KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Viết một văn bản nội quy ở nơi công cộng Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Hướng dẫn lập dàn ý viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể chi tiết và chia sẻ các lưu ý quan trọng và một số bài văn mẫu được đánh giá hay.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể là bài học viết đầu tiên và rất là quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 10. Do thời lượng trên lớp còn hạn chế nên còn nhiều bạn học sinh chưa thực sự nắm được cách viết một văn bản nghị luận này sao cho hay và đủ ý.

Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn cách lên dàn ý cũng như chia sẻ thêm các bài văn mẫu nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể hay nhất để các em học sinh có thể tham khảo nhé.

Dàn ý viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

viet van ban nghi luan phan tich danh gia mot truyen ke 1 jpg

Hướng dẫn lập dàn ý nghị luận, phân tích, đánh giá một truyện kể chi tiết nhất.

Ngay bên dưới đây là dàn ý chi tiết cho bài nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Mở bài

Ở phần mở bài, các em cần phải trình bày được những nội dung cơ bản như sau:

  • Giới thiệu về truyện kể được nghị luận, bao gồm tác giả là ai, sáng tác năm nào, hoàn cảnh sáng tác ra sao,...
  • Trình bày sơ qua nội dung, ý nghĩa của truyện kể và đưa ra lý do tại sao em lại chọn tác phẩm này.

Thân bài

Thân bài là phần quan trọng nhất trong một bài tập làm văn, chính vì vậy, ở phần này các em học sinh cần đảm bảo nêu được những nội dung chính như sau:

  • Tóm tắt nội dung của truyện kể được nghị luận.
  • Đưa ra các luận điểm của mình về tác phẩm truyện ngắn.
  • Phân tích, đánh giá được những nét điểm nhấn quan trọng về hình thức, nội dung, chủ đề, tình huống truyện, cốt truyện hay là nhân vật chính, phụ trong truyện,...(kèm dẫn chứng)

Kêt bài

Ở nội dung phần kết bài, một lần nữa các em cần tóm gọn lại nhận định, nội dung chính trong phần thân bài và đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình.

Lưu ý khi viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Để có một vài văn viết nghị luận phân tích đanh giá một truyện kể hay đạt điểm cao, các em học sinh cần chú ý một số điều quan trọng sau nhé:

  • Các lập luận đưa ra trong bài văn nghị luận phải chặt chẽ, trình bày mạch lạc và nêu ra được những suy nghĩ, quan điểm cá nhân của mình.
  • Cần sử dụng các từ, cụm từ chuyển tiếp hoặc có tính liên kết để bài văn trở nên liền mạch.
  • Cần đưa ra những bằng chứng, ví dụ tin cậy là các thông tin được trích dẫn từ các truyện kể được nghị luận.
  • Phải đảm bảo đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài và kết bài.

Văn mẫu viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Ngay bên dưới đây, freetuts đã sưu tầm một số bài văn mẫu nghị luận, phân tích, đánh giá một truyện kể lớp 10 được đánh giá hay và ấn tượng, mời các em học sinh cùng tham khảo thêm nhé.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể Thần Trụ trời

Thần trụ trời” là một trong những truyện cổ thần thoại rất hay và đặc sắc của người Việt Nam ta. Tác phẩm này chủ yếu sử dụng yếu tố kỳ ảo để giải thích về sự hình thành thế giới, phân chia trời, đất và nguyên nhân tạo ra các loại địa hình khác nhau.

Nội dung truyện kể về những thuở ngày xửa ngày xưa, khi mà trên thế giới này chưa có con người và các loài sinh vật, lúc bấy giờ trời đất vốn chỉ là một khu vực hỗn độn với bóng tối bao trùm tất cả. Bỗng một ngày nọ có một vị thần với thân hình khổng lồ xuất hiện, khi mà ông đứng dậy thì đầu đội trời cao lên, còn tay chân thì ra sức đào đất, phá đá tạo thành những cái cột khổng lồ để chống trời, thế là bầu trời cứ cao dần lên, trời đất cũng vì vậy mà chia đôi rõ ràng ranh giới.

Sau đó, ông ra sức lấy đất đá ném đi tứ tung khắp mọi nơi, tạo thành những ngọn núi, hòn đảo, gò, đồng ruộng hay cả những dải đồi cao. Mặt đất cũng vì vậy mà chỗ lồi, chỗ lõm, tạo thành các địa hình khác nhau. Còn chỗ vị thần ấy đào đất, lấy đá thì dần hình thành các vùng biển rộng. Và từ đó, người ta gọi ông là thần trụ trời. Tiếp theo hành động tạo dựng trời đất của ông thì các vị thần khác như thần sao, thần sông, thần biển cũng tiếp tục hoàn thành các công việc đang dở dang để tạo dựng nên một trái đất như ngày hôm nay.

Như vậy, qua truyện kể trên, chúng ta đã hiểu được sự hình thành trời đất, quá trình tạo lập thế giới cũng như tại sao lại có các địa hình khác nhau như vậy thông quá sự tưởng tượng phong phú của những con người từ thuở ban sơ. Ngoài ra, truyện cũng nhằm đề cao sức mạnh và công lao của các vị thần, đặc biệt là thần trụ trời với khả năng siêu nhiên đã làm nên những điều phi thường.

Một điểm vô cùng đặc biệt giúp cho truyện kể này được đông đảo người đọc đánh giá cao đó chính là biện pháp cường điệu, phóng đại một cách rất tự nhiên và tài tình, khiến cho mạch truyện trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện ngắn Chữ người tử tù

“Chữ người tử tù” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Tuân, một người dành cả đời để đi tìm cái đẹp. Tác phẩm này ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng” và được in lần đầu tiên trên tạp chí Tao đàn vào năm 1939, sau đó được đổi tên thành “Chữ người tử tù” và in trong tập “Vang bóng một thời” năm 1940. Đây là một truyện ngắn vô cùng đặc biệt từ nội dung, tình huống truyện cho đến dàn nhân vật.

Nội dung truyện ngắn “Chữ người tử tù” kể về nhân vật chính là Huấn Cao, vốn là một con người tài hoa nhưng vì đứng lên cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên đã bị chịu án tử. Trước khi nhận hình phạt chém đầu, ông được đưa đến tạm giam tại nhà tù nọ, và tại đây viên quan coi ngục lại là một người vô cùng kính nể tài năng viết chữ đẹp của Huấn Cao nên đã sai người quét dọn phòng giam sạch sẽ và biệt đãi ông cùng các đồng đội khác vô cùng đặc biệt.

Ban đầu Huấn Cao vốn tính khẳng khái, nên có vẻ coi khinh viên quản ngục, nhưng khi ông hiểu được tấm lòng của con người ấy thì trước đêm bị hành quyết, ông đã quyết định cho chữ viên quản ngục trong một khung cảnh hết sức ấn tượng. Tối hôm đó, tại phòng giam vốn tối tăm, chật hẹp nay lại bừng sáng ngời, Huấn Cao đang viết những nét chữ như rồng bay phượng múa trên tấm lụa trắng tinh, còn thầy thơ lại và viên quản ngục lại tỏ vẻ khúm núm trước cảnh tượng ấy. Sau cùng, ông còn khuyên viên quản ngục nên rời xa chốn này, về quê để sống một đời an yên, giữ cho thiên lương trong sáng.

Điểm đầu tiên và có lẽ đem lại sự thành công cho truyện ngắn này đó chính là Nguyễn Tuân đã xây dựng một tình huống truyện vô cùng đặc biệt. Huấn Cao - một người có tài viết chữ nổi tiếng khắp vùng lại vô tình gặp gỡ viên quản ngục tại nơi nhà lao tăm tối và từ đó đã tạo nên những tình huống hết sức độc đáo đã góp phần làm nổi bật hình tượng của nhân vật chính và chủ đề của truyện ngắn này.

Tiếp theo đó là tác giả miêu tả vẻ đẹp của những nhân vật vô cùng ấn tượng. Huấn Cao vốn được lấy cảm hứng từ nhà nho lỗi lạc Cao Bá Quát, để rồi xây dựng nên một nhân vật có tài viết chữ đẹp, thiên lương lại trong sáng, được ví như báu vật của đời. Không những vậy, ông còn là một anh hùng của thời đại, dám đứng lên đấu tranh chống lại triều đình thối nát, đầy rẫy những bất công.

Viên quản ngục mặc dù thân là quan triều đình, nhưng ông lại có tấm lòng “Biệt nhỡn liên tài”, biết coi trọng người tài và có sở thích vô cùng thanh cao là “chơi chữ”, chính vì vậy đối với ông, Huấn Cao là một bậc vĩ nhân.

Ngoài hai chi tiết trên thì trong truyện “Chữ người tử tù” có một cảnh vô cùng đắt giá và được mọi người đánh giá rất cao, đó chính là cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay vốn chưa từng có. Không gian diễn ra cảnh tượng này vô cùng đặc biệt đó chính là tại buồng giam tăm tối, ẩm thấp, bẩn thỉu. Vào buổi tối hôm ấy, đã có sự hoán đổi vị trí vô cùng ấn tượng đó chính là Huấn Cao thân là một tử tù nay lại uy nghi, bệ vệ đang lướt những nét chữ thanh cao, đẹp mắt trên tấm lụa trắng, còn viên quan coi ngục và thầy thơ lại vốn đại diện cho sự quyền lực lại ra vẻ khúm núm ở bên cạnh. Cảnh tượng này cho ta thấy dù cho ở hoàn cảnh nào thì những con người thanh cao, tài giỏi đều tỏa sáng rực rỡ và được mọi người kính trọng, giống như Huấn Cao.

Qua truyện ngắn này, chúng ta có thể thấy được tác phẩm thành công khắc họa hình tượng nhân vật Huấn Cao, một nghệ sĩ tài hoa, thiên lương trong sáng và qua đó còn thể hiện sự tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân thông qua tình huống truyện độc đáo cùng lối viết sáng tạo. Đây quả thực xứng đáng là một trong những truyện ngắn hay và xuất sắc nhất.

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể truyền thuyết Thánh Gióng

Trong kho tàng truyện cổ, truyền thuyết của nước Việt Nam ta có rất nhiều câu chuyện hay và đặc sắc, và có lẽ Thánh Gióng đã trở thành một câu chuyện vô cùng quen thuộc với các em nhỏ. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng đi phân tích, đánh giá về câu chuyện cổ tích, truyện thuyết “Thánh Gióng” nhé.

Truyện kể rằng vào đời Vua Hùng Vương thứ sáu, ở ngôi làng Gióng có một cặp vợ chồng nọ, tính tình rất hiền lành, nhân hậu nhưng chẳng hiểu vì sao mãi mà không có lấy nổi một mụn con. Một lần nọ, người vợ đi làm đồng như bình thường thì bỗng thấy một dấu chân khổng lồ, không nén nổi tò mò, bà bèn đưa chân mình vào ướm thử, ấy thế mà về nhà bỗng dưng bà lại có thai. Mãi tới 12 tháng sau, bà mới sinh ra được một cậu con trai vô cùng kháu khỉnh.

Nhưng tiếc thay, mặc dù đã lên 3 tuổi nhưng cậu bé không biết nói, biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đang tràn vào xâm lược nước ta, nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi để thông báo tìm nhân tài, khi đến nhà cặp vợ chồng đó, đột nhiên cậu bé cất tiếng nói rằng “Mẹ hãy cho mời sứ giả vào”, sau đó cậu nói nhà vua hãy rèn cho mình một con ngựa sắt, một bộ áo giắp sắt, một cái roi sắt để cậu lên đường đanh tan quân xâm lược.

Sau ngày hôm ấy, cậu bé ăn rất nhiều, bao nhiêu cũng không đủ, cơ thể cũng vì vậy mà lớn nhanh như thổi. Khi giặc Ân vừa tràn đến chân núi, cũng là lúc nhà vua mang áo giắp sắt, roi sắt và ngựa sắt đến. Cậu bé khoác lên mình bộ áo giáp rồi như biến thành một tráng sĩ oai phong, nhảy lên ngựa sắt, một mình xông thẳng vào đánh tan quân địch. Thậm chí khi roi sắt đã gãy, cậu bèn nhổ cả bụi tre ven đường ra sắc quật vào giặc Ân. Xong xuôi đâu đó, cậu cởi bỏ bộ áo giắp sắt rồi cưỡi ngữa bay vút về trời. Từ đó nhà vua và dân làng tôn cậu làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thở tưởng nhớ tại làng Gióng.

Qua câu truyện “Thánh gióng” với nhiều yếu tố thần kỳ đã phần nào thể hiện được niềm tin, và ước mơ của những thế hệ ông cha ta ngày trước với niềm tin sẽ đánh tan quân xâm lược để bảo vệ và gìn giữ nền hòa bình cho dân tộc.

Câu chuyện này còn kết hợp tài tài giữa các yếu tố kỳ ảo với ngôn từ giản dị, mộc mạc, gần gũi giúp đem đến một câu chuyện cổ tích vô cùng thú vị và đặc sắc. Thậm chí đến ngày nay, câu chuyện này vẫn được nhiều em nhỏ yêu thích không chỉ bởi sự kỳ ảo mà nội dung còn vô cùng ý nghĩa và đem lại nhiều bài học sâu sắc về tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm.

Viết văn bản nghị luận, phân tich và đánh giá truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi

Trong kho tàng truyện ngụ ngôn có một câu truyện vừa hài hước vừa thâm thúy và chứa đựng nhiều nội dung, bài học vô cùng sâu sắc đó chính là truyện “Thầy bói xem voi”.

Truyện kể rằng, một ngày nọ, năm ông thầy bói mù vì ế hàng nên ngồi tán gẫu với nhau, cả năm người đều nói rằng mình chưa rõ hình dạng của một chú voi trông như thế nào, thì đúng lúc ấy, một người quản tượng dẫn một chú voi đi qua, cả năm người hùn tiền để xin được xem voi.

Năm người, mỗi người sờ một bộ phận khác nhau, thầy sờ vòi thì nói con voi sun sum như con đỉa, thầy sờ tai thì nói con voi bè bè giống cái quạt thóc, ông thầy sờ chân thì gân cổ cãi rằng con voi sừng sững như một cái cột đình, lúc bấy giờ ông sờ ngà bèn phán coi voi cứng cáp như một cái đòn càn, thầy sờ đuôi cũng không kém cạnh lên tiếng phân bua thực ra con voi trong như cái chổi xể bị cùn.Cả năm thầy không ai chịu nhường ai, ai cũng cho mình là đúng, thế là một cuộc cãi nhau kịch liệt nổ ra, thậm chí còn đánh nhau toác cả máu đầu.

Cậu chuyện trên rất ngắn gọn nhưng lại có vô cùng đặc biệt bởi tình huống truyện cũng như dàn nhân vật có một không hai, tạo nên một vở hài kịch hài hước nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa. Thực chất, cả năm thầy bói đều mô tả đúng, nhưng đây chỉ là một bộ phận nhỏ của con voi chứ không phải tổng thể hình dạng của con voi nên mới dẫn đến tình huống dở khóc dở cười như vậy.

Và qua truyện ngụ ngôn này, tác giả dân gian cũng muốn nhắc nhở chúng ta rằng, trong một câu chuyện, khi chưa hiểu rõ được ngọn ngành vấn đề hay chưa quan sát được tổng thể thì đừng khăng khăng quan điểm của mình là đúng, vì mọi việc luôn phải nhìn nhận một cách đa chiều và khách quan. Đừng vì sự hời hợt, nông cạn, kém hiểu biết của mình mà đưa ra những thông tin sai lệch, khiến mọi người chê cười giống như thành ngữ châm biếm “Thầy bói xem voi".

Trên đây, freetuts.net đã hướng dẫn cách lập dàn ý viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể chi tiết nhất và chia sẻ thêm các lưu ý quan trọng cũng như một số bài văn mẫu hay, đạt điểm cao cho các em học sinh tha hồ tham khảo.

Nếu các em muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức làm văn cũng như các bài học Ngữ Văn quan trọng khác thì hay thường xuyên ghé thăm chuyên mục Văn học của chúng tôi ngay nhé.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top