KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Hướng dẫn cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận về bạo lực học đường và chia sẻ sơ đồ tư duy cùng các bài văn mẫu, đoạn văn mẫu hay và ấn tượng nhất.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Nghị luận về bạo lực học đường là một đề văn nghị luận rất hay và thực tế, nó thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng của các em học sinh, tuy nhiên các em đã thực sự biết cách trình bày và những nội dung chính cần có trong bài nghị luận về vấn nạn bạo lực học đường chưa?

Nếu chưa thì hãy theo dõi ngay bài viết bên dưới của freetuts để có thể nắm bắt được mấu chốt vấn đề nhé!

Dàn ý bài nghị luận về bạo lực học đường

nghi luan ve bao luc hoc duong 1 jpg

Hướng dẫn lập dàn ý cho bài nghị luận về nạn bạo lực học chốn học đường.

Cùng tìm hiểu dàn ý cho bài nghị luận về vấn nạn bạo lực học đường ngay bên dưới đây nha.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Mở bài nghị luận về vấn nạn bạo lực học đường

  • Dẫn dắt, giới thiệu về tình trạng bạo lực học đường, có thể nhận định đây là một vấn nạn xấu cần phải loại trừ ngay,...
  • Có thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể để có một mở đầu thật hay và gây được ấn tượng cho người đọc.

Các em có thể tùy chọn cách mở bài gián tiếp hoặc trực tiếp để trình bày vấn đề đều được nhé.

Thân bài nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn, đủ ý

Đối với đề văn nghị luận về nạn bạo lực học đường, các em cần nêu được những nội dung cơ bản như sau:

Định nghĩa bạo lực học đường là gì?

Đưa ra định nghĩa về bạo lực học đường: Bạo lực học đường là những hành vi đánh đập, nhục mạ, chửi bới,...gây tổn thương về mặt thể xác và tinh thần đối với các em học sinh.

Biểu hiện của bạo lực học đường

Tác hại, hậu quả của bạo lực học đường

Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Gây ảnh hưởng về thể xác như chấn thương, gãy tay, gãy chân,...
  • Gây ảnh hưởng về mặt tinh thần như tạo tâm lý hoảng loạn, lo âu, sợ hãi thậm chí dẫn đến trầm cảm cho các nạn nhân.
  • Kết quả học tập giảm sút,...
  • Nhiều em học sinh sẽ vướng vào vòng lao lý,...

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường

Hãy nêu ra một số nguyên nhân gây ra bạo lực học đường như:

  • Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh
  • Bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo
  • Ảnh hưởng từ phim ảnh, trò chơi bạo lực
  • Cha mẹ không quan tâm con cái dẫn đến cuộc sống buông thả.
  • Sự thiếu ý thức của các em học sinh.
  • Giáo dục chưa đúng đắn hoặc không có sự quan tâm từ thầy cô, nhà tường.

Thực trạng bạo lực học đường hiện nay

  • Trên mạng xã hội tràn lan những clip bạo lực của các nam, nữ sinh
  • Học sinh có thái độ không tôn trọng giáo viên, cùng nhau đánh đấm thầy cô.
  • Lập các hội nhóm anti các nạn nhân.

Ví dụ về bạo lực học đường

Hãy đưa ra những vụ bạo lực học đường nghiêm trọng được báo đài đưa tin, có dẫn chứng cụ thể, thông tin xác thực,...

Cách đối phó với bạo lực học đường

Đưa ra một số giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi nạn bạo lực học đường như:

  • Cha mẹ cần dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái nhiều hơn để chia sẻ và đồng hành cùng con trong giai đoạn trưởng thành.
  • Nhà trường phải sát sao hơn trong việc quan tâm các em học sinh.
  • Bản thân mỗi học sinh cần nâng cao ý thức cho mình, đừng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
  • Hãy báo ngay với thầy cô, bố mẹ khi thấy mình là nạn nhân của bạo lực học đường.

Kết bài nghị luận về nạn bạo lực học đường

Nêu suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực học đường, hãy liên hệ với bản thân rồi từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và nhận thức cho riêng mình.

Sơ đồ tư duy nghị luận về bạo lực học đường

Cùng tìm hiểu thêm dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận về vấn nạn bạo lực học đường thông qua sơ đồ tư duy dưới đây nhé.

nghi luan ve bao luc hoc duong 2 jpg

Mẫu nghị luận về bạo lực học đường hay nhất

nghi luan ve bao luc hoc duong 3 jpg

Những bài văn mẫu nghị luận về tình trạng bạo lực học đường hay nhất.

Cùng tìm hiểu về một số bài văn mẫu hay với chủ đề nghị luận về bạo lực chốn học đường được freetuts tổng hợp ngay bên dưới đây nhé.

Đoạn văn nghị luận về vấn nạn bạo lực học đường lớp 6 hay nhất

Đề bài: Hãy viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành học đường hiện nay.

Bài viết:

Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành một vấn nạn nhức nhối của toàn xã hội. Bạo lực học đường là những hành vi dùng bạo lực, vũ khí để xúc phạm, hành hạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của các em học sinh, đôi khi nó cũng là những hành động cô lập các bạn học khiến cho các em luôn rơi vào trạng thái sợ hãi, nơm nớp lo âu.

Chỉ cần lên Youtube gõ “học sinh đánh nhau” là các bạn sẽ thấy giật mình những video quay cảnh một nhóm học sinh lao vào đánh hội đồng các em học sinh khác, hay là cảnh túm tóc, lột áo quần hay vả mặt đôm đốp của các đàn anh, đàn chị…Và hậu quả của nó cũng ngày càng nghiêm trọng hơn, nào là chấn thương về thể xác, chấn thương về tâm lý khiến các nạn nhân bị trầm cảm, và đôi khi là cả những cái chết đầy thương tâm. Và khi được hỏi lý do cho những hành vi trên thì đôi khi chỉ là một xích mích nhỏ, hay đơn giản chì là không vừa mắt, hoặc thích thì đánh không cần lý do, nghe thật xót xa đúng không nào.

Hậu quả của việc hình thành nên bạo lực học đường một phần cũng là do các em tiếp xúc với phim ảnh, trò chơi điện tử mang tính chất bạo lực, hay là do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, dẫn đến tâm lý thích thể hiện mình, thích bạo lực người khác, hay do ba mẹ bỏ bê, không quan tâm để các em thích làm gì thì làm,...

Mọi hành vi bạo lực học đường dù ít hay nhiều đều đáng lên án, mỗi học sinh hãy cùng nâng cao ý thức, chung tay đẩy lùi bạo lực học đường ra khỏi trường học, hãy cùng xây dựng một môi trường văn minh, thân thiện cho tất cả mọi người.

Bài nghị luận về bạo lực học đường của học sinh giỏi ấn tượng nhất

Nhiều người quan niệm rằng, tuổi học trò là lứa tuổi đẹp nhất, là quãng thời gian thanh xuân đáng nhớ nhất của mỗi con người. Tuy nhiên, hiện nay, một vấn đề đáng báo động đó chính là nạn bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, điều này đã gây ra những ám ảnh, chấn thương về tâm lý cũng như thể xác cho các nạn nhân, khiến cho lứa tuổi học trò mất đi sự hồn nhiên trong sáng vốn có của nó.

Bạo lực học đường không chỉ là những hành vi bạo lực về thể xác mà bao gồm cả những lời nói xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của các em học sinh. Hiện nay, các bạn rất dễ dàng tìm kiếm được những clip “học sinh đánh nhau, bạo lực học đường, nữ sinh đánh hội đồng bạn,...” trên các trang mạng xã hội. Chúng ta sẽ phải giật mình trước những hành động đáng sợ và thậm chí là man rợ của các đàn anh, đàn chị trong video, các em thậm chí còn khoác trên mình những bộ đồ đồng phục trong sáng mà lại có những hành động như đấm, đá túi bụi bạn mình như một bao cát, hay là giựt tóc, tát má, xé rách áo quần rồi cười hả hê trên chiến tích của mình.

Đôi khi nghiêm trọng hơn là các em dùng cả dao, gậy, mã tấu,...để rồi gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Đã có rất nhiều em học sinh bị thương về thể xác cũng như tinh thần, thậm chí có em phải mất mạng hay rơi vào trầm cảm rồi phải tìm đến cái chết để giải thoát.

Nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng bạo lực học đường như vậy? Đa phần do các em học sinh sống lối sống buông thả, đua đòi, thích gây sự chú ý, thích bạo lực để khẳng định vị thế của bản thân. Một phần khác là do cha mẹ không quan tâm, bỏ bê dẫn đến các em hình thành tâm lý chán nản dễ bị tác động tâm lý, và cũng có thể do sự nhận thức còn non nớt của các em học sinh, hay do tiếp xúc với các trò chơi, phim ảnh có tính bạo lực,...

Vậy chúng ta phải làm sao để có thể ngăn chặn và loại bỏ nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học? Đầu tiên, đó chính là các bậc phụ huynh cần quan tâm, chia sẻ với con em mình để có thể giúp các em có những định hướng tốt, suy nghĩ đúng đắn. Thứ hai, ở mỗi bản thân các em cần phải hiểu rõ về những hậu quả nghiêm trọng của vấn nạn này để tránh xa nó, đừng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Thứ ba, thầy cô giáo và nhà trường cũng cần quan tâm sát sao tới các em học sinh hơn để ngăn chặn tình trạng bạo lực giữa khi nó vừa chớm nở.

Qua đây, chúng ta thấy được, bạo lực học đường là một vấn nạn cần lên án và loại bỏ ngay. Hãy cùng chung tay để xây dựng một môi trường học lành mạnh và mang đúng nghĩ trong sáng của nó nhé! Mình mong rằng sẽ không còn bạn học sinh nào là nạn nhân của bạo lực học đường nữa.

Văn mẫu nghị luận về nạn bạo lực học đường lớp 7 có dẫn chứng

Đề bài: Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường và đưa ra dẫn chứng cụ thể.

Bài viết:

Thời gian gần đây, chắc hẳn các bạn học sinh, các phụ huynh sẽ cảm thấy hoang mang và thậm chí là phẫn nộ trước những vụ bạo lực học đường nghiêm trọng. Nó đã trở thành một vấn đề hết sức nhức nhối và đáng lo ngại trong môi trường giáo dục hiện nay, vậy nguyên nhân nào dẫn đến trình trạng này và chúng ta phải làm sao để góp phần bài trừ bạo lực học đường, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Vậy các bạn có hiểu bạo lực học đường là gì không nào? Bạo lực học đường là những hành vi ngược đãi, đánh đập, hành hạ hay chà chạp danh dự, nhân phẩm hoặc có thể là cô lập gây tổn hại sức khỏe, tinh thần của các bạn học khác.

Ngày nay, khi bạn lên google chỉ cần gõ cụm từ “bạo lực học đường” hay “bắt nạt học đường” là sẽ có hàng ngàn kết quả hiện lên ngay lập tức, những con số này không ngừng tăng lên theo từng ngày khiến cho các thầy cô và các bậc phụ huynh trăn trở. Trên mạng xã hội như Facebook, TikTok cũng tràn lan những video “khoe chiến tích” của các đàn anh, đàn chị trong trường, nào là đánh hội đồng, nào là túm tóc, bạt tay, xé quần áo, và thậm chí là còn sử dụng những vũ khí nguy hiểm…cho thấy tình trạng này đã trở nên báo động đỏ và cần được quan tâm hơn cả.

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành bạo lực học đường như: một số học sinh cá biệt bị ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực hay do gia đình không quan tâm nên có lối sống buông thả, thích dùng “tay chân” để giải quyết các vấn đề, đôi khi chỉ là một cái nhìn đều, hay đơn giản chỉ là “ngứa mắt” với bạn học nào đó, các em sẵn sàng lao vào đánh đấm điên cuồng. Hay những cô bạn gái tranh dành nhau một chàng trai, mâu thuẫn về thành tích học tập,...cũng đều có thể dẫn đến những trận bạo lực nảy lửa. Bạo lực học đường không chỉ là những hành vi đánh đấm công khai, đôi khi nó cũng là việc cô lập các em học sinh, khiến cho các bạn bị rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo âu.

Nạn bạo lực học đường để lại rất nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nó khiến cho các em học sinh lúc nào cũng sống trong suy nghĩ lo sợ, hoang mang khiến các em không thể tập trung học hành, nặng hơn thì gây ra những chấn thương về thể xác và thậm chí có rất nhiều học sinh phải bỏ mạng vì bị đánh hội đồng.

Hiện nay, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều bài báo với tiêu đề như “Học sinh trầm cảm, tâm thần, tự tử vì bị bạo lực học đường” hay một số vụ bắt nạt học đường nghiêm trọng như hai học sinh lớp 6 trường THCS Lý Tự Trọng, tp Huế xô xát dẫn đến một em tử vong, hay như bạn nữ sinh N.T.U.Y trường THPT Chuyên Đại học Vinh tự tử tại nhà riêng vì bị bạn học đả kích, cô lập và bắt nạt trong thời gian dài. Đáng báo động hơn là tình trạng này diễn ra thậm chí ở các em học sinh với độ tuổi rất nhỏ như vụ nam sinh lớp 4 trường tiểu học Bế Văn Đàn - Đăk Lăk bị 10 bạn cùng lớp đánh hội đồng dẫn đến chấn thương nặng…

Qủa là những thông tin đáng suy ngầm và gây phẫn nộ đúng không nào? Dần dần môi trường học đường đã không còn hồn nhiên, ngây thơ như bản chất vốn có của nó. Vậy chúng ta phải làm sao để đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường này đây? Trước tiên, trong mỗi gia đình, cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con noi theo, thường xuyên quan tâm, hỏi han đến con cái, ở trường thầy cô giáo cũng dành thời gian để quan tâm các em nhiều hơn, nếu thấy có dấu hiệu bạo lực học đường phải can thiệp ngay trước khi quá muộn.

Các em học sinh cũng cần nâng cao nhận thức của mình, hạn chế coi các phim ảnh, trò chơi bạo lực dễ gây ảnh hưởng đến tinh thần. Nhà trường cần có động thái nghiêm khắc và biện pháp răn đe với việc bắt nạt học đường. Các bạn học sinh nếu nhận thấy mình là nạn nhân của việc bạo lực chốn học đường thì cần báo ngay cho thầy cô và gia đình để có biện pháp xử lý, không được âm thầm chịu đựng để rồi xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Mỗi học sinh chúng ta hãy cùng chung tay đẩy lùi và loại bỏ nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học, hãy nói KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG, hãy dùng lời nói để chia sẻ với nhau chứ đừng dùng hành động.

Đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường lớp 8, 9 hay nhất

Hiện nay, trên mạng xã hội ngày càng ngập tràn những clip học sinh đánh nhau, nam thì dùng bạo lực, hung khí để giải quyết mâu thuận, nữ thì túm tóc, xé áo, xé quần để đánh ghen,...Tình trạng trên đã trở thành một hồi chuông báo động cho nhà trường và các bậc phụ huynh. Vốn dĩ, lứa tuổi học trò là độ tuổi hồn nhiên, trong sáng nhất, tuy nhiên có nhiều học sinh cá biệt đã bị tha hóa và làm mất đi sự vô tư ấy.

Ở độ tuổi các em vẫn còn chưa nhận thức hết được vấn đề, nhiều bạn chỉ nghĩ dùng bạo lực để thể hiện và khẳng định vị thế của mình trong mắt mọi người mà không nghĩ đến hệ lụy, hậu quả mà nó kéo theo. Bạo lực học đường đã không chỉ khiến cho các nạn nhân bị tổn thương về mặt thể xác mà các em còn bị ám ảnh về tinh thần, và đôi khi dẫn đến tử vong…cũng nhiều em vì vậy mà bị vướng vào vòng lao lý, đánh mất cả tương lai.

Để ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường, mỗi bậc phụ huynh cần quan tâm con em mình nhiều hơn, hãy biết lắng nghe và chia sẻ với những khúc mắc của các em. Thầy cô giáo, nhà trường cũng nên sát sao hơn trong việc quản lý học sinh và bản thân các em cũng cần tự nâng cao nhận thức của mình.

Bạo lực học đường là một vấn nạn cần lên án và loại trừ khỏi trường học, xã hội, hãy cùng chung tay xây dựng một môi trường học đường thân thiện, văn minh nhé!

Đoạn văn nghị luận về bạo lực học đường lớp 10 tuyển chọn

Ngày nay, bạo lực học đường đã trở thành một vấn đề “nóng” được cả xã hội quan tâm. Việc các em học sinh nam, nữ lựa chọn bạo lực để giải quyết vấn đề từ nhỏ đến lớn hay đơn giản là dùng lời nói để đe dọa, xúc phạm, nội nhọ danh dự, nhân phẩm của các bạn học ngày phổ biến. Đây là những hành động hết sức sai trái và không phù hợp với chuẩn mực, đạo đức của một người học sinh.

Việc sử dụng bạo lực khiến cho các em học sinh ảo tưởng về vị thế của bản thân, các em chỉ nghĩ như vậy là đẳng cấp, là ngầu mà không xem xét đến những hệ lụy mà nó đem lại. Nhiều nạn nhân phải sống trong cảm giác lo âu, sợ hãi, rối loạn tâm lí rồi tìm đến tự tử để giải thoát, cũng nhiều em đã phải bỏ mạng vì những cuộc ẩu đả này.

Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn đánh nhau chốn học đường một phần là do các em có lối sống buông thả, tiếp xúc với những phim ảnh, game bạo lực hay bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo. Đôi khi là do phụ huynh không quan tâm, chia sẻ với con em mình, hay thầy cô, nhà trường không sát sao trong việc quản lý các học sinh của mình và đôi khi còn có tình trạng “nhắm mắt làm ngơ” trước những hành động bạo lực học đường.

Bạo lực học đường trên phương diện nào cũng đáng lên án và cần phải loại bỏ ngay lập tức. Mỗi học sinh chúng ta cần phải nâng cao ý thức của bản thân, hiểu được những hậu quả và hệ lụy của nạn bạo lực học đường để có thể tự bảo vệ mình và tránh xa nó, hãy trả lại sự hồn nhiên vốn có cho lứa tuổi học sinh.

Trên đây, freetuts.net đã hướng dẫn cách lên dàn ý cho bài nghị luận về bạo lực học đường và chia sẻ những bài văn, đoạn văn mẫu hay nhất được tuyển chọn cho các em học sinh lớp 5, 7, 8 ,9 và 10 tham khảo, chúc các em sẽ hoàn thành thật tốt bài tập làm văn của mình nhé.

Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều bài nghị luận xã hội hay khác, hãy ghé thăm chuyên mục Văn học của chúng tôi ngay nha!

Cùng chuyên mục:

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Hướng dẫn cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã…

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

Top