pháp so sánh

bien phap tu tu 3 jpg

So sánh là sự đối chiếu hai hoặc nhiều sự vật với nhau.

Biện pháp tu từ So sánh là sự đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng, tính chất khác nhau nhưng có điểm tương đồng nào đó để nhấn mạnh hay làm nổi bật đặc điểm của một trong các sự vật, hiện tượng, tính chất ấy.

  • Có các biện pháp so sánh cơ bản như: so sáng ngang bằng, so sánh hơn kém.
  • Bạn có thể xác định biện pháp tu từ này thông qua các từ ngư so sánh như: như, giống như, khác, kém, không bằng, kém hơn,...

Ví dụ: Trong câu ca dao tục ngữ

Công cha như núi Thái Sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Ở đây, tác giả đã so sánh công lao của cha to lớn như núi Thái Sơn hùng vĩ, trường tồn với thời gian, nghĩa mẹ thì được so sánh với dòng nước mát trong lành, không bao giờ vơi cạn như tình thương của mẹ đối với con cái là vô tận và không bao giờ ngừng.

Biện pháp nói giảm - Nói tránh

Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ sử dụng những hình ảnh, sự việc, lời nói nhẹ nhàng, tế nhị để diễn đạt một cách kín đáo, nhằm giảm cảm giác nặng nề hoặc thiếu tế nhị, lịch sự trong câu từ để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.

Ví dụ:

Trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có trích đoạn như sau:

Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.”

Trong đoạn văn này, Bác đã tinh tế sử dụng phép tu từ nói giảm, nói tránh là “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác” ám chỉ cho việc mình sẽ chết đi để nhằm giảm cảm giác nặng nề cho người đọc.

Biện pháp phép đối

Phép đối là một cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ trong câu sao cho đối xứng nhau và tác dụng của biện pháp tu từ nhằm để tạo hiệu ứng giống hoặc trái ngược nhau, nhằm tạo nên sự hài hòa trong diễn đạt để làm nổi bật ý nghĩa của sự vật, sự việc đó.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Thường số lượng âm tiết giữa hai vế sẽ luôn bằng nhau.
  • Các từ ngữ đối lập nhau phải cùng một từ loại (danh từ với danh từ, động từ với động từ,...)
  • Các từ đối có thể là từ trái nghĩa hoặc đồng nghĩa để bổ sung cho nhau.

Ví dụ:

Trong câu ca dao tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”

Tác giả đã sử dụng phép đôi là đói đi với rách, sạch đối với thơm

Biện pháp đảo ngữ

Biện pháp tu từ đảo ngữ là chỉ việc thay đổi vị trí của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi nội dung, ý nghĩa vốn có của nó, việc thay đổi này có mục đích nhấn mạnh cảm xúc của tác giả.

Ví dụ: Trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan có 2 câu thơ:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, rợ mấy nhà.”

Đúng ra hai câu thơ này sẽ phải là “ Vài chú tiều lom khom dưới núi, Bên sông lác đác rợ mấy nhà". Tuy nhiên, ở đây nữ thi sĩ đã tinh tế sử dụng phép tu từ đảo ngữ nhằm nhấn mạnh sự đìu hiu, hoang sơ giữa không gian bao la rộng lớn nơi đèo Ngang, qua đó để nói đến tâm trạng cô quạnh, hiu hắt của chính mình.

Biện pháp điệp ngữ

Biện pháp tu từ điệp ngữ, hay điệp cấu trúc là việc sử dụng sự lặp đi lặp lại của các từ, cụm từ cùng nhóm thanh điệu nhằm tăng tính tạo hình, biểu cảm của sự vật, sự việc nào đó nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo sự hùng hồn cho tác phẩm.

Ví dụ:

Trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có khổ thơ:

"Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Hen hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. "

Trong khổ thơ này, tác giả đã sử dụng 2 lần từ “dốc” nhằm nhấn mạnh và gợi nên hình ảnh đồi núi trập trùng vô cùng hiểm trở, gây khó khăn trong việc di chuyển của các chiến sĩ.

Lưu ý khi sử dụng phép tu từ

Khi sử dụng các phép tu từ, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo hiệu quả và tính nghệ thuật của tác phẩm nhé:

  • Chọn lọc và sử dụng các phép tu từ phù hợp với mục đích, nội dung và phong cách của văn bản, tránh việc lạm dụng quá mức sẽ khiến cho lời văn trở nên sáo rỗng, thừa thãi.
  • Sử dụng các biện pháp theo đúng nghĩa của nó, tránh dùng một cách gượng ép, không đúng ngữ cảnh, không phù hợp với nội dung tác phẩm.
  • Sử dụng phép tu từ một cách hài hòa với các yếu tố khác trong tác phẩm, tránh để các biện pháp này trở thành yếu tố duy nhất quyết định giá trị của tác phẩm.

Vai trò của phép tu từ trong văn học

Phương tiện tu từ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các tác phẩm, điển hình như:

  • Giúp cho tác phẩm văn học trở nên sinh động, hấp dẫn và truyền cảm hơn.
  • Tăng sức thuyết phục, tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn cho lời văn, tránh sự đơn điệu, nhàm chán.
  • Giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung của văn bản, qua đó cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm này.

Như vậy, qua bài viết trên, freetuts.net đã chia sẻ các thông tin về biện pháp tu từ và cách nhận biết chúng, hy vọng đây sẽ là những kiến thức vô cùng hữu ích cho các em học sinh. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết tiếp theo để cùng nhau tìm hiểu về các môn học thú vị khác nha.

Cùng chuyên mục:

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa là một phần quan trọng giúp...

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 06 tháng 05 năm 1912, mất ngày 25 tháng 07...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh

Hoài Thanh sinh ngày 15 tháng 07 năm 1909, mất ngày 14 tháng 03 năm…

Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ

Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ

Martin Luther King viết tắt là MLK, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1929...

Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao

Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao

Văn Cao có tên khai sinh là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11…

Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại

Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại

William Shakespeare sinh ngày 23 tháng 04 năm 1564 tại Warwickshire...

Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn

Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn

Lưu Trọng Lư sinh ngày 19 tháng 06 năm 1911, mất ngày 10....

Top