KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Cách lập dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật, văn học chi tiết và chia sẻ thêm các bài văn mẫu hay cũng các lưu ý quan trọng cho các em học sinh lớp 11.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật, văn học là một bài học quan trọng thuộc phần “Nói và Nghe” trong chương trình Ngữ Văn lớp 11. Mặc dù đề tài này không khó nhưng cũng khiến cho nhiều em học sinh cảm thấy khó khăn vì không biết phải trình bày ra sao, bắt đầu từ đâu.

Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng cách lập dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học chi tiết và chia sẻ thêm một số bài văn mẫu hay để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này nha.

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật, văn học

gioi thieu ve mot tac pham nghe thuat van hoc 1 jpg

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học chi tiết.

Ngay bên dưới đây là dàn ý chi tiết giới thiệu về tác phẩm nghệ thuật, văn học, mời các em học sinh cùng tham khảo ngay để nắm được bố cục và cách trình bày sao cho hợp lý và dễ ăn điểm nhất nhé.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Phần mở đầu

Ở phàn mở đầu, không giống như văn viết, các em cần trình bày được những nội dung chính sau:

  • Chào hỏi với mọi người, tự giới thiệu về bản thân mình.
  • Giới thiệu tên tác phảm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà e sẽ trình bày, bao gồm năm sáng tác, tác giả là ai, hoàn cảnh sáng tác ra sao,...
  • Trình bày lí do tại sao em lại lựa chọn giới thiệu tác phẩm này đến với mọi người.

Phần thân bài - Nội dung chính

gioi thieu ve mot tac pham nghe thuat van hoc 2 jpg

Phiếu giới thiệu về một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật thông dụng.

Đây là phần quan trọng nhất của bài văn nói, các em học sinh cần trình bày được các nội dung cơ bản như sau:

  • Giới thiệu chi tiết về tác phẩm mà em sẽ trình bày, bao gồm cả về nội dung chính và hình thức.
  • Trình bày về chủ đề, thông điệp chính mà tác phẩm đề cập tới.
  • Đưa ra các nhận xét cá nhân của mình về tác phẩm này, bao gồm những điểm thích, ấn tượng hoặc cả những điểm chưa thích, chưa hài lòng. Cảm xúc của em khi đọc, xem tác phẩm này ra sao,...
  • Đối với tác phẩm nghệ thuật là điện ảnh: Thì cần nhận xét về bối cảnh, cốt truyện, diễn viên, diễn xuất, âm thanh, hình ảnh, góc máy,...
  • Đối với tác phẩm văn học: Thì cần nhận xét về đặc điểm nội dung, tính nghệ thuật, thông điệp, ý nghĩa, tình huống, cốt truyện,...
  • Đối với tác phẩm nghệ thuật hội hoa: Cần mô tả được nội dung mà tác phẩm trình bày, đường nét ra sao, màu sắc thế nào, mang tính tả thực hay trừu tượng,...

Phần kết bài - Kết thúc

Trong phần kết thúc, các em lưu ý hãy nhấn mạnh những nội dung quan trọng sau đây:

  • Tóm tắt lại nội dung chính của tác phẩm đã giới thiệu.
  • Nên khuyến khích, mời gọi mọi người cùng đọc, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm văn học này.
  • Hãy kêu gọi sự phản hồi từ người nghe bằng cách đóng góp ý kiến hoặc đưa ra các câu hỏi bàn luận để cùng nhau trao đổi về tác phẩm được giới thiệu.
  • Cuối cùng, nhớ gửi lời chào và lời cảm ơn vì mọi người đã lắng nghe phần trình bày của mình nhé.

Văn mẫu giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật, văn học lớp 11

Ngay bên dưới đây là một số bài văn mẫu giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học được đánh giá hay, ấn tượng nhất trong chương trình Ngữ Văn lớp 11 mà freetuts đã tổng hợp được, mời các em học sinh cùng tham khảo thêm nhé.

Giới thiệu về một tác phẩm văn học 11 - Chí Phèo của Nam Cao

Em xin chào Thầy/Cô và các bạn, em tên là Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 11A4. Hôm nay, em xin được giới thiệu về tác phẩm văn học “Chí Phèo - Nam Cao”.

Chí Phèo là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất đã làm nên tên tuổi cho nhà văn Nam Cao, truyện ngắn này còn được xếp vào hàng kinh điển của nền văn học Việt Nam. Chí Phèo ban đầu có tên gọi là “Cái lò gạch cũ” được sáng tác vào năm 1941, nhưng sau này qua nhiều lần xuất bản đã được tác giả đổi thành tên là “Chí Phèo”.

Chủ đề của truyện chủ yếu kể về cuộc sống ở nông thôn Việt Nam vào giai đoạn trước năm 1945, lúc bấy giờ một số người lao động lương thiện vì cuộc đời xô đẩy đã phải rơi vào con đường tha hóa, bán rẻ lương tri, con người mình để phục vụ cho những kẻ quan lại quyền thế lúc bấy giờ. Đồng thời tác giả cũng lên án, tố cáo hiện thực xã hội phong kiến mục nát, tàn khốc thông qua hình ảnh nhân vật chính là Chí Phèo.

Nội dung truyện xoay quanh nhân vật chính là Chí Phèo, hắn vốn là một đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi ngay từ thuở mới lọt lòng trong một lò gạch cũ, nhưng may thay nhờ dân làng Vũ Đại đùm bọc nuôi nấng nên người. Hắn trở thành một thanh niên trai tráng khỏe mạnh, chuyên đi làm thuê ở đợ để kiếm sống. Đến năm 20 tuổi, hắn vào làm canh điền cho nhà phú hộ Bá Kiến, nhưng vì những mâu thuẫn trong cuộc sống hắn đã bị Bá Kiến vu oan, hãm hại và đầy vào ngục tù tăm tối.

Chí Phèo ở tù tới tận bay, tám năm, sau đó được tha, hắn lại quay trở về làng Vũ Đại, từ đó hắn như biến thành một con người khác, chuyên làm nghề rạch mặt ăn vạ để kiếm sống đến nỗi cả làng Vũ Đại đều cảm thấy sợ hãi và xa lánh hắn. Tuy nhiên, vào một đêm trăng sáng, hắn gặp Thị Nở, cả hai người đồng cảnh ngộ đã ăn nằm với nhau. Sáng hôm sau hắn bị trúng gió, Thị Nở đã nấu cho hắn một bát cháo hành thơm phức. Cũng chính nhờ bát cháo ấy và hành động quan tâm của Thị Nở, đã cảm hóa và đánh thức được phần người còn sót lại trong Chí Phèo, khiến hắn mong muốn được quay trở về làm người lương thiện.

Nhưng một lần nữa, ánh sáng ấy lại vụt tắt vì bà cô Thị Nợ không đồng ý cho hai người đến với nhau. Đau khổ, tuyệt vọng đến cùng cực, Chí Phèo xách dao đến nhà Bá Kiến để đòi lại lương thiện, hậu quả là hắn đã đâm chết lão Bá Kiến và sau đó tự tử. khép lại một cuộc đời đầy bi kịch.

Tác phẩm này chứa đựng giá trị nội dung hết sức nhân văn đó chính là vạch trần, tố cáo hiện thực xã hội phong kiến đương thời đã khiến biết bao con người lương thiện phải chịu cảnh tha hóa, đánh bất chính mình, đồng thời cũng ca ngợi vẻ đẹp sâu thẳm trong mỗi con người, dù cho khi bị vùi dập thì vẫn có chút le lói và ý thức được làm người lương thiện.

Và thông qua truyện ngắn Chí Phèo, chúng ta có thể thấy được sự tài hoa của nhà văn Nam Cao, ông đã sử dụng phân tích tâm lý nhân vật vô cùng chân thật và sâu sắc, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, nhất quán, ngôn ngữ bình dị, gần gũi với đại đa số người dân lao động, từ đó đem đến một tác phẩm rất hay và ấn tượng.

Nếu các bạn muốn tìm một truyện ngắn hay và ý nghĩa thì theo em nghĩ “Chí Phèo” của Nam Cao sẽ là một lựa chọn không tồi.

Trên đây là phần giới thiệu của em về tác phẩm văn học Chí Phèo, cảm ơn Thầy/Cô và các bạn đã theo dõi và lắng nghe, nếu bạn nào có câu hỏi hay vấn đề gì cần thắc mắc thì cứ mạnh dạn trao đổi để chúng ta hiểu rõ hơn tác phẩm văn học này nha!

Xem thêm: Phân tích nhân vật Chí Phèo, lên dàn ý, văn mẫu chọn lọc hay

Viết đoạn văn giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật ngắn gọn, bức tranh Thiếu nữ bên hoa Huệ

Xin chào Thầy/Cô và các bạn, em tên là Nguyễn Mai Hoa, học sinh lớp 11B. Hôm nay, em xin được giới thiệu về tác phẩm nghệ thuật - Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân.

Thiếu nữ bên hoa huệ không chỉ là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của họa sĩ Tô Ngọc Vân mà đây còn là đại diện xuất sắc nhất cho nền mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XX. Bức tranh được vẽ theo trường phái sơn dầu và sáng tác vào năm 1943. Nội dung bức tranh miêu tả một thiếu nữ mặc áo dài truyền thống màu trắng tinh, tựa đầu bên cạnh một lọ hoa huệ trắng.

Phụ nữ và hoa luôn là đề tài đem đến những nguồn cảm hứng bất tận cho các họa sĩ. Và trong bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã khéo léo kết hợp cả hai yếu tố này để đem đến cho người xem một bức tranh vô cùng hoàn mĩ, thể hiện được sức sống tươi trẻ của cô gái đang tuổi đôi mươi, đi kèm đó là những cành hoa huệ trắng - biểu tượng cho sự trong sáng, thuần khiết, trinh nguyên của một người con gái. Qua đó, làm toát nên một vẻ đẹp vô cùng thanh cao, tinh tế của người con gái Hà Thành lúc bấy giờ.

Có thể thấy, tác phẩm này được vẻ theo trường phái tả thực lãng mạn Phương Tây cùng với cảm quan phương Đông với những hình dáng, chi tiết và màu sắc vô cùng đơn giản, nhẹ nhàng, bố cục theo đường xoắn óc vàng rất chi là cân đối và tạo nên một hiệu quả thẩm mĩ vô cùng cao, khiến người thưởng thức cảm thái hài hòa, vừa mắt.

Với sự tài hoa và kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu đỉnh cao của mình, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã đem đến cho người xem một bức tranh vô cùng xuất sắc, và chính nhờ tác phẩm này đã giúp cho tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng kể cả trong lẫn ngoài nước.

Nếu các bạn muốn tìm kiếm một tác phẩm nghệ thuật vừa mang tính hoài cổ, vừa có cảm giác lãng mạn thì đừng bỏ qua bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” của Tô Ngọc Vân nhé.

Trên đây, em đã hoàn thành bài giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật - Bức tranh Thiếu nữ bên hoa Huệ, cảm ơn thấy cô và các bạn đã chăm chú lắng nghe phần trình bày này. Mong mọi người đóng góp thêm ý kiến để em có thể hoàn thiện phần trình bày của mình hơn nhé!

Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật bài hát - Tiến Quân Ca

Xin chào cô và các bạn, em tên là Trần Phương Nam, hôm nay em xin được giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật là bài hát - Tiến Quân Ca.

Tiến Quân Ca là một bài hát được cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1944 và hiện nay đã trở thành quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Hoàn cảnh ra đời của bài hát này cũng rất đặc biệt, đó là vào một ngày mùa đông năm 1944, nhạc sĩ Văn Cao đã gặp gỡ cán bộ Việt Minh tên là Vũ Qúy, ông cũng chính là người đã động viên nhạc sĩ viết về những bài hát với chủ đề yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca. Và tại lần hội ngộ này, người cán bộ ấy đã đưa ra nhiệm vụ đầu tiên cho Văn Cao là sáng tác một hành khúc riêng cho quân đội Việt Minh lúc bấy giờ.

Theo như chia sẻ của cố nhạc sĩ Văn Cao, lời bài hát Tiến Quân Ca là sự tiếp nối từ ca khúc Thăng Long hành khúc ca được ông sáng tác trước đó, phần câu từ thì sau nhiều lần ra mắt đã có sự thay đổi cho phù hợp hoàn cảnh lịch sử. Và đến tháng 11 năm 1944, ca khúc này chính thức được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, ca khúc này lần đầu tiên được hát vang tại cuộc mít tinh của công chức Hà Nội bởi Ph.D.

Đến ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn Tiến Quân ca là quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

“Tiến Quân ca” không đơn thuần chỉ là một bài hát mà nó còn là một ca khúc chứa đựng những giá trị tinh thần vô cùng lớn lao và ý nghĩa của dân tộc ta qua biết bao thế hệ. Bài hát này đã gắn bó với hàng triệu triệu con người Việt Nam ta qua các giai đoạn lịch sử đầy vẻ vang và hào hùng. Một bài hát vừa cất lên đã khiến cho biết bao con tim cảm thấy bồi hồi và xao xuyến, một bài hát đã động viên, cổ vũ tinh thần biết bao chiến sĩ. Và tới thời điểm hiện tại, bài hát này đã trở thành niềm tự hào của toàn thể người dân Việt Nam.

Và đến đây, bài giới thiệu của em xin được kết thúc, cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. Một lần nữa em mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để em có thể rút kinh nghiệm cho những bài giới thiệu lần sau!

Lưu ý khi giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật, văn học

Để có thể hoàn thành tốt chủ đề Nói và nghe: Giới thiệu về tác phẩm nghệ thuật, văn học các em học sinh cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Đối với phần mở đầu (mở bài) nên nói một cách ngắn gọn và tạo được sự thu hút, tránh việc lan man, dài dòng gây nhàm chán cho người nghe.
  • Ưu tiên sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu tránh dùng các từ ngữ quá phức tạp khiến người nghe khó hiểu.
  • Trình bày đúng bố cục một cách mạch lạc, nên sử dụng các từ ngữ chuyển tiếp giữa các đoạn để giúp bài nói được liền mạch.
  • Có thể trích dẫn thêm một số câu thơ, ca dao liên quan đến tác phẩm để khiến bài nói trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
  • Luôn tỏ thái độ lắng nghe trước những góp ý của mọi người.
  • Trình bày bằng giọng điệu tự tin, có cảm xúc.

Trên đây, freetuts.net đã hướng dẫn cách lập dàn ý cũng như chia sẻ thêm các bài văn mẫu giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật, văn học được đánh giá hay và ấn tượng nhất, hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích đối với các em học sinh lớp 11.

Nếu các em muốn khám phá, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức Ngữ Văn quan trọng khác thì đừng quên truy cập chuyên mục Văn học của chúng tôi mỗi ngày nhé.

Cùng chuyên mục:

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Hướng dẫn cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã…

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa là một phần quan trọng giúp...

Top