KIẾN THỨC LÀM VĂN
Mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa Mẫu mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh và một số mẫu tuyển chọn Mở bài Vội Vàng Mở bài Mùa xuân nho nhỏ Phân tích Ánh Trăng Bài văn tả ngôi trường Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Nghị luận về tình yêu thương Phân tích bài thơ Ngắm trăng Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Viết đoạn văn tả cô giáo Viết đoạn văn về ước mơ của em Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Viết bài luận về bản thân Câu tường thuật Mở bài chung cho nghị luận văn học Phân tích nhân vật Vũ Nương Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng Giang Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Văn tả con gà trống Viết bài luận về bạo lực học đường Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa Văn tả người thân Nghị luận về học đi đôi với hành Phân tích Làng Kim Lân Nghị luận xã hội về lòng biết ơn Mở bài Tràng Giang Đoạn văn tự giới thiệu về bản thân Phân tích nhân vật Phương Định Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể Phân tích nhân vật Thị Nở Phân tích nhân vật Chí Phèo Phân tích nhân vật dì Bảy Văn thuyết minh Phân tích nhân vật Vũ Như Tô Văn bản tự sự Phân tích nhân vật Tràng và bài văn mẫu chọn lọc hay nhất Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Phân tích nhân vật Mị Phân tích nhân vật A Phủ, lên dàn ý và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Tnú Phân tích nhân vật cụ Mết Phân tích nhân vật Chiến Phân tích nhân vật chú Năm Dàn ý phân tích nhân vật Việt và bài văn mẫu hay nhất Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp Phân tích nhân vật Phùng, lập dàn ý và chia sẻ văn mẫu hay Biện pháp tu từ Văn tả con vật Từ láy là gì? Phân loại từ láy và các dạng bài tập liên quan Tác dụng dấu ngoặc kép Phân tích nhân vật Thị Tác dụng dấu hai chấm Phân tích người đàn bà hàng chài Dàn ý bài văn tả con chó Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích 14+ Mở bài Chữ người tử tù trực tiếp, gián tiếp hay chọn lọc Mẫu mở bài Bình Ngô Đại Cáo Mở bài Tây Tiến của Quang Dũng Mẫu mở bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập dàn ý và bài văn mẫu Mẫu mở bài Dưới bóng hoàng lan Mẫu mở bài Xuân về của Nguyễn Bính Mẫu mở bài Thần Trụ Trời Mở bài Tấm Cám Mẫu mở bài Chiếc lá đầu tiên Mẫu mở bài Thánh Gióng Mở bài Người lái đò sông Đà Bài văn tả mẹ lớp 2, 3, 4, 5, tổng hợp dàn ý hay nhất Mở bài Vợ chồng A Phủ Mẫu mở bài Chiến thắng Mtao Mxây Mẫu mở bài Thơ duyên Mở bài Bếp lửa Mở bài Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Mở bài Vợ nhặt Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Mở bài Việt Bắc Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư Mẫu mở bài Chiều xuân của tác giả Anh Thơ Mở bài Chí Phèo của Nam Cao Mẫu mở bài Chiều sương của tác giả Bùi Hiển Mẫu mở bài Trao duyên thuộc Truyện Kiều Mẫu mở bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Mở bài Nhớ đồng của nhà thơ Tố Hữu Mở bài Thuyền và biển Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Mở bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài Mẫu mở bài Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Mẫu mở bài Ông già và biển cả 16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam Ttác giả văn học hiện đại Việt Nam Tác giả văn học trung đại Việt Nam
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn và các bài văn mẫu hay

Hướng dẫn lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội về lòng biết ơn và chia sẻ các bài văn, đoạn văn mẫu hay nhất cho các em học sinh 9 tha hồ tìm hiểu và tham khảo.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn là một trong những đề bài tập làm văn khá khó đối với các em học sinh lớp 9, bởi vì đề tài này rất rộng và cần phải bàn luận về nhiều khía cạnh, nội dung khác nhau.

Chính vì thế trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ hướng dẫn các em cách lập dàn ý chi tiết cho bài nghị luận về lòng biết ơn và chia sẻ thêm những bài văn mẫu hay, ấn tượng nhất để các em có thể tìm thêm ý tưởng cho bản thân. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn chi tiết nhất

nghi luan xa hoi ve long biet on 1 jpg

Hướng dẫn lập dàn ý cho bài văn nghị luận nói về lòng biết ơn chi tiết nhất.

Cùng tìm hiểu các nội dung quan trọng cần có trong 3 phần mở bài, thân bài và kết bài của một bài văn nghị luận về lòng biết ơn trong cuộc sống nhé.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Mở bài nghị luận về lòng biết ơn

Nội dung quan trọng mà các em cần thể hiện được trong phần mở bài là giới thiệu dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận là “lòng biết ơn”.

Ở phần mở bài này, các em có thể chọn cách mở bài gián tiếp hoặc mở bài trực tiếp, mỗi cách mở bài đều đó một điểm mạnh riêng, các em hãy lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng của bản thân nha.

  • Đối với mở bài trực tiếp: Các em hãy đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận.
  • Đối với mở bài gián tiếp: Các em có thể nêu ra các dẫn chứng, ca dao, tục ngữ hoặc châm ngôn hay nói về lòng biết ơn để dẫn dắt vào vấn đề nghị luận nhé.

Thân bài nghị luận xã hội về chủ đề lòng biết ơn

Đối với phần thân bài, các em cần nêu bật được những nội dung sau:

Đưa ra khái niệm, giải thích lòng biết ơn là gì?

Lòng biết ơn là sự cảm kích, ghi nhớ và trân trọng trước những gì mà người khác đã làm và giúp đỡ cho bản thân mình.

Nêu được biểu hiện của lòng biết ơn

  • Luôn ghi nhớ công ơn của mọi người trong lòng.
  • Có những hành động thiết thực để thể hiện sự biết ơn của mình.
  • Luôn muốn được đền đáp công ơn của mọi người đã hết lòng giúp đỡ mình.

Đưa ra các dẫn chứng về lòng biết ơn

Một số dẫn chứng về lòng biết ơn như:

  • Con cháu thờ cúng, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, tưởng nhớ bác Hồ,...
  • Truyền thống tôn sư trọng đạo, tri ân thầy cô vào những dịp lễ như ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
  • Đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ qua việc xây dựng nghĩa trang liệt sĩ, đền thờ người có công với cách mạng,...

Nêu ý nghĩa của lòng biết ơn

  • Lòng biết ơn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.
  • Lòng biết ơn thể hiện bạn là một người sống có phẩm chất đạo đức, được dạy dỗ, giáo dục đến nơi đến chốn.
  • Lòng biết ơn cũng là một cơ sở cho việc xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.

Có thể đưa ra các bàn luận mở rộng về lòng biết ơn như sau:

Hiện nay có một số người không có lòng biết ơn, biểu hiện như:

  • Lối sống ích kỷ, hẹp hòi, chỉ biết nhận mà không biết cho đi.
  • Lãng quên, chối bỏ nguồn cội của mình.
  • Sống không biết trước, biết sau, vong ơn bội nghĩa.

Từ đó phê phán lối sống ích kỷ này, cần phải bị lên án và bài trừ ngay.

Rút ra các bài học nhận thức cho bản thân

  • Con người sống phải có lòng biết ơn, phải ghi nhớ nguồn cội của mình.
  • Phải biết ơn ông bà, bố mẹ, thầy cô, và những người đã giúp đỡ mình.
  • Phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng bản thân để trở thành một người có ích để không phụ công ơn mà mọi người đã giúp đỡ.

Kết bài nghị luận về lòng biết ơn

Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống, từ đó liên hệ với bản thân mình.

Văn mẫu lớp 9 nghị luận xã hội về lòng biết ơn hay, ấn tượng nhất

nghi luan xa hoi ve long biet on 2 jpg

Tổng hợp văn mẫu nghị luận về lòng biết ơn hay nhất.

Ngay bên dưới đây là những bài văn, đoạn văn mẫu về đề bài nghị luận về lòng biết ơn hay nhất mà freetuts đã tổng hợp được, mời các em học sinh lớp 9 hãy cùng tham khảo ngay nhé.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn trong cuộc sống hay nhất có dẫn chứng

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về lòng biết ơn qua câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Bài viết:

Việt Nam là một đất nước nghìn năm văn hiến với nhiều truyền thống quý báu, đặc biệt trong đó phải kể đến tinh thần:

Uống nước nhớ nguồn

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đây là một truyền thống quý giá nhất của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển từ hàng ngàn đời nay và nó đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của mỗi người dân. Như các bạn đã biết, dân tộc chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ, biết bao ông cha đã phải hy sinh xương máu để đánh đổi được nền hòa bình độc lập, tự do như ngày hôm nay cho thế hệ con cháu. Chính vì thế mỗi bản thân chúng ta, phải luôn có lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, phải gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu ấy.

Có bao giờ bạn tự hỏi, liệu lòng biết ơn là gì không? Lòng biết ơn là sự khắc cốt ghi tâm, trân trọng những điều mà mọi người đã giúp đỡ chúng ta, nó là phẩm chất quý báu của mỗi con người.

Ngày nay, lòng biết ơn luôn hiện hữu xung quanh chúng ta, nó được thể hiện qua những hành động thiết thực như phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên, đây là cách mà con cháu tưởng nhớ và tỏ lòng thành kính với những bậc sinh thành. Ngoài ra, đất nước chúng ta còn có những ngày lễ lớn để tưởng nhớ công ơn của những người đi trước như:

Ngày 27 tháng 7 hằng năm được lấy để làm ngày tri ân các anh hùng, thương binh liệt sĩ, những người có công với cách mạng, cứ đến ngày này, có rất nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra như thắp hương, đốt nến tại các nghĩa trang liệt sĩ, tổ chức các buổi gặp gỡ, tọa đàm để ôn lại những công lao của các anh hùng, chiến sĩ, những người đã hy sinh thân mình để đánh đổi nền độc lập cho dân tộc.

Ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để tri ân công lao dưỡng dục của các thầy cô, những người tận tụy sớm hôm dạy chúng ta điều hay lẽ phải, giúp chúng ta có những vốn kiến thức quý báu để trưởng thành.

Ngày phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10 để tri ân những người phụ nữ cao quý, là các bà, các mẹ, người đã tần tảo sớm hôm nuôi dưỡng chúng ta thành người…

Ngoài ra còn rất nhiều ngày lễ ý nghĩa khác mà không đâu trên thế giới có được, đây là một niềm tự hào của mảnh đất hình chữ S thân thương này.

Chúng ta có thể thấy lòng biết ơn đã trở thành một truyền thống văn hóa quý báu của mỗi người dân chúng ta, nó cũng dần trở thành một chuẩn mực đạo đức để đánh giá mỗi con người. Chúng ta sẽ không có được ngày hôm nay nếu không có sự hy sinh cao cả của lớp lớp cha ông đi trước. Vì vậy, bản thân mỗi người hãy luôn ghi nhớ rằng, sống phải biết trước, biết sau, phải biết ghi nhớ về cội nguồn, hãy lấy đó làm động lực để có thể hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội nhé.

Các bạn không cần phải lo sợ rằng mình phải làm gì lớn lao để thể hiện lòng biết ơn, hãy thay đổi từ những hành động nhỏ nhặt, thiết thực nhất như ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo, luôn tỏ ra biết ơn khi được người khác giúp đỡ. Ngoài ra, các bạn có thể tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, trân trọng bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa phi vật thể mà ông cha ta đã để lại.

Tuy nhiên, ngày nay khi xã hội càng phát triển thì có những cá nhân đã lựa chọn lối sống ích kỷ, vô ơn bội nghĩa, chỉ biết nhận mà không biết cảm ơn, thậm chí có những người con vô lễ với cha mẹ, ông bà, thậm chí là đánh đập, chém giết những người đã sinh ra mình,...Đây là những hành động đáng bị chỉ trích và lên án, cần phải loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống văn minh ngày nay.

Là mỗi học sinh, đang còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của lòng biết ơn để rồi gìn giữ và phát huy nó, hãy là một người con ngoan, trò giỏi để khiến cho bố mẹ, thầy cô tự hào về bản thân mình nhé.

Đoạn văn nghị luận về lòng biết ơn ngắn nhất

Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn trong cuộc sống.

Bài viết:

Lòng biết ơn là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta đã được gìn giữ và phát huy từ bao đời nay. Biết ơn đó là việc bạn luôn ghi nhớ, quý trọng công lao của những người đi trước đã giúp đỡ, tạo tiền đề để cho mình có thể có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay.

Như các bạn đã biết, đất nước chúng ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy gian khổ, biết bao tầng lớp cha ông đã ngã xuống để đánh đổi được nền độc lập tự do như ngày nay, chính vì thế, bản thân mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ công ơn lớn lao ấy, hãy lấy đó làm động lực để ngày càng phát triển bản thân qua đó góp phần gìn giữ và phát triển đất nước thêm tươi đẹp hơn.

Mỗi học sinh chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của đấng sinh thành và thầy cô, các bạn hãy thể hiện qua những hành động thiết thực nhất như vâng lời cha mẹ, ông bà, phải biết tôn sư trọng đạo, luôn quan tâm, hỏi thăm đến những người có công lao với mình. Hãy sống và giữ trọn chữ hiếu, giữ trọn đạo làm con các bạn nhé.

Nghị luận xã hội nói về lòng biết ơn với cha mẹ của học sinh giỏi ấn tượng nhất

Đề bài: Viết bài văn nghị luận xã hội về lòng biết ơn cha mẹ khoảng 600 chữ.

Bài viết:

Ông bà ta đã có câu ca dao rằng:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Vâng, quả thực là không sai chút nào, mỗi con người chúng ta được sinh ra và tồn tại trên cõi đời này đều nhờ công ơn sinh thành và dạy dỗ của những đấng sinh thành. Cha mẹ là người đem chúng ta đến với thế giới, là người nuôi nấng chúng ta nên người, công ơn lớn lao ấy không tài nào kể xiết, được ví cao như núi Thái Sơn, bao la, rộng lớn như nước trong nguồn luôn ào ạt chảy. Mỗi chúng ta là bậc con cái đề phải luôn luôn ghi nhớ và biết ơn công lao trời biển của cha mẹ.

Cha mẹ là người mang nặng đẻ đau để sinh ra chúng ta, từ lúc lọt lòng cho đến lúc bập bẹ biết nói hay chập chững những bước đi đầu tiên, cha mẹ luôn ở bên cạnh, dìu dắt chúng ta, những khi ta vấp ngã, cha mẹ lại vỗ về an ủi. Cho đến khi chúng ta lớn hơn, trưởng thành hơn thì cha mẹ luôn là hậu phương vững chắc, luôn dõi theo ta trong hành trình phát triển ấy.

Cha mẹ không chỉ lo cơm ăn, áo mặc mà còn dạy cho ta những điều hay, lẽ phải, cách đối nhân xử thế và cách tự lập để có thể vững bước trên bước đường đời. Những bài học ấy sẽ là hành trang quý báu cho bạn mang theo đến suốt cuộc đời. Dù cho bạn đi học có được biết bao thầy cô dạy bảo, nhưng cha mẹ mãi là những người thầy, người cô gần gũi nhất, cho chúng ta những bài học thiết thực nhất.

Có bao giờ bạn chợt giật mình khi thấy những nếp nhăn trên gương mặt của cha mẹ ngày càng nhiều hơn, tóc càng bạc hơn không? Dòng chảy thời gian sẽ không chừa một ai, tuổi tác của cha mẹ sẽ tỉ lệ thuận với sự trưởng thành của bạn, bạn càng lớn khôn thì cha mẹ sẽ càng già đi. Chính vì thế, hãy biết quý trọng những khoảnh khắc được ở cạnh cha mẹ, được chăm sóc để đền đáp công ơn dưỡng dục ấy. Hãy cố gắng phấn đấu trở thành một người con ngoan, học hành đỗ đạt thành tài để sau này có thể chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, già yếu,...

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn diễn ra nhiều thực trạng rất đáng buồn như con cái bất hiếu với cha mẹ, con cái tranh dành tài sản, đánh đuổi cha mẹ già ra khỏi nhà, thậm chí đáng buồn hơn là con cái chém, giết cha mẹ,...nghe sao mà chua xót đến thế. Những hành động ấy cần phải lên án và loại bỏ ngay bởi nó không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái rất thiêng liêng và không thể nào kể xiết, chúng ta hãy luôn ghi nhớ công lao trời bể ấy, hãy luôn giữ trọn đạo làm con, hiếu thuận, yêu thương cha mẹ vì đây không chỉ là bổn phận mà còn là lối sống đạo đức của mỗi con người.

Đoạn văn nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô giáo đạt điểm cao

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn thầy cô giáo.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam chúng ta, đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà là một cách ứng xử tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

Đúng như câu nói “Không thầy đố mày làm nên”, cha mẹ là người đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta nhưng những người đóng vai trò quan trọng trong việc dạy dỗ ta nên người, biết những điều hay lẽ phải đó chính là thầy cô giáo. Thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai của mỗi người, họ âm thầm dìu dắt, truyền đạt lại những kiến thức quý báu để chúng ta có thể vững bước trên con đường đời đầy chông gai. Thầy cô là những người anh hùng thầm lặng, họ không phân biệt bạn giàu hay nghèo, bạn nghịch ngợm hay ngoan ngoãn mà vẫn luôn hết lòng đào tạo, chỉ bảo chúng ta từng li từng tí một.

Chính vì thế, bản thân mỗi học sinh chúng ta luôn phải ghi nhớ những công lao to lớn ấy, phải luôn biết ơn, tôn trọng và yêu quý thầy cô giáo. Các bạn có thể thực hiện ngay từ những điều nỏ nhặt nhất như trong lớp thì chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, ngoan ngoãn, lễ phép vâng lời, hãy cố gắng trở thành một người con ngoan, trò giỏi để không phụ lòng thầy cô nhé!

Sơ đồ tư duy nghị luận xã hội về lòng biết ơn lớp 9

Cùng tìm hiểu một số sơ đồ tư duy trực quan nghị luận về lòng biết ơn, lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô ngay bên dưới đây để hình dung rõ hơn dàn ý cho bài tập làm văn nghị luận này nha.

nghi luan xa hoi ve long biet on 3 jpg

Sơ đồ tư duy nghị luận xã hội về lòng biết ơn chi tiết, đầy đủ ý nhất.

nghi luan xa hoi ve long biet on 4 jpg

Sơ đồ tư duy nghị luận về lòng biết ơn có dẫn chứng cụ thể.

nghi luan xa hoi ve long biet on 5 jpg

Sơ đồ tư duy nghị luận xã hội về lòng biết ơn ngắn gọn nhất.

nghi luan xa hoi ve long biet on 6 jpg

Sơ đồ nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo ngắn gọn.

Như vậy, qua bài viết trên đã hướng dẫn cách lên dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội về lòng biết ơn một cách chi tiết và đầy đủ nhất, ngoài ra chúng tôi còn chia sẻ thêm các bài văn, đoạn văn mẫu hay cũng như sơ đồ tư duy trực quan nhất. Hy vọng các em học sinh lớp 9 có thể hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình và đạt điểm cao nhất.

Hãy ghé chuyên mục Văn học của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều bài viết thú vị khác nha. Và ngoài ra, tại freetuts.net còn cung cấp nhiều kiến thức về các môn học khác như Toán, Tiếng Anh, Tiếng Nhật chờ các em khám phá luôn nè!

Cùng chuyên mục:

Bài 1: Soạn bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương - Hướng dẫn chuẩn

Bài 1: Soạn bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương - Hướng dẫn chuẩn

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Hướng dẫn cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã…

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

Top